Tàu hộ tống khu trục

Tàu hộ tống khu trục USS Evarts của Hải quân Hoa Kỳ

Tàu hộ tống khu trục (tiếng Anh: destroyer escort, ký hiệu lườn DE) là một định danh của Hải quân Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 20 cho một lớp tàu chiến có vận tốc khoảng 20 hải lý trên giờ (23 mph), được thiết kế để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương.[1] Hải quân Hoàng gia Anh và các nước Khối Thịnh vượng chung Anh xem chúng như những tàu frigate, và việc xếp lớp này được chấp nhận rộng rãi khi Hoa Kỳ xếp lại lớp những con tàu này thành frigate (ký hiệu lườn FF) vào năm 1975. Từ khoảng năm 1954 cho đến năm 1975, những tàu hộ tống khu trục (DE) mà Hoa Kỳ đóng mới được gọi là tàu hộ tống đại dương (ocean escort). Tàu khu trục hộ tống và tàu frigate được chế tạo hàng loạt trong Chiến tranh Thế giới thứ hai dành cho chiến tranh chống tàu ngầm, là một thay thế ít tốn kém hơn so với tàu khu trục hạm đội.[2] Những kiểu tàu chiến tương tự trong hải quân các nước khác vào lúc đó bao gồm: 46 chiếc Kaibōkan với động cơ diesel của Hải quân Đế quốc Nhật Bản,[3] 10 tàu hộ tống lớp F của Hải quân Đức quốc xã, và hai chiếc lớp Amiral Murgescu của Hải quân Romania.

Tàu hộ tống khu trục và tàu frigate sau Thế Chiến II lớn hơn những chiếc được chế tạo trong chiến tranh, và tăng cường khả năng tác chiến phòng không, nhưng vẫn nhỏ hơn và chậm hơn các tàu khu trục sau chiến tranh.[4] Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, tàu hộ tống khu trục lớn bằng những tàu khu trục trong Thế Chiến II, và Hải quân Hoa Kỳ cải biến một số tàu khu trục thời Thế Chiến II thành tàu khu trục hộ tống (escort destroyer – DDE).[5]

Mô tả chung

Tàu hộ tống khu trục USS Dealey (DE-1006)

Tàu khu trục hạm đội cần có khả năng di chuyển nhanh bằng hoặc hơn các tàu chiến chủ lực nhanh như tàu sân bay hay tàu tuần dương; việc này đòi hỏi chúng phải đạt được tốc độ 25–35 kn (46–65 km/h) (tùy theo từng thời kỳ và hải quân từng nước). Chúng cũng cần mang theo ngư lôi vào pháo cỡ nhỏ hơn để đối đầu với tàu chiến đối phương, cũng như thiết bị cảm biến và vũ khi để đối phó với tàu ngầm.

Một tàu hộ tