Phương trình Drake

Hình 1: Frank Donald Drake - tác giả phương trình mang tên mình.

Phương trình Drake (phiên dịch từ tiếng Anh: Drake equation) là một mô tả xác suất toán học do nhà thiên văn học Frank Drake đề xuất, dùng để ước tính số lượng nền văn minh ngoài Trái Đất trong Ngân Hà. Phương trình dùng trong sinh học vũ trụ cũng như tìm kiếm trí tuệ người ngoài hành tinh từ Viện SETI.[1], [2]

Lịch sử

  • Ý tưởng tìm kiếm và liên lạc với người ngoài hành tinh có thể đã có từ lâu, nhưng thường được cho rằng chính thức xuất phát từ một bài báo trên tạp chí Nature năm 1959 của các nhà vật lí Giuseppe Cocconi và Philip Morrison. Hai ông cho là kính thiên văn vô tuyến đương thời đã có khả năng chuyển sóng vô tuyến vào vũ trụ và ngược lại nhận sóng từ nền văn minh ngoài Trái Đất từ vũ trụ dội về.[3]
  • Cuối năm 1959, giáo sư thiên văn học ở Đại học Harvard là Harlow Shapley ước đoán rằng số lượng hành tinh có người trong vũ trụ tương tự như Trái Đất có thể lên tới 1018 và khả năng liên lạc hay ít nhất là nhận biết ra nhau là có thể.[4]
  • Vào khoảng thời gian này, Frank Drake đang làm công tác nghiên cứu trong lĩnh vực thiên văn vô tuyến tại Đài quan sát thiên văn quốc gia (NRAO) thuộc Green Bank (Ngân hàng Xanh) ở Tây Virginia. Ông đã tổ chức một cuộc họp "tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất" về phát hiện tín hiệu vô tuyến thiên văn. Cuộc họp diễn ra tại một trụ sở của Ngân hàng Xanh vào năm 1961. Phương trình mang tên Drake phát sinh từ sự chuẩn bị của ông cho cuộc họp.[5]
  • Trong cuộc họp, phát biểu của ông có đoạn (không nguyên văn):

Khi tôi lên kế hoạch cho cuộc họp một vài ngày trước, chúng tôi cần một chương trình nghị sự. Vì vậy tôi đã viết ra tất cả những điều bạn cần biết để dự đoán nó sẽ khó khăn như thế nào nhằm phát hiện cuộc sống ngoài Trái Đất. Và nhìn vào nó (tức phương trình) sẽ trở nên khá rõ ràng là nếu bạn nhân lên tất cả chúng với nhau, thì bạn sẽ có N là số lượng các nền văn minh có thể phát hiện được trong Thiên hà của chúng ta. Điều này nhằm vào tìm kiếm trên radio (sóng vô tuyến) mà không tìm kiếm các dạng sống nguyên sơ.[6]

Phương trình

Dưới đây là phương trình Drake:

N = R f p n e f f i f c L {\displaystyle N=R^{\ast }\cdot f_{p}\cdot n_{e}\cdot f_{\ell }\cdot f_{i}\cdot f_{c}\cdot L\!}

trong đó:

N = số lượng nền văn minh trong ngân hà mà ta có thể liên lạc

R* = tỷ lệ bình quân các ngôi sao được hình thành mỗi năm trong thiên hà của chúng ta.
fp = xác suất sao có hành tinh
ne = xác suất hành tinh trong hệ hành tinh có hỗ trợ sự sống
f = xác suất sự sống phát triển trên một hành tinh có hỗ trợ sự sống
fi = xác suất để sự sống phát triển thành sinh vật thông minh
fc = xác suất một nền văn minh có công nghệ phát triển tới mức các dấu hiệu của họ có thể nhận thấy trong không gian
L = khoảng thời gian một nền văn minh như vậy phát các tín hiệu vào không gian[7]

Vai trò

Ý nghĩa

  • Phương trình Drake có ý nghĩa nhất định trong việc ước tính xác suất các hành tinh có thể có trí tuệ. Chẳng hạn, theo chính tác giả Drake, thì Thiên Hà của chúng ta có khoảng 1.000 đến 1.000.000 hành tinh loại này.
  • Kể từ khi được công bố đến nay, sau 50 năm, phương trình này vẫn có tầm quan trọng hàng đầu tuy không phải là duy nhất để tìm hiểu số lượng kỳ vọng hành tinh có trí tuệ. Phương trình Drake được coi là một trong những "đốt xương sống" của Sinh học vũ trụ.
  • Phương trình Drake là một tuyên bố kích thích trí tò mò trí tuệ về vũ trụ xung quanh chúng ta, giúp chúng ta hiểu rằng sự sống trong đó có loài người chúng ta là sản phẩm của quá trình tiến hóa tự nhiên, chỉ là một phần của vũ trụ bao la.
Hình 2: Dàn kính thiên văn vô tuyến Allan (Allan Telescope Array) được Đại học California ở Berkeley xây dựng ngoài San Francisco. Giai đoạn đầu hoàn thành năm 2007, khi hoàn thành sẽ có 350 ăng-ten.

