Văn hóa Afanasievo

Văn hóa Afanasievo
Tên khácVăn hóa Afanasevo; Afanaseva
Phạm vi địa lýNam Siberia
Thời kỳThời kỳ đồng đá
Thời gian3300 TCN - 2500 TCN
Các di chỉ lớnBồn địa Minusinsk
Văn hóa tiếpVăn hóa Okunev, Văn hóa Andronovo[1]
Một phần của loạt bài viết về
Các chủ đề Ấn-Âu

  • Danh sách các ngôn ngữ Ấn-Âu

Hiện được nói
Tuyệt chủng

Phục dựng

Giả thuyết
  • Tiếng Daco-Thracia
  • Tiếng Hy Lạp-Armenia
  • Tiếng Hy Lạp-Arya
  • Tiếng Hy Lạp-Phrygia
  • Tiếng Ấn-Hitti
  • Tiếng gốc Ý-Celt
  • Tiếng Thraco-Illyria

Ngữ pháp
  • Từ vựng
  • Vốn từ
  • Động từ
  • Danh từ
  • Đại từ
  • Số đếm
  • Tiểu từ

Khác
  • Tiếng Albania nguyên thủy
  • Tiếng Tiểu Á nguyên thủy
  • Tiếng Armenia nguyên thủy
  • Tiếng German nguyên thủy (Tiếng Bắc Âu nguyên thủy)
  • Tiếng Celt nguyên thủy
  • Tiếng Italy nguyên thủy
  • Tiếng Hy Lạp nguyên thủy
  • Tiếng Balt-Slav nguyên thủy (Tiếng Slav nguyên thủy)
  • Tiếng Ấn-Iran nguyên thủy (Tiếng Iran nguyên thủy)
Bác ngữ học
Nguồn gốc
  • Các giả thuyết Urheimat Ấn-Âu nguyên thủy
  • Người Proto-Ấn-Âu
  • Xã hội
  • Tôn giáo

Được ủng hộ

Giả thuyết bên lề
  • Giả thuyết Tiểu Á
  • Giả thuyết Armenia
  • Giả thuyết Beech
  • Giả thuyết Arya bản địa
  • Giả thuyết quê nhà Balt
  • Giả thuyết Liên tục thời kỳ Đồ đá Cũ
Khảo cổ
Thời đại đồ đồng đá

Thảo nguyên Pontus

Kavkaz

  • Maykop

Đông Á

  • Afanasievo

Đông Âu

  • Usatovo
  • Cernavodă
  • Cucuteni

Bắc Âu

  • Corded ware
    • Baden
    • Trung Dnieper

Thời đại đồ đồng

Thảo nguyên Pontus

Thảo nguyên Bắc/Đông

Châu Âu

  • Globular Amphora
  • Corded ware
  • Beaker
  • Unetice
  • Trzciniec
  • Thời đại đồ đồng Bắc Âu
  • Terramare
  • Tumulus
  • Urnfield
  • Lusatia

Nam Á

  • BMAC
  • Yaz
  • Mộ Gandhara

Thời đại đồ sắt

Thảo nguyên

  • Chernoles

Châu Âu

  • Thraco-Cimmeria
  • Hallstatt
  • Jastorf

Kavkaz

  • Colchia

Ấn Độ

  • Painted Grey Ware
  • Northern Black Polished Ware
Con người và xã hội
Thời đại đồ đồng
Thời kỳ đồ sắt

Người Ấn-Arya

Người Iran

Đông Á

Châu Âu

Trung Cổ

Đông Á

Châu Âu

  • Nguồn gốc dân tộc Albania
  • Người Balt
  • Người Slav sớm
  • Người Bắc Âu/Người Scandinavia Trung Cổ
  • Châu Âu Trung Cổ

Ấn-Arya

  • Ấn Độ thời Trung cổ

Iran

  • Đại Ba Tư
Tôn giáo và thần thoại
Phục dựng
  • Thần thoại Proto-Ấn-Âu
  • Tôn giáo Proto-Ấn-Iran
  • Tôn giáo Iran cổ

