Thác Đứng

Thác Đứng
Thác Đứng
Vị tríXã Đoàn KếtXã Minh Hưng, Huyện Bù Đăng, Bình Phước, Việt Nam
Tọa độ11°46′44″B 107°12′54″Đ / 11,778999°B 107,215017°Đ / 11.778999; 107.215017
Loại thác nướcthác nước nhỏ
Tổng độ cao6 mét (20 ft)
Tổng độ rộng10 mét (33 ft)

Thác Đứngthác trên dòng Đăk Oa tại vùng đất hai xã Đoàn KếtMinh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, Việt Nam.[1][2][3][4][note 1]

Địa lý

Thác Đứng được hình thành bởi sự kiến tạo địa chất tự nhiên và là kết quả của một quá trình vận động địa chất lâu dài cách đây hàng triệu năm về trước. Thác có bề rộng trên 10 m, cao 4–6 m, với nhiều khối đá hình trụ, lục lăng, xếp chồng lên nhau. Nhiều cột đá lớn kết cấu thành vách dựng đứng, ghép nối với nhau một cách tự nhiên. Nằm trên dòng Đăk Oa chảy quanh năm, đặc biệt là vào mùa mưa với nhiều thác nước dựng đứng, cuộn chảy đổ xuống tạo nên cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp. Thác Đứng là một kiến tạo của thiên nhiên, nơi có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài tỉnh. Thác Đứng không chỉ là một danh thắng được thiên nhiên kiến tạo hết sức độc đáo, mà còn là nơi chứa đựng các giá trị văn hoá tinh thần mang tính tâm linh và chuyên biệt một thời của một tộc người bản địa ở Bù Đăng. Đồng bào dân tộc bản địa Người Xtiêng chọn nơi đây làm địa điểm tổ chức các lễ hội, sinh hoạt cộng đồng.[4][5]

Cách Thác Đứng cỡ 12,5 km hướng tây nam là Thác Pan Toong 11°42′40″B 107°07′15″Đ / 11,711059°B 107,120798°Đ / 11.711059; 107.120798 (Thác Pan Toong) trên suối Pan Toong, cạnh quốc lộ 14 mới, cũng là một địa điểm du lịch hấp dẫn [6].

Du lịch

Ngày 25 tháng 11 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đã ra Quyết định số 2222/QĐ-UBND công nhận thác Đứng là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.

Thác Đứng hiện đã được khai thác du lịch nhưng đầu tư chưa đồng bộ về hạ tầng, đường dẫn vào thác vẫn là đường đất đỏ, không tiện cho du khách tới tham quan.[7]

Đăk Oa

Đăk Oaphụ lưu của Sông Đắk R' Lấp trong Hệ thống sông Đồng Nai. Suối bắt nguồn từ vùng núi phía đông xã Thọ Sơn, chảy về hướng tây nam. 11°54′01″B 107°22′55″Đ / 11,900239°B 107,381864°Đ / 11.900239; 107.381864 (title)

Suối đổ vào dòng Sông Đắk R' Lấp ở ranh giới xã Minh HưngĐức Liễu huyện Bù Đăng. Cửa sông nay ở trong lòng hồ thủy điện Thác Mơ.[2] 11°47′28″B 107°05′58″Đ / 11,791223°B 107,09938°Đ / 11.791223; 107.099380 (title)

Chỉ dẫn

  1. ^ Trong tiếng các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer ở Tây Nguyên và trong tiếng Việt cổ (trước thế kỷ 16, xem Chữ Nôm) thì "đăk" có nghĩa là nước, sông, suối, còn "krông" có nghĩa là sông.

Tham khảo

  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ a b Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ C-48-11-A. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  3. ^ Thông tư 15/2016/TT-BTNMT ngày 11/07/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh dân cư... phục vụ lập bản đồ tỉnh Bình Phước. Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 10/08/2019.
  4. ^ a b Di tích cấp tỉnh Thác Đứng huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước. Khoa học Thời đại Online, 16/07/2015. Truy cập 2/12/2018.
  5. ^ Những ngọn thác đẹp ở Bình Phước Lưu trữ 2018-12-15 tại Wayback Machine news.zing.vn, 06/06/2011. Truy cập 2/12/2018.
  6. ^ Những ngọn thác mê hoặc du khách. Bình Phước Online, 15/02/2018. Truy cập 11/08/2019.
  7. ^ Thác Đứng đang... “chết đứng”! Báo Lao động - Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 20/04/2016. Truy cập 2/12/2018.

Liên kết ngoài

  • x
  • t
  • s
Du lịch Bình Phước
Thắng cảnh
VQG Cát Tiên • VQG Bù Gia Mập • Thác Số 4 • Thác Đăk Mai • Thác Voi • Thác Mơ • Thác Đứng • Trảng cỏ Đồng Nai • Trảng cỏ Bàu Lạch • Hang Bà Bảy Tuyết • Núi Bà Rá
Lịch sử-
Văn hóa
Lịch sử-
Cách mạng
Chiến thắng Tàu Ô • Căn cứ Quân giải phóng miền Nam  • Nhà giao tế Lộc Ninh • Căn cứ Bộ chỉ huy miền Tà Thiết • Bến đò Thôn 1 • Phú Riềng Đỏ • Căn cứ Quân uỷ - Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam • Căn cứ Cục hậu cần Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1973–1975) • Kho xăng Lộc Quang - VK98 • Kho xăng Lộc Hòa - VK99 • Nhà tù núi Bà Rá • Sân bay Lộc Ninh
Lễ hội
Lễ hội Quả Điều Vàng Việt Nam • Tết mừng lúa mới (Người M'Nông)
Di sản UNESCO
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

  • x
  • t
  • s
Việt Nam Thác nước Việt Nam
Đông Bắc

Thác Bản Giốc

Thác Bạc Sa Pa
Tây Bắc
Bắc Trung bộ
Nam Trung bộ
Tây Nguyên
Nam bộ

Thể loại Di tích quốc gia đặc biệt Thể loại Hang động Thể loại Thác nước Thể loại Đèo Thể loại Chùa Thể loại Đình Thể loại Đền Thể loại Nhà thờ Thể loại Tháp cổ Thể loại Tháp Chăm