Kinh tế kế hoạch

Các hệ thống kinh tế

Kinh tế tư bản chủ nghĩa
Kinh tế xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường
Kinh tế kế hoạch
Kinh tế hỗn hợp
Chủ nghĩa xã hội thị trường
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường xã hội
Kinh tế chuyển đổi
Kinh tế mở
Kinh tế khép kín
Kinh tế tự cung tự cấp
Kinh tế hàng hóa
Kinh tế tiền tệ

Quản trị kinh doanh
 • Công ty  • Doanh nghiệp  • Tập đoàn
 · Con dấu

 · Hiến pháp công ty  · Hợp đồng  · Khả năng thanh toán của công ty  · Luật phá sản  · Luật thương mại  · Luật thương mại quốc tế  · Sáp nhập và mua lại  · Thừa kế vĩnh viễn  · Thực thể pháp lý  · Tội phạm công ty  · Tố tụng dân sự

 · Trách nhiệm pháp lý của công ty
 · Kế toán hành chính sự nghiệp

 · Kế toán quản trị  · Kế toán tài chính  · Kế toán thuế  · Kiểm toán

 · Nguyên lý kế toán
 · Dự báo trong kinh doanh

 · Đạo đức kinh doanh  · Hành vi khách hàng  · Hệ thống kinh doanh  · Hoạt động kinh doanh  · Kế hoạch kinh doanh  · Kinh doanh quốc tế  · Mô hình kinh doanh  · Nguyên tắc đánh giá kinh doanh  · Nghiệp vụ ngoại thương (Thương mại quốc tế)  · Phân tích hoạt động kinh doanh  · Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh  · Quá trình kinh doanh

 · Thống kê kinh doanh
 · Kiến trúc tổ chức

 · Hành vi tổ chức  · Giao tiếp trong tổ chức  · Văn hóa của tổ chức  · Mâu thuẫn trong tổ chức  · Phát triển tổ chức  · Kỹ thuật tổ chức  · Phân cấp tổ chức  · Mẫu mô hình tổ chức  · Không gian tổ chức

 · Cấu trúc tổ chức
 · Khoa học Thống kê

 · Marketing  · Nghiên cứu thị trường  · Nguyên lý thống kê  · Quan hệ công chúng  · Quản trị học  · Tâm lý quản lý  · Phương pháp định lượng trong quản lý

 · Thống kê doanh nghiệp
 · Định hướng phát triển

 · Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (Hệ thống thông tin quản lý)  · Kinh doanh điện tử  · Kinh doanh thông minh  · Phát triển nhân lực  · Quản lý bán hàng  · Quản lý bảo mật  · Quản lý cấu hình  · Quản lý công nghệ  · Quản lý công suất  · Quản lý chất lượng  · Quản lý chiến lược  · Quản lý chuỗi cung cấp  · Quản lý dịch vụ  · Quản lý dự án (Quản lý đầu tư)  · Quản lý giá trị thu được  · Quản lý hạ tầng  · Quản lý hồ sơ  · Quản lý khôi phục  · Quản lý mạng  · Quản lý mâu thuẫn  · Quản lý môi trường  · Quản lý mua sắm  · Quản lý năng lực  · Quản lý nguồn lực  · Quản lý người dùng  · Quản lý nhân sự (Quản lý tổ chức)  · Quản lý phát hành  · Quản lý phân phối  · Quản lý quan hệ khách hàng  · Quản lý rủi ro (Quản lý khủng hoảng)  · Quản lý sản phẩm  · Quản lý sản xuất  · Quản lý sự cố  · Quản lý tài chính  · Quản lý tài năng (Quản lý nhân tài)  · Quản lý tài nguyên  · Quản lý tài sản  · Quản lý tích hợp  · Quản lý tính liên tục  · Quản lý tính sẵn sàng  · Quản lý tuân thủ  · Quản lý thay đổi  · Quản lý thương hiệu  · Quản lý thương mại (Quản lý tiếp thị)  · Quản lý tri thức  · Quản lý truyền thông  · Quản lý văn phòng  · Quản lý vấn đề  · Quản lý vận hành (Quản lý hoạt động)  · Quản lý vòng đời sản phẩm  · Quản trị hệ thống  · Tổ chức công việc  · Tổ chức hỗ trợ  · Thiết kế giải pháp  · Thiết kế quy trình (Quản lý quy trình)