Hạn chế

Tuy có tính hữu dụng cao, nhưng nhận định về phương trình Drake vẫn có nhiều ý kiến mang tính chỉ trích.[8], [9]

  • Phương trình mới chỉ tính đến hành tinh "có trí tuệ là truyền thông vô tuyến". Nghĩa là có loài "người" ngoài hành tinh nào khác chưa có sóng vô tuyến, hoặc ở trình độ cao hơn hẳn chúng ta nhiều bậc mà liên lạc bằng cách khác hẳn (sóng phi vô tuyến ngoài dải tần 0,5 đến 11,2 GHz) thì không thể tính hay phát hiện được. Điều này, chính tác giả cũng đã nói trước.[6]
  • Bốn thông số cuối ở phương trình: f, fi, fcL rất khó xác định và thậm chí nếu chỉ ước tính cũng có giá trị rất khác nhau. Bởi thế nó có tính chất ít nhiều như nghịch lý Fermi (Fermi paradox).
  • Do đó, phương trình không hoàn toàn là một "phương trình toán học" (mathematics equations) theo đúng nghĩa là cho ra một kết quả như một hằng số, mà nó còn đòi hỏi nhiều cơ sở khoa học và bằng chứng khác nữa, nên nó chỉ đưa đến kết quả phỏng đoán.
  • Ngoài ra, khoảng hơn 50 năm phát triển và thực hiện công cuộc tìm kiếm, mà SETI vẫn chưa tìm thấy bất cứ điều gì, mặc dù ở SETI kính viễn vọng vô tuyến, kỹ thuật thu phát và phương thức tính toán đã được cải thiện rất nhiều kể từ năm 1961 (hình 2).
  • Để bổ sung kết quả hạn chế này, nhiều nhà khoa học đã đề xuất các phương thức khác, chẳng hạn như nhà nữ thiên văn học Sara Seager đã đề xuất một phương trình được sửa đổi tập trung vào việc tìm kiếm các hành tinh có khí sinh học có thể tích tụ trong bầu khí quyển một hành tinh đến mức có thể được phát hiện bằng kính thiên văn vũ trụ từ xa.[10]

Nguồn trích dẫn

  1. ^ https://www.seti.org/
  2. ^ Mark J. Burchell https://www.cambridge.org/core/journals/international-journal-of-astrobiology/article/whither-the-drake-equation/D70E0C624D6C39B1154E53322BD6C07C
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2018.
  4. ^ https://news.google.com/newspapers?nid=1301&dat=19591108&id=s39WAAAAIBAJ&sjid=5eQDAAAAIBAJ&pg=2212,2112869&hl=en
  5. ^ http://www.setileague.org/photos/miscpix/drakeqn.jpg
  6. ^ a b Green Bank conference (1961) https://web.archive.org/web/20130518091722/http://www.daviddarling.info/encyclopedia/G/GreenBankconf.html
  7. ^ “PBS NOVA: Origins - The Drake Equation”. Pbs.org. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2010.
  8. ^ https://www.cambridge.org/core/journals/international-journal-of-astrobiology/article/whither-the-drake-equation/D70E0C624D6C39B1154E53322BD6C07C
  9. ^ http://www.astrobio.net/alien-life/the-drake-equation-revisited-part-i/
  10. ^ “The Drake Equation Revisited: Interview with Planet Hunter Sara Seager”.