Lịch sử
  • Thần thoại Hitti

Ấn-Arya

Iran

  • Thần thoại Ba Tư
  • Thần thoại Kurd
  • Tôn giáo Scythia
    • Thần thoại Ossetia

Khác

  • Thần thoại Armenia

Châu Âu

  • Tôn giáo Cổ-Balkan (Tín ngưỡng dân gian Albania · Thần thoại Illyria · Tôn giáo Thracia · Tôn giáo Dacia)
  • Tôn giáo Hy Lạp cổ
  • Tôn giáo La Mã cổ
  • Đa thần giáo Celt
    • Thần thoại Ireland
    • Thần thoại Scots
    • Thần thoại Breton
    • Thần thoại Wales
    • Thần thoại Cornwall
  • Ngoại giáo German
    • Ngoại giáo Anglo-Saxon
    • Thần thoại German Lục địa
    • Tôn giáo Bắc Âu
  • Thần thoại Balt
    • Thần thoại Latvia
    • Tôn giáo Litva
  • Ngoại giáo Slav
Các tập tục
Ấn-Âu học
Các học giả
  • Marija Gimbutas
  • J. P. Mallory
Viện nghiên cứu
  • Copenhagen Studies in Indo-European
Sách báo khoa học
  • Encyclopedia of Indo-European Culture
  • The Horse, the Wheel, and Language
  • Journal of Indo-European Studies
  • Indogermanisches etymologisches Wörterbuch
  • Indo-European Etymological Dictionary
  • x
  • t
  • s
Bài này nằm trong loạt bài về
Lịch sử Nga
Coat of arms of Russia
Thời kỳ
Buổi đầu lịch sử  • Cổ đại  • Tiền Slav
Người Rus' Trước thế kỷ 9
    Hãn quốc Rus'
    Arthania
    Garðaríki

879–1240: Rus cổ đại
  • Ryurik • Kitô giáo hóa ở Kiev Rus' • Russkaya Pravda
Novgorod Land 882–1136
Công quốc Polotsk 987–1397
Công quốc Chernigov 988–1402
Công quốc Vladimir-Suzdal 1093–1157
    danh sách đầy đủ...

1240–1480: Phong kiến Rus
Cộng hoà Novgorod 1136–1478
Công quốc Vladimir-Suzdal 1157–1331
Đại công quốc Moskva 1263–1547
    danh sách đầy đủ...

1480–1917: Nga Hoàng
Sa quốc Nga 1547–1721
Đế quốc Nga 1721–1917
     Mỹ thuộc Nga 1799–1867
     Đại công quốc Phần Lan 1809–1917
     Vương quốc Lập hiến Ba Lan 1867–1915
     Mãn Châu Nga 1900–1905
     Uryankhay Krai 1914–1921

1917–1923: Cách mạng Nga
Cộng hòa Nga 1917–1918
     Tổng thư ký Ukraina 1917–1918
Nga SFSR 1917–1922
     Ukraina SFSR 1919–1922
     Byelorussia SFSR 1920–1922
     Transcaucasian SFSR 1922–1922
Quốc gia Nga 1918–1920
     Priamurye 1921–1923
    danh sách đầy đủ...

Liên Xô 1922–1991
     Nga SFSR 1922–1991
     Karelia–Phần Lan SSR1940–1956
        danh sách đầy đủ...
Tannu Tuva1921–1944

1991–nay: Nga hiện đại
Liên bang Nga 1991–hiện tại
     Tatarstan 1994–hiện tại
     Chechnya 2000hiện tại
     Cộng hòa Krym 2014hiện tại
        danh sách đầy đủ...
860–1721 • 1721–1796 • 1796–1855
1855–1892 • 1894–1917 • 1917–1927
1927–1953 • 1953–1964 • 1964–1982
1982–1991 • 1991–hiện tại
  • x
  • t
  • s