 · Xây dựng chính sách
 · Marketing

 · Nghiên cứu Marketing  · Quan hệ công chúng

 · Bán hàng
Chủ đề Kinh tế
  • x
  • t
  • s
Một phần của loạt bài về
Chủ nghĩa Marx-Lenin
Marx, Engels và Lenin
Khái niệm
Biến thể
Công trình
  • Lao động làm thuê và Tư bản
  • Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
  • Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản
  • Nhà nước và Cách mạng
  • Chủ nghĩa duy vật lịch sử
  • Chiến tranh du kích
  • Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin
  • Chủ nghĩa đế quốc và cách mạng
Chủ đề liên quan
  •  Cổng thông tin Chủ nghĩa cộng sản
  • x
  • t
  • s

Kinh tế kế hoạch (còn được gọi là nền kinh tế kế hoạch tập trung hoặc nền kinh tế chỉ huy) là một nền kinh tế-xã hội trong đó Chính phủNhà nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Trong một nền kinh tế như vậy, các nhà làm kế hoạch quyết định loại và khối lượng hàng hóa nào sẽ được sản xuất, các xí nghiệp thực thi việc sản xuất này, trái ngược với một nền kinh tế phi kế hoạch.

Trên thực tế, không có một nền kinh tế kế hoạch thuần túy. Ngay cả ở một nền kinh tế được kế hoạch hóa một cách tập trung cao độ như Bắc Triều Tiên, một số quyết định kinh tế thứ yếu vẫn được thực hiện một cách phi tập trung. Ví dụ, với khoản tiền lương mà mình nhận được, người lao động vẫn có thể tự lựa chọn các hàng hóa cụ thể để tiêu dùng.

Các nền kinh tế kế hoạch lớn từng tồn tại trước đây là Liên XôTrung Quốc (trong thời kỳ Đại nhảy vọt). Vào đầu những thập niên 1980thập niên 1990, chính phủ các nước này dần nới lỏng các biện pháp kiểm soát, cho phép các yếu tố tư nhân tham gia vào quyết định sản xuất, định giá và phân phối sản phẩm. Đến nay, hầu hết các nước trên thế giới thuộc nền kinh tế hỗn hợp thay vì là kinh tế kế hoạch hay kinh tế tư bản chủ nghĩa thuần túy.

Một số nước hiện phát triển theo kiểu nền kinh tế kế hoạch gồm Cuba, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Saudi và Belarus [1]

Ưu điểm

Nhà nước có thể nhanh chóng huy động một lượng lớn tài nguyên vốn, con người vào các ngành quan trọng. Ví dụ: Các sinh viên giỏi về toán, khoa học, kỹ thuật được đào tạo đặc biệt ở Liên Xô để phục vụ cho ngành quốc phòng và thám hiểm không gian, nên các ngành này có những thành tựu vượt bậc.

Trong các thời kỳ khó khăn (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh), Nhà nước có thể nhanh chóng huy động các nguồn lực cho các lĩnh vực thiết yếu (sản xuất vũ khí, lương thực, thuốc men y tế), đồng thời cắt giảm tối đa các lĩnh vực không thiết yếu (hàng xa xỉ, mĩ phẩm...) để giành nguồn lực cho các lĩnh vực quan trọng hơn. Kinh tế thị trường không cho phép tập trung nhanh chóng các nguồn tài nguyên, năng lực sản xuất vào các mục tiêu khẩn cấp (bởi các nhà sản xuất chỉ quan tâm đến lợi nhuận của bản thân, họ sẽ tập trung sản xuất các mặt hàng có lợi nhuận cao cho bản thân họ chứ không ưu tiên sản xuất hàng hóa thiết yếu mà chính phủ đang cần). Một số nhà sản xuất thậm chí sẽ đi ngược lại lợi ích của quốc gia, ví dụ như bán vũ khí, bí mật công nghệ cho nước đối thủ, hoặc nhận hối lộ của nước đối thủ để ngừng sản xuất hàng hóa thiết yếu cho đất nước. Có thể nói: trong thời kỳ khó khăn thì kinh tế kế hoạch có nhiều ưu điểm hơn kinh tế thị trường. Do vậy, nếu xảy ra khó khăn (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh), Chính phủ các nước thường chuyển đổi sang nền kinh tế kế hoạch để nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp. Tiêu biểu như Hoa Kỳ: khi Thế chiến 2 nổ ra, nước này đã đình chỉ một phần lớn nền kinh tế thị trường để chuyển sang Kinh tế kế hoạch. Trong thời kỳ cao điểm của Thế chiến 2, gần 40% GDP Hoa Kỳ là để cung ứng cho chiến tranh. Chính phủ ưu tiên cho các ngành sản xuất phục vụ cho mục đích quân sự, gần như tất cả những yếu tố đầu vào (nguyên liệu, nhân công) được phân bổ cho sản xuất chiến tranh. Nhiều loại hàng hoá được phân phối cố định theo tem phiếu, giá cả và tiền lương được Chính phủ kiểm soát, và nhiều loại hàng hoá tiêu dùng (như ô-tô dân dụng) bị cấm sản xuất. Một phần lớn lực lượng lao động được Chính phủ Mỹ điều động vào quân đội[2] Các nước tham chiến khác như Anh, Đức, Nhật, Ý... cũng thi hành những chính sách tương tự.