Liên kết ngoài

  • "Only a matter of time, says Frank Drake" Lưu trữ 2010-04-11 tại Wayback Machine A Q&A with Frank Drake about his famous equation and the meaning of SETI, from an interview in February 2010, leading up to the 50th birthday of SETI.
  • Frank Drake (2004). “The E.T. Equation, Recalculated”. Wired.
  • Drake Calculator Calculates the Drake equation with each parameter a variable that can be changed and is explained.
  • http://www.skypub.com/news/special/9812seti_aliens.html Lưu trữ 2001-08-13 tại Wayback Machine
  • Beyond the Drake Equation
  • January 2002 space.com article about estimated prevalence of extrasolar planets
  • Preprint by Lineweaver and Davis estimating fl as > 0.13
  • July 2003 discovery of a planetary system similar to our solar system
  • Macromedia Flash page allowing the user to modify Drake's values from PBS Nova
  • The Drake Equation Astronomy Cast episode #23, includes full transcript.
  • The Drake Equation Lưu trữ 2011-05-26 tại Wayback Machine A critical examination of the Drake Equation
  • The Drake Equation Lưu trữ 2011-04-06 tại Wayback Machine Animated simulation of the Drake Equation
  • x
  • t
  • s
Phân ngành
Chủ đề
Khả năng
sinh sống
trên hành tinh
Nhiệm vụ
không gian
Quỹ đạo
Trái Đất
Nhiệm vụ
Sao Hỏa
Sao chổi và
tiểu hành tinh
Có kế hoạch
  • BioSentinel
  • Dragonfly
  • Europa Clipper
  • ExoMars
    • xe tự hành Rosalind Franklin
    • Kazachock lander
Đề xuất
  • Breakthrough Enceladus
  • BRUIE
  • CAESAR
  • Enceladus Explorer
  • Enceladus Life Finder‎
  • Enceladus Life Signatures and Habitability
  • Europa Lander
  • ExoLance
  • Explorer of Enceladus and Titan
  • Icebreaker Life
  • Journey to Enceladus and Titan
  • Laplace-P
  • Life Investigation For Enceladus
  • Mars sample return mission
  • Oceanus
  • THEO
  • Trident
Đã hủy
và chưa
phát triển
  • Astrobiology Field Laboratory
  • Beagle 3
  • Biological Oxidant and Life Detection
  • Living Interplanetary Flight Experiment
  • Mars Astrobiology Explorer-Cacher
  • MELOS
  • Northern Light
  • Red Dragon
  • Terrestrial Planet Finder
Cơ quan

chương trình
  • Thể loại Thể loại
  • Trang Commons Commons
  • x
  • t
  • s
Sự kiện và đối tượng
  • Thiên thạch Shergotty (1865)
  • Thiên thạch Nakhla (1911)
  • Thiên thạch Murchison (1969)
  • Thí nghiệm sinh học trên tàu đổ bộ Viking (1976)
  • Allan Hills 77005 (1977)
  • ALH84001 (1984)
  • Yamato 000593 (2000)
  • Tế bào ở tầng bình lưu (2011)
  • CI1 fossils (2011)
  • Thiên thạch Polonnaruwa (2012)
Tín hiệu quan tâm
Nhầm lẫn
  • CP 1919 (chuẩn tinh bị nhầm lẫn)
  • CTA-102 (chuẩn tinh bị nhầm lẫn)
Sao
  • KIC 8462852 (dao động ánh sáng bất thường)
  • EPIC 204278916 (dao động ánh sáng bất thường)
  • VVV-WIT-07 (dao động ánh sáng bất thường)
  • HD 164595 signal (không rõ nguồn gốc)
Số khác
  • SHGb02+14a (nguồn sóng vô tuyến)
  • Wow! signal (không xác định)
  • Vụ bùng phát sóng vô tuyến nhanh (không rõ nguồn gốc)
  • BLC1 (tín hiệu sóng vô tuyến)
Sự sống trong Vũ trụ
Khả năng
sinh sống
trên hành tinh
  • Danh mục Hệ Sao có Khả năng Sinh sống Gần đó
  • Vùng có thể sinh sống được quanh sao
  • Hành tinh giống Trái Đất
  • Nước lỏng ngoài Trái Đất
  • Vùng thiên hà có thể sinh sống
  • Khả năng sinh sống trên hệ sao đôi
  • Khả năng sinh sống trên hệ sao lùn cam
  • Khả năng sinh sống trên hệ sao lùn đỏ
  • Khả năng sinh sống trên vệ tinh tự nhiên
  • Khả năng sinh sống trên hành tinh
Sứ mệnh không gian
  • Beagle 2
  • Biological Oxidant and Life Detection
  • BioSentinel
  • Curiosity rover
  • Darwin
  • Dragonfly
  • Enceladus Explorer
  • Enceladus Life Finder
  • Europa Clipper
  • ExoMars
    • Xe tự hành Rosalind Franklin
  • ExoLance
  • EXPOSE
  • Foton-M3
  • Icebreaker Life
  • Hành trình đến Enceladus và Titan
  • Laplace-P
  • Điều tra Sự sống trên Enceladus
  • Thử nghiệm Chuyến bay Liên Hành tinh Sống
  • Mars Geyser Hopper
  • Sứ mệnh trả lại mẫu sao Hỏa
  • Mars 2020
  • Northern Light
  • Xe tự hành Opportunity
  • SpaceX Red Dragon
  • Xe tự hành Spirit
  • Tanpopo
  • Titan Mare Explorer
  • Venus In Situ Explorer
  • Viking 1
  • Viking 2
Giao tiếp liên sao
Triển lãm
  • The Science of Aliens
Giả thuyết
Chủ đề liên quan
  • x
  • t
  • s
Liên lạc giữa các vì sao
Chương trình
Liên lạc
Nhà khoa học
Khác
  • Sách Wikipedia Book
  • Thể loại Category
  • Cổng thông tin Space Portal