Văn hóa Afanasievo hoặc văn hóa Afanasevo (tiếng Nga: Афанасьевская культура, chuyển tự Afanas'yevskaya kul'tura), là văn hóa khảo cổ sớm nhất đã biết ở nam Siberia, chiếm giữ lòng chảo Minusinskdãy núi Altai trong thời kỳ đồng đá, khoảng 3300 đến 2500 năm trước công nguyên. Nó được đặt tên theo một ngọn núi gần đó là núi Afanasieva (tiếng Nga: гора Афанасьева, nằm gần làng Bateni thuộc huyện Bograsky, cộng hòa Khakassia, Nga).[2]

David W. Anthony tin rằng người Afanasiev là hậu duệ của những người di cư vào khoảng 3700-3300 TCN trên thảo nguyên Á-Âu từ văn hóa Repin tiền Yamna của khu vực Don-Volga.[3] Do vị trí địa lý và niên đại của nó, Anthony và các học giả trước đó như Leo Klejn, J. P. Mallory và Victor H. Mair đã kết nối người Afanasiev với ngôn ngữ tiền Tochari (tiền Thổ Hỏa La).[4][5][6][7]

Niên đại

Hiểu biết khảo cổ học thông thường có xu hướng xác định niên đại vào khoảng năm 2000-2500 trước công nguyên (TCN). Tuy nhiên, cacbon phóng xạ xác định niên đại sớm nhất tới năm 3705 TCN trên các công cụ gỗ và tới năm 2874 TCN trên các di cốt người.[8] Niên đại sớm nhất trong số các con số này hiện đã bị bác bỏ, và người ta đưa ra niên đại khoảng năm 3300 TCN cho sự khởi đầu của văn hóa này.[9]

Văn hóa

Các ngôi mộ tập thể không phải là điều bình thường đối với nền văn hóa này.[10] Các nghĩa trang Afanasiev bao gồm cả chôn cất đơn lẻ và chôn cất tập thể nhóm nhỏ với người chết thường được uốn cong lưng trong hố chôn. Các hố chôn cất được bố trí thành hình chữ nhật, đôi khi hình tròn, rào quanh là các tường đá. Người ta cho rằng các hố chôn cất đại diện cho sơ đồ chôn cất gia đình với bốn hoặc năm rào quanh hợp thành một nhóm xã hội địa phương.

Nền kinh tế Afanasiev bao gồm gia súc, cừu và dê. Các di cốt ngựa, hoặc là hoang dã hoặc là thuần hóa, cũng đã được tìm thấy. Người Afanasev trở thành những người sản xuất thực phẩm đầu tiên trong khu vực. Các công cụ được chế tạo từ đá (rìu, đầu mũi tên), xương (lưỡi câu, mũi dùi) và gạc hươu nai. Trong số các vật làm từ gạc hươu nai là các đồ vật đã được xác định có thể là má của hàm thiết ngựa. Các trình diễn nghệ thuật về các xe cộ có bánh xe tìm thấy trong khu vực này được gán cho văn hóa Afanasievo. Các đồ trang trí bằng đồng, bạcvàng cũng đã được tìm thấy.[4]

Nhân loại học sinh học

Tại núi Afanasieva, hai chủng vi khuẩn Yersinia pestis đã được chiết xuất từ răng người. Một có niên đại 2909-2679 TCN và một có niên đại 2887-2677 TCN. Cả hai đều từ cùng một ngôi mộ tập thể gồm bảy người, và được cho là gần như đương đại.[10] Các gen của các chủng này biểu hiện flagellin, gây ra phản ứng miễn dịch của người; vì vậy nó không phải là bệnh dịch hạch.[11]

Di truyền học

Nghiên cứu di truyền công bố tháng 6 năm 2015 trên tạp chí Nature bao gồm một phân tích về 4 phụ nữ từ văn hóa Afanasievo. Hai cá nhân mang nhóm đơn bội J2a2a, một mang T2c1a2 và một mang U5a1a1.[1][12] Các tác giả của nghiên cứu thấy rằng Afanasievo là "không thể phân biệt về mặt di truyền" với văn hóa Yamna.[1] Các kết quả chỉ ra rằng sự mở rộng của tổ tiên của người Afanasiev vào khu vực Altai được thực hiện thông qua "các cuộc di cư quy mô lớn và các thay thế dân số",[1] mà không có sự hỗn huyết với cư dân địa phương.[1][13] Người Afanasiev cũng được tìm thấy là có quan hệ họ hàng gần với văn hóa Poltavka.[13] Theo các tác giả của nghiên cứu này thì nghiên cứu đã củng cố thuyết cho rằng người Afansiev là người Ấn-Âu, có lẽ là tổ tiên của người Tochari.[1]

Trong nghiên cứu di truyền công bố trên tạp chí Science năm 2018, các di cốt của 24 cá nhân được coi là thuộc văn hóa Afanasievo đã được phân tích. Trong số 14 mẫu chiết xuất Y-DNA thì 10 thuộc về R1b1a1a2a2, 3 thuộc về Q1a2 và 1 thuộc về R1b1a1a2a. Tương ứng với mtDNA, phần lớn mẫu thuộc về phân nhánh U (cụ thể là các phân nhánh U5), mặc dù T, J, H và K cũng được phát hiện. Các tác giả của nghiên cứu này trích dẫn các kết quả như là chứng cứ cho thấy văn hóa này đã nổi lên như là kết quả của sự di cư từ thảo nguyên Hắc Hải–Caspi.[14]

Các liên kết có thể có với các nền văn hóa khác

Bởi vì nhiều đặc điểm của nó được quy cho là của người Ấn-Âu sơ kỳ, như sử dụng kim loại, ngựa và xe cộ có bánh xe, và các mối quan hệ văn hóa với nền văn hóa thảo nguyên Kurgan, người Afanasiev được cho là đã nói tiếng Ấn-Âu.[4] Tuy nhiên, các nghiên cứu sinh-khảo cổ học tiên tiến chứng minh rằng văn hóa Afansievo bị thay thế bằng văn hóa Okunev bắt nguồn từ Siberia và trở thành tuyệt chủng cục bộ. Vì thế, không có kết nối giữa người Afansiev và người Tochari chỉ xuất hiện sau đó cả vài nghìn năm.[15]

Nhiều học giả đã gợi ý rằng nền văn hóa Afanasevo chịu trách nhiệm cho việc đưa luyện kim vào Trung Quốc.[16][17]

Kế tục

Văn hóa Afanasievo đã được kế tục bởi văn hóa Okunev, được coi là phần mở rộng của văn hóa rừng không Ấn-Âu trong khu vực này.[4] Tuy nhiên văn hóa Okunev thể hiện những ảnh hưởng từ văn hóa Afanasievo.[1] Sau đó khu vực này đã lần lượt bị chiếm lĩnh bởi các văn hóa như Andronovo, Karasuk, Tagar và Tashtyk.[18][19]

Nghiên cứu của Allentoft et al. (2015) cũng xác nhận rằng văn hóa Afanasievo đã bị thay thế bởi làn sóng di cư thứ hai của người Ấn-Âu từ văn hóa Andronovo trong thời kỳ đồ đồng muộn và thời kỳ đồ sắt sớm.[1][note 1] Các xác ướp Tarim cũng được tìm thấy là gần về mặt di truyền với văn hóa Andronovo hơn là với văn hóa Yamna hoặc văn hóa Afanasievo.[1][20]

Xem thêm

  • Văn hóa gốm

Ghi chú

  1. ^ According to Allentoft and coauthors (2015): "Afanasievo culture persisted in central Asia and, perhaps, Mongolia and China until they themselves were replaced by fierce warriors in chariots called the Sintashta (also known as the Andronovo culture)".