Việc sản xuất, tiêu dùng được Nhà nước hoạch định, phân phối nên ít xảy ra chênh lệch giàu - nghèo và các hiện tượng xã hội tiêu cực do ham muốn đồng tiền gây ra (như cờ bạc, buôn lậu, tội phạm có tổ chức...)

Nhược điểm

Vào cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX sự suy thoái của hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung bắt đầu xuất hiện. Các nhà khoa học cho rằng sự suy thoái của hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung là bởi sự kết hợp của các nguyên nhân:

  • Không tạo lập được giá trị kinh tế: các nhà lập kế hoạch trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ít quan tâm tới việc sản xuất những hàng hóa và dịch vụ có chất lượng ở mức chi phí tối thiểu. Họ không có động lực để tạo ra giá trị kinh tế cho khách hàng và thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng nhằm tạo cơ sở của sự thành công trong các hoạt động kinh tế và kinh doanh.
  • Không tạo ra động lực để thúc đẩy sự phát triển: Khi chính phủ sở hữu hầu hết các nguồn lực kinh tế sẽ làm suy giảm những động lực cho việc tối đa hóa lợi ích thu được của các cá nhân. Có rất ít động lực để tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức sản xuất mới... Kết quả là tăng trưởng kinh tế ở mức chậm và mức sống người lao động theo đó cũng chậm tăng lên.
  • Không đạt được mức độ phát triển như mong muốn: Sự phát triển kinh tế với tốc độ cao của bốn "con rồng" Châu Á (Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, và Đài Loan) cho thấy một hệ thống kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng tốt hơn là dựa vào nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
  • Không thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng: Thực tế cho thấy, tại nhiều nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mức sống của người tiêu dùng ở mức thấp hơn nhiều so với các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Mặc dù về mặt nguyên lí, kinh tế kế hoạch hóa tập trung với mục tiêu là tạo ra một hệ thống công bằng hơn đối với quá trình phân chia của cải, nhưng do việc vận hành bị cứng nhắc, chậm thay đổi nên hệ thống này có thể bị thiếu ngay cả những sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, các dịch vụ công cộng, nhà ở hoặc những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày.

Thiếu dữ liệu

Theo Friedrich August von Hayek (1899–1992), cơ quan hoạch định của một nền kinh tế kế hoạch không bao giờ có đủ tất cả dữ liệu về khả năng và nhu cầu của các cá nhân, mà cần thiết cho một kế hoạch kinh tế thích đáng. Những người hoạch định vì không có đủ thông tin về tất cả các thông số, nên sẽ đưa ra những quyết định thiếu hiệu quả. Không phải tất cả các nhu cầu đều có thể nhận ra trong lúc lập kế hoạch, kết quả là kế hoạch sản xuất bị lệch, đưa đến sự dư thừa hay thiếu thốn hàng hóa. So sánh với một nền kinh tế thị trường, mà theo Hayek mỗi cá nhân đều hiểu rõ nhu cầu của mình và nhu cầu này sẽ được phản ánh qua hệ thống giá cả do đó giá có thể điều chỉnh cung cân bằng với cầu dẫn đến không có hay ít xảy ra sự phung phí về tài nguyên hay sức lao động do mất cân bằng cung cầu.

Sư thiếu dữ liệu của người hoạch định là một trong những nguyên nhân chính khiến mô hình kinh tế kế hoạch (kinh tế chỉ huy) bị chỉ trích nặng nề hay đã thất bại. Tuy nhiên, kinh tế kế hoạch có thể thực hiện tốt nếu các quá trình và các cá nhân nằm trong một khuôn khổ có thể quản lý được chẳng hạn như một doanh nghiệp hay một hợp tác xã.

Tham khảo

  1. ^ von Brabant, Jozef M. The Planned Economies and International Economic Organizations, Cambridge University Press, 1991, p. 16 ISBN 9780521383509
  2. ^ Baten, Jörg (2016). A History of the Global Economy. From 1500 to the Present. Cambridge University Press. tr. 97f. ISBN 9781107507180.

Liên kết ngoài