Lê Vĩnh Tân

Lê Vĩnh Tân
Lê Vĩnh Tân ở Moscow, 2019
Chức vụ
Nhiệm kỳ9 tháng 4 năm 2016 – 7 tháng 4 năm 2021
4 năm, 363 ngày
Thủ tướng
Tiền nhiệmNguyễn Thái Bình
Kế nhiệmPhạm Thị Thanh Trà
Vị trí Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Nội vụ
Nhiệm kỳ28 tháng 9 năm 2015 – 9 tháng 4 năm 2016
194 ngày
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương
Nhiệm kỳ30 tháng 12 năm 2013 – 28 tháng 9 năm 2015
1 năm, 272 ngày
Nhiệm kỳ19 tháng 11 năm 2010 – 30 tháng 12 năm 2013
3 năm, 41 ngày
Tiền nhiệmHuỳnh Minh Đoàn
Kế nhiệmĐoàn Quốc Cường
Nhiệm kỳ20 tháng 10 năm 2010 – 28 tháng 4 năm 2014
3 năm, 190 ngày
Tiền nhiệmHuỳnh Minh Đoàn
Kế nhiệmLê Minh Hoan
Nhiệm kỳ22 tháng 4 năm 2010 – 19 tháng 11 năm 2010
211 ngày
Tiền nhiệmTrương Ngọc Hân
Kế nhiệmLê Minh Hoan
Phó Chủ tịchNguyễn Văn Dương (từ 22/4/2010)
Võ Trọng Nghĩa
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp
Thông tin chung
Sinh2 tháng 7, 1958 (65 tuổi)
Lấp Vò, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam Cộng hòa (nay là Lai Vung,Đồng Tháp, Việt Nam)
Nơi ởCao Lãnh, Đồng Tháp
Nghề nghiệpchính khách
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnKĩ sư Cơ khí nông nghiệp
Cử nhân lí luận chính trị
Trường lớpĐại học Cần Thơ

Lê Vĩnh Tân (sinh năm 1958) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam ông từng giữ chức vụ Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Ông từng là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương.[1]

Xuất thân

Lê Vĩnh Tân sinh ngày 2 tháng 7 năm 1958 tại xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp).[2] Ông hiện cư trú ở Số 43, Đặng Thai Mai, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.[3]

Giáo dục

  • Giáo dục phổ thông: 12/12 [3]
  • Kĩ sư (đại học) chuyên ngành Cơ khí nông nghiệp[3][4]
  • Cử nhân Lý luận chính trị[3]

Sự nghiệp

Tháng 12 năm 1976, ông nhập ngũ thi hành nghĩa vụ quân sự, đến tháng 1 năm 1980 thì xuất ngũ với cấp bậc Thượng sĩ, trợ lý hậu cần tiểu đoàn 502A, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 13 tháng 1 năm 1980. Tháng 2 năm 1980, ông theo học Khoa Cơ khí nông nghiệp, Đại học Cần Thơ. Ngày 13 tháng 7 năm 1981, ông được công nhận là Đảng viên chính thức sau một năm là Đảng viên dự bị.

Tháng 10 năm 1984, ông tốt nghiệp Kỹ sư Cơ khí nông nghiệp và được phân công làm Cán bộ kỹ thuật của Xí nghiệp Cơ khí An Long, tỉnh Đồng Tháp.

Tháng 5 năm 1986, ông được điều về công tác tại Sở Công nghiệp tỉnh Đồng Tháp, lần lượt giữ các chức vụ Phó phòng, Trưởng phòng Tổng hợp – Tổ chức – Hành chính, Phó Giám đốc Sở, Quyền Giám đốc Sở, Giám đốc Sở Công nghiệp tỉnh Đồng Tháp. Ông cũng được bầu làm Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, nhiệm kỳ 1994 – 1999, 1999 – 2004.

Tháng 1 năm 2004, ông được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa VII, tái đắc cử Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, nhiệm kỳ 2004 – 2011; rồi Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khóa VIII, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Tháng 2 năm 2006, ông được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, rồi Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp.