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h i Allentoft, M. E. (ngày 11 tháng 6 năm 2015). “Population genomics of Bronze Age Eurasia”. Nature. Nature Research. 522 (7555): 167–172. doi:10.1038/nature14507. PMID 26062507.
  2. ^ Vadetskaya E., Polyakov A. & Stepanova N. (2014). The set sites of the Afanasievo culture. Barnaul: Azbuka.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Anthony, David W. (ngày 26 tháng 7 năm 2010). The Horse, the Wheel, and Language: How Bronze-Age Riders from the Eurasian Steppes Shaped the Modern World (bằng tiếng Anh). Nhà in Đại học Princeton. tr. 307–310. ISBN 978-1400831104. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2015.
  4. ^ a b c d Mallory, J. P. (1997). Encyclopedia of Indo-European Culture. Taylor & Francis. tr. 4–6. ISBN 1884964982. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2015.
  5. ^ Anthony, David W. (ngày 26 tháng 7 năm 2010). The Horse, the Wheel, and Language: How Bronze-Age Riders from the Eurasian Steppes Shaped the Modern World. Nhà in Đại học Princeton. tr. 264–265, 308. ISBN 978-1400831104. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2015.
  6. ^ Mallory, J. P.; Mair, Victor H. (2000). The Tarim Mummies: Ancient China and the Mystery of the Earliest Peoples from the West. London: Thames & Hudson.
  7. ^ Клейн Л. С. (Leo Klejn). Миграция тохаров в свете археологии. Stratum plus. Т. 2. С. 178-187.
  8. ^ Svyatko, S. (2009). “New Radiocarbon Dates and a Review of the Chronology of Prehistoric Populations from the Minusinsk Basin, Southern Siberia, Russia”. Radiocarbon. 2009 (1): 243–273 & appendix I p. 266. doi:10.1017/S0033822200033798.
  9. ^ Anthony, D. W. (2013). “Two IE phylogenies, three PIE migrations, and four kinds of steppe pastoralism” (PDF). Journal of Language Relationship. 9: 1–21. doi:10.31826/jlr-2013-090105.
  10. ^ a b Rasmussen, S15-16. Các mẫu này được đánh dấu "RISE509" và "RISE511".
  11. ^ Rasmussen, 575.
  12. ^ Mathieson, Iain (ngày 21 tháng 2 năm 2018). “The Genomic History of Southeastern Europe”. Nature. Nature Research. 555 (7695): 197–203. doi:10.1038/nature25778. PMC 6091220. PMID 29466330.
  13. ^ a b Mathieson, Iain (ngày 23 tháng 11 năm 2015). “Genome-wide patterns of selection in 230 ancient Eurasians”. Nature. Nature Research. 528 (7583): 499–503. doi:10.1038/nature16152. PMC 4918750. PMID 26595274.
  14. ^ Narasimhan, Vagheesh M. (ngày 6 tháng 9 năm 2019). “The formation of human populations in South and Central Asia”. Science. American Association for the Advancement of Science. 365 (6457): eaat7487. bioRxiv 10.1101/292581. doi:10.1126/science.aat7487. PMC 6822619. PMID 31488661.
  15. ^ Hollard, Clémence; Zvénigorosky, Vincent; Kovalev, Alexey; Kiryushin, Yurii; Tishkin, Alexey; Lazaretov, Igor; Crubézy, Eric; Ludes, Bertrand; Keyser, Christine (2018). “New genetic evidence of affinities and discontinuities between bronze age Siberian populations”. Am. J. Phys. Anthropol. 167 (1): 97–107. doi:10.1002/ajpa.23607. PMID 29900529.
  16. ^ Baumer, Christoph (ngày 11 tháng 12 năm 2012). The History of Central Asia: The Age of the Steppe Warriors. I.B. Tauris. tr. 122. ISBN 978-1780760605.
  17. ^ Keay, John (ngày 1 tháng 10 năm 2009). China: A History. Basic Books. ISBN 978-0465020027.
  18. ^ “Central Asian Arts: Neolithic and Metal Age cultures”. Encyclopædia Britannica Online. Encyclopædia Britannica. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
  19. ^ “Stone Age: European cultures”. Encyclopædia Britannica Online. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
  20. ^ Haak, Wolfgang (ngày 11 tháng 6 năm 2015). “Massive migration from the steppe was a source for Indo-European languages in Europe”. Nature. Nature Research. 522 (7555): 207–211. doi:10.1038/nature14317. PMC 5048219. PMID 25731166.