Câu lạc bộ bóng đá Hòa Phát Hà Nội

Hòa Phát Hà Nội
Biểu tượng câu lạc bộ bóng đá Hòa Phát Hà Nội
Thành lập24 tháng 12 năm 2003
Giải thểTháng 9, 2011
2011V-League, thứ 10

Câu lạc bộ bóng đá Hòa Phát Hà Nội là tên gọi của câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp cũ tại Việt Nam có trụ sở ở Thủ đô Hà Nội. Đội được thành lập từ năm 2003, trên cơ sở nòng cốt 26 cầu thủ và 8 nhân viên bị loại ra từ 2 đội là Câu lạc bộ bóng đá Hàng không Việt Nam (trước là Công an Hà Nội)câu lạc bộ bóng đá LG-ACB. CLB Hòa Phát Hà Nội bị giải thể vào tháng 9 năm 2011.

Lịch sử

Cuối năm 2003, Câu lạc bộ bóng đá Hàng không Việt Nam bị giải thể vì thiếu kinh phí dù đang thi đấu ở giải chuyên nghiệp (V-League). Cũng trong mùa bóng 2003, Câu lạc bộ bóng đá LG-ACB thi đấu yếu kém và phải xuống hạng. Để duy trì việc thi đấu ở V-League, lãnh đạo của LG-ACB tỏ ý muốn tiếp nhận một số cầu thủ thi đấu tốt cũng như suất thi đấu ở V-League của đội Hàng không Việt Nam. Việc tiếp nhận này được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chấp thuận và đội thi đấu ở mùa giải sau với tên gọi mới là LG.Hà Nội.ACB.

Các cầu thủ và nhân viên của Hàng không Việt Nam không nằm trong suất tiếp nhận cũng như của LG-ACB bị thải loại được Liên đoàn bóng đá Hà Nội tiếp nhận lại và tập hợp lại thành một đội bóng mới, gồm 34 người (trong đó có 26 cầu thủ). Đội bóng được đặt dưới quyền quản lý của Liên đoàn bóng đá Hà Nội, được Ủy ban Nhân dân Hà Nội và Tập đoàn Hòa Phát tài trợ, chính thức được thành lập ngày 24 tháng 12 năm 2003 với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Hòa Phát Hà Nội. Đội trưởng đầu tiên của Hòa Phát Hà Nội là cầu thủ trung vệ Nguyễn Tiến Dũng. Còn huấn luyện viên đầu tiên là ông Hoàng Văn Gia. Đội lấy sân vận động Hà Nội làm sân nhà. Đội thi đấu mùa giải đầu tiên ở Giải vô địch bóng đá hạng nhất Việt Nam 2004 với suất thi đấu của LG-ACB nhượng lại.

Sau 3 năm thành lập, năm 2006, Câu lạc bộ bóng đá Hòa Phát Hà Nội chuyển sang mô hình chuyển nghiệp, chính thức được chuyển giao cho Công ty Cổ phần bóng đá Hòa Phát quản lý. Cũng trong năm này, Hòa Phát Hà Nội giành được danh hiệu đầu tiên sau khi thắng Gạch Đồng Tâm Long An ở trận chung kết cúp quốc gia bằng 2 bàn thắng của Da Silva và Nguyễn Đức Lam. Tuy nhiên, mùa giải sau là một thất bại của đội, ngoài việc bị loại khỏi cúp quốc gia, Hòa Phát Hà Nội chỉ giành vị trí thứ 12 giải V-League và phải đá trận tranh vé vớt với An Giang (xếp thứ 3 giải hạng nhất). Trong trận đấu này, cầu thủ Williams đã ghi 2 bàn thắng giúp Hòa Phát ở lại V-League [1].

Đến giải V-League 2008 Hòa Phát Hà Nội thi đấu không thành công xếp hạng 14/14 đội và phải xuống chơi hạng nhất.