Ngày 22 tháng 4 năm 2010, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp khóa VII, họp bất thường bầu bổ sung Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2004-2011 đã bầu ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp thay người tiền nhiệm Trương Ngọc Hân vừa nghỉ hưu.[5]

Ngày 20 tháng 10 năm 2010, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp.[6] Một tháng sau, ngày 19 tháng 11 năm 2010,[7] ông được cho thôi giữ chức Chủ tịch UBND và được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp thay người tiền nhiệm Huỳnh Minh Đoàn.[8][9]

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông có bằng Cử nhân chính trị và được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Ngày 30/12/2013, Bộ Chính trị điều động ông Lê Vĩnh Tân, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Ngày 28/9/2015, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

Ngày 08/04/2016, ông Lê Vĩnh Tân được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Ngày 07 tháng 4 năm 2021, Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhiệm kỳ (2016 – 2021) theo đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Ngày 09/04/2021, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị Bàn giao nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ giữa ông và bà Phạm Thị Thanh Trà.[10]

Chú thích

  1. ^ Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp
  2. ^ “Đồng chí Lê Vĩnh Tân”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2012.
  3. ^ a b c d Hội đồng bầu cử Quốc gia năm 2016, Danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 năm 2016 ở 63 tỉnh thành
  4. ^ Vũ Hân (8 tháng 4 năm 2016). “Chân dung các thành viên Chính phủ khóa mới”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2017.
  5. ^ Đồng Tháp: Đồng chí Lê Vĩnh Tân được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh
  6. ^ “Ông Lê Vĩnh Tân đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2012.
  7. ^ T.T.X., Ông Lê Minh Hoan giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Lưu trữ 2022-07-06 tại Wayback Machine, Sài Gòn Giải phóng Online, Thứ Bảy, 20/11/2010 03:04, truy cập 26/11/2020.
  8. ^ “Ông Lê Minh Hoan giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2012.
  9. ^ HĐND tỉnh bầu cử các chức danh chủ chốt[liên kết hỏng]
  10. ^ “Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đọc thơ Chế Lan Viên chia tay người tiền nhiệm”.

Liên kết ngoài

  • Tiểu sử lãnh đạo: Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân truy cập 24/3/2018
  • TIỂU SỬ TÓM TẮT BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ LÊ VĨNH TÂN Lưu trữ 2018-03-24 tại Wayback Machine trên trang Bộ Nội vụ
  • Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lưu trữ 2015-05-20 tại Wayback Machine
  • Tiểu sử tóm tắt
Flag of Việt NamPolitician icon Bài viết tiểu sử liên quan đến chính khách Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Tiền nhiệm:
Trương Ngọc Hân
Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Tháp

2010
Kế nhiệm:
Lê Minh Hoan
Tiền nhiệm:
Huỳnh Minh Đoàn
Chủ tịch Hội đồng nhân dân
tỉnh Đồng Tháp

2010-2013
Kế nhiệm:
Đoàn Quốc Cường
Tiền nhiệm:
Huỳnh Minh Đoàn
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp
2010-2014
Kế nhiệm:
Lê Minh Hoan
  • x
  • t
  • s
Thủ tướng Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc


Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình
Phó Thủ tướng
Ban Cán sự Đảng
Bộ trưởng các bộ
01. Bộ Ngoại giao
02. Bộ Quốc phòng
03. Bộ Công an
04. Bộ Nội vụ
05. Bộ Tài chính
06. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
07. Bộ Công Thương
08. Bộ Giáo dục và Đào tạo
09. Bộ Tài nguyên
Trần Hồng Hà
10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
11. Bộ Khoa học và Công nghệ
Chu Ngọc Anh • Huỳnh Thành Đạt
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nguyễn Chí Dũng
13. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
14. Bộ Tư pháp
15. Bộ Xây dựng
16. Bộ Giao thông Vận tải
17. Bộ Thông tin Truyền thông
Nguyễn Mạnh Hùng
18. Bộ Y tế
Các cơ quan ngang bộ
19. Văn phòng Chính phủ
Mai Tiến Dũng
20. Ủy ban Dân tộc
21. Ngân hàng Nhà nước
Lê Minh Hưng • Nguyễn Thị Hồng
22. Thanh tra Chính phủ
Các cơ quan khác trực thuộc
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước
Đài Tiếng nói Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam
Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Việt Nam
  • In nghiêng: Quyền Bộ trưởng
  • ¹ Bộ trưởng Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam