Câu lạc bộ bóng đá Công an nhân dân (2008)

Câu lạc bộ bóng đá Việt NamBản mẫu:SHORTDESC:Câu lạc bộ bóng đá Việt Nam
Công an Nhân dân
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá Công an Nhân dân
Biệt danhĐội bóng Công an
Tên ngắn gọnCAND
Thành lập7 tháng 4 năm 2008; 16 năm trước (2008-04-07)
Giải thể24 tháng 11 năm 2022; 16 tháng trước (2022-11-24)
Sân vận độngSân vận động Hàng Đẫy
Huấn luyện viênThạch Bảo Khanh[1]
Giải đấuV.League 1
Trang webTrang web của câu lạc bộ

Câu lạc bộ bóng đá Công an Nhân dân là một câu lạc bộ bóng đá cũ của Việt Nam tồn tại vào những năm 2008–2022. Sau khi được thăng hạng V.League 1, câu lạc bộ đã được Bộ Công an chuyển giao cho Công an thành phố Hà Nội quản lý và chuyển suất chơi cho Câu lạc bộ bóng đá Công an Hà Nội.

Lịch sử

Những năm 80, 90 của Thế kỷ 20 là thời kỳ thịnh hành của các đội bóng Công an, khi các đội bóng này gặt hái được nhiều thành tích lớn. Năm 1989 chẳng hạn có đến 6 đội bóng của ngành công an có mặt ở giải A1 Toàn quốc. Đến đầu những năm 2000, khi nền bóng đá dần chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp, thì cũng như các đội bóng của các ngành, các lĩnh vực truyền thống khác, các đội bóng Công an dần thu hẹp, rồi được chuyển phiên hiệu. Ví dụ như Công an Hà Nội (CAHN) được chuyển cho Hàng không Việt Nam. Công an Hải Phòng được chuyển cho Thép Việt-Úc Hải Phòng, Công an Thành phố Hồ Chí Minh được chuyển cho Ngân hàng Đông Á.

Nhưng rồi bóng đá Công an cũng phục sinh. Ngày 7 tháng 4 năm 2008, thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn - Thứ trưởng thường trực Bộ Công an đã quyết định thành lập Đội bóng đá Công an Nhân dân. Lực lượng của đội bóng mới của ngành Công an được xây dựng trên cơ sở tập hợp nhiều cựu danh thủ của các đội bóng công an địa phương trước đây: Minh Hiếu, Thanh Châu, Quốc Khánh, Trung Phong, Tuấn Thành, Việt Cường, Anh Dũng, Thanh Sơn (CAHN), Thiện Quang, Tuấn Hải (CA. TP. HCM), Trường Giang, Quang Diệu, Quang Hợp, Mạnh Hà, Tuấn Điệp (CAHP). Đội bóng CAND tham gia mùa bóng đầu tiên tại giải hạng Ba quốc gia 2008.[2][3] Đến mùa giải 2009, đội mua lại suất chơi ở giải hạng Nhì của Quân khu 7. Tại Giải Hạng Nhì 2011, đội thi đấu không tốt và phải xuống hạng nhưng do mua lại suất thi đấu của Hà Tĩnh nên họ vẫn tham dự Giải Hạng Nhì 2012.

Tại Giải Hạng Nhì 2014, đội bóng vô địch và giành vé thăng hạng Giải Hạng Nhất 2015.[4] Nhưng cuối mùa giải đó, đội đứng cuối bảng xếp hạng và phải quay trở lại Giải Hạng Nhì 2016.[5]

Sau 2 năm vắng bóng, CAND trở lại thi đấu tại Giải Hạng Nhất 2018. Tuy nhiên, đội thi đấu không tốt, ở trận đấu cuối đội chỉ cầm hòa đối thủ giành vị trí play-off là TMS Bình Định với tỷ số 1–1 do kém 3 điểm so với đội xếp trên và phải xuống chơi tại Giải Hạng Nhì 2019. Tại mùa giải 2019, dù là một trong những đội bóng được đánh giá cao cho vị trí thăng hạng nhưng đội chỉ đứng thứ 3 tại bảng A và không giành được suất vào vòng chung kết thăng hạng.

Năm 2020, Bộ Công an đẩy mạnh xây dựng "Đề án phát triển Câu lạc bộ Bóng đá Công an Nhân dân theo hướng chuyên nghiệp"; công bố Quyết định của Bộ Công an quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Câu lạc bộ Bóng đá CAND; công bố Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bóng đá CAND. Theo đó, Thiếu tướng Lê Vân, thành viên Ban Nghiên cứu chuyên đề giúp việc Bộ trưởng giữ chức Chủ tịch Câu lạc bộ Bóng đá CAND; Đại tá Phan Vũ Minh, Phó Cục trưởng Cục Công tác Đảng và Công tác Chính trị CAND giữ chức Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bóng đá CAND.