Sau đúng 1 mùa xuống hạng Nhất, chiều 8 tháng 8 năm 2009, Hòa Phát HN đã quay trở về sân chơi V-League sau chiến thắng đậm 5-0 trước An Giang[2].

Tháng 9 năm 2011, Chủ tịch Câu lạc bộ Hòa Phát tuyên bố giải thể đội bóng và sẽ chuyển giao nhân sự lại cho Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội - ACB. Dưới sự quản lý của người chủ mới, đội cũng đổi sang tên gọi mới là Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội.

Thành tích

Cúp bóng đá Việt Nam:

  • Vô địch (1): 2006

Giải hạng nhất:

Đội hình hiện tại

Tính đến giai đoạn 2 mùa giải V-League 2011.[3]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Việt Nam Trần Đức Cường
2 HV Việt Nam Nguyễn Xuân Luân
3 HV Việt Nam Phan Thanh Vân
4 HV Việt Nam Nguyễn Ngọc Tú
6 HV Việt Nam Phạm Minh Đức
7 TV Việt Nam Đinh Thanh Trung
8 TV Việt Nam Trần Trọng Lộc
9 Uganda Kisekka Henry
10 Nigeria Timothy Anjembe
11 TV Việt Nam Vũ Trọng Thông
12 TV Việt Nam Trần Lê Martin
13 TV Việt Nam Nguyễn Văn Vinh
14 TV Việt Nam Ngô Đức Thắng
Số VT Quốc gia Cầu thủ
16 TV Việt Nam Nguyễn Hoàng Lan
17 TV Việt Nam Phan Lê Isaac
21 Việt Nam Trần Mạnh Toàn
23 TV Việt Nam Phan Thanh Phúc
24 Việt Nam Lương Văn Nhàn
25 TM Việt Nam Nguyễn Viết Nam
27 TV Việt Nam Trần Hữu Hoàng
28 TV Việt Nam Trần Đình Hưng
30 HV Việt Nam Phạm Hải Nam
33 Nigeria Aganun Olumuyiwa Olushola
36 TM Việt Nam Phạm Văn Phong
44 HV Brasil Cassiano Paulo Henrique


Huấn luyện viên

Các huấn luyện viên trong lịch sử

Các huấn luyện viên trưởng của Hòa Phát Hà Nội
  • 2008-2008: Việt Nam Nghiêm Xuân Mạnh
  • 2008-2008: Hungary Tamats Viczko
  • 2008- nay:  Việt Nam Nguyễn Thành Vinh

Ban huấn luyện

Hạng nhất 2009

Chức vụ Tên Quốc tịch
Huấn luyện viên trưởng: Nguyễn Thành Vinh Việt Nam Việt Nam
Huấn luyện viên phó: Hoa Mạnh Hưng Việt Nam Việt Nam
Huấn luyện viên thủ môn: Trần Tiến Dũng Việt Nam Việt Nam

Ban lãnh đạo

Tính đến đầu mùa giải Hạng Nhất 2009

Chức vụ Tên Quốc tịch
Chủ tịch CLB: Nguyễn Mạnh Tuấn Việt Nam Việt Nam
Phó giám đốc Cty CP Bóng đá: Nguyễn Ngọc Quang Việt Nam Việt Nam
Phó giám đốc Cty CP Bóng đá: Chu Quang Vũ Việt Nam Việt Nam
Giám đốc điều hành: Vũ Hạng Việt Nam Việt Nam

Thành tích từ khi V-League thành lập

Thành tích của Hòa Phát Hà Nội từ khi V-League được thành lập
Năm Thành tích Số trận Thắng Hòa Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Điểm
V-League 2005 Thứ 9 22 6 7 9 24 29 25
V-League 2006 Thứ 11 26 7 6 11 30 41 27
V-League 2007 Thứ 12 26 7 9 10 31 41 30
V-League 2008 Thứ 14 26 2 9 15 21 43 15
Hạng nhất 2009 Thứ 2 24 12 8 4 37 22 44
V-League 2010 Thứ 10 26 10 6 10 41 44 36

Thành tích tại các Cúp châu Á

Thành tích của Hòa Phát Hà Nội tại các giải cấp châu lục
Năm Thành tích Số trận Thắng Hòa* Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Đối thủ
AFC Cup
2007 Vòng 1 6 0 3 3 7 13 Malaysia Negeri Sembilan FA 0-0, 0-0
Hồng Kông Sun Hei 1-2, 4-7
Maldives Victory SC 0-2, 2-2
Tổng cộng 1 lần tham dự 6 0 3 3 7 13 -

Chú thích

  1. ^ “Hòa Phát Hà Nội thoát hiểm”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
  2. ^ “Hòa Phát HN giành vé trở lại V-League”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2009.
  3. ^ “Giải VĐQG Eximbank 2011: Danh sách đăng ký thi đấu giai đoạn II”. vff.org.vn. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2011.
  4. ^ HLV Vương Tiến Dũng từ chức
  5. ^ Ông Trần Bình Sự thôi dẫn dắt Hòa Phát Hà Nội

Liên kết ngoài

  • Trang web chính thức của CLB Lưu trữ 2014-05-16 tại Wayback Machine
  • Câu lạc bộ bóng đá Hòa Phát Hà Nội Lưu trữ 2007-02-05 tại Wayback Machine trên trang chủ của Tập đoàn Hòa Phát
  • Câu lạc bộ bóng đá Hòa Phát Hà Nội Lưu trữ 2007-02-24 tại Wayback Machine trên trang thể thao của Việt Nam Net
  • CLB bóng đá Hòa Phát - Hà Nội chính thức ra mắt
  • x
  • t
  • s
Đội tuyển quốc gia
Nam
Nữ
Giải đấu quốc gia
Nam
Nữ
Cúp quốc gia
Nam
Nữ
  • Cúp Quốc gia
Giải đấu giao hữu
Giải thưởng
Kình địch
Câu lạc bộ
Đội tuyển quốc gia
Lịch sử
  • x
  • t
  • s
Các câu lạc bộ bóng đá cũ Việt Nam
Giải thể trước năm 2000
Ngôi sao Gia Định (1954)Cảng Hải Phòng (1991)Điện Hải Phòng (1993)Dệt Nam Định (1993)Công an Thanh Hóa (1994)Công an Hà Bắc (1996)Cao su Bình Long (1997)Hải Hưng (1997)Công nhân Xây dựng Hà Nội (?)Công nhân Xây dựng Hải Phòng (?)Sở Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (?)Công an Quảng Nam – Đà Nẵng (?)Gò Dầu (?)Việt Trì (?)
Giải thể sau năm 2000
Tổng cục Đường sắt (2000)Thanh niên Hà Nội (2002)Công an TP Hồ Chí Minh (2002)Hải Quan (2002)Hàng không Việt Nam (2003)Ngân hàng Đông Á (2005)Quân khu 9 (2006)Quân khu 4 (2009)Hòa Phát Hà Nội (2011)Quân khu 7 (2011)Hà Nội 2012 (2012)Navibank Sài Gòn (2012)Ninh Thuận (2012)XMXT Sài Gòn (2013)Kiên Giang (2013)T&T Baoercheng (2014)An Giang (2014, 2021)Mancons Sài Gòn (2018)Cà Mau (2018)Hoàng Sang (2019)Triệu Minh (2021)Than Quảng Ninh (2021)Kon Tum (2022)Công An Nhân Dân (2022)Sài Gòn (2023)Bình Thuận (2023)Gia Định (2024)Gama Vĩnh Phúc (2024)Trẻ Quảng Nam (2024)
Đã đổi tên
Đã tái lập
Trẻ SHB Đà Nẵng (2018)Công an Hà Nội (2022)