Tại Giải Hạng Nhì 2020, CAND đoạt ngôi đầu bảng B ở vòng bảng, tuy nhiên lại thất bại trước Phú ThọGia Định ở vòng tranh vé tham dự giải hạng Nhất. May mắn cho họ, Gia Định xin không lên hạng Nhất, và CAND nghiễm nhiên giành suất tham dự Giải Hạng Nhất 2021. Năm 2020 cũng là năm chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của bóng đá Công an trên các đội tuyển trẻ quốc gia khi 4 cầu thủ của đội được triệu tập vào Đội tuyển U-19 Việt Nam tham dự Giải bóng đá U-19 Châu Á.

Cuối tháng 11 năm 2022, sau khi được vô địch V.League 2 2022 và giành quyền thăng hạng V.League 1 2023, câu lạc bộ đã được Bộ Công an chuyển về Công an TP Hà Nội quản lý và chuyển suất chơi Công an Hà Nội, một CLB mới được tái lập.

Trang phục thi đấu

Giai đoạn Hãng áo đấu Nhà tài trợ áo đấu
2015-2017 Anh Mitre Không có
2018 Nhật Bản Jogarbola
2019 Anh Mitre
2020 Thái Lan Grand Sport
2021 Anh Mitre Café Ông Bầu, The Vissai Group
2022 Nhật Bản Jogarbola The Vissai Group, Bolaven Banana

Các huấn luyện viên trong lịch sử

Các huấn luyện viên trưởng của CAND

Thành tích

Ghi chú

  1. ^ “Huyền thoại Thể Công thành HLV trưởng CLB bóng đá CAND”. cand.com.vn. 4 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ “Thành lập đội bóng CAND: Tái ngộ nhiều người cũ”. NongNghiep.vn.
  3. ^ “Giải hạng Ba toàn quốc 2008”. VFF.org.vn.
  4. ^ a b “VCK giải bóng đá hạng Nhì QG 2014: Bình Phước cùng Công An Nhân dân có vé thăng hạng”. www.vff.org.vn.
  5. ^ Tuấn Thành (29 tháng 8 năm 2015). “Giải hạng Nhất QG 2015: CAND rớt hạng”. Báo bóng đá. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 215. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  6. ^ “HLV CAND Việt Nam Mai Trần Hải: Giấc mơ đã thành, nhưng ước mơ còn dang dở”. www.vff.org.vn.
  7. ^ “Đội bóng của HLV Mai Trần Hải thua trong trận cầu đầy cảm xúc”. www.anninhthudo.vn.
  8. ^ “Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN 2012”. baoquangngai.vn.
  9. ^ “Campuchia thắng lớn tại giải Công an - Cảnh sát ASEAN mở rộng”. news.zing.vn.[liên kết hỏng]
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến thể thao Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s


  • x
  • t
  • s
Đội tuyển quốc gia
Nam
Nữ
Giải đấu quốc gia
Nam
Nữ
Cúp quốc gia
Nam
Nữ
  • Cúp Quốc gia
Giải đấu giao hữu
Giải thưởng
Kình địch
Câu lạc bộ
Đội tuyển quốc gia
Lịch sử
  • x
  • t
  • s
Câu lạc bộ bóng đá Công An Nhân Dân – đội hình hiện tại
  • x
  • t
  • s
Các câu lạc bộ bóng đá cũ Việt Nam
Giải thể trước năm 2000
Ngôi sao Gia Định (1954)Cảng Hải Phòng (1991)Điện Hải Phòng (1993)Dệt Nam Định (1993)Công an Thanh Hóa (1994)Công an Hà Bắc (1996)Cao su Bình Long (1997)Hải Hưng (1997)Công nhân Xây dựng Hà Nội (?)Công nhân Xây dựng Hải Phòng (?)Sở Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (?)Công an Quảng Nam – Đà Nẵng (?)Gò Dầu (?)Việt Trì (?)
Giải thể sau năm 2000
Tổng cục Đường sắt (2000)Thanh niên Hà Nội (2002)Công an TP Hồ Chí Minh (2002)Hải Quan (2002)Hàng không Việt Nam (2003)Ngân hàng Đông Á (2005)Quân khu 9 (2006)Quân khu 4 (2009)Hòa Phát Hà Nội (2011)Quân khu 7 (2011)Hà Nội 2012 (2012)Navibank Sài Gòn (2012)Ninh Thuận (2012)XMXT Sài Gòn (2013)Kiên Giang (2013)T&T Baoercheng (2014)An Giang (2014, 2021)Mancons Sài Gòn (2018)Cà Mau (2018)Hoàng Sang (2019)Triệu Minh (2021)Than Quảng Ninh (2021)Kon Tum (2022)Công An Nhân Dân (2022)Sài Gòn (2023)Bình Thuận (2023)Gia Định (2024)Gama Vĩnh Phúc (2024)Trẻ Quảng Nam (2024)
Đã đổi tên
Đã tái lập
Trẻ SHB Đà Nẵng (2018)Công an Hà Nội (2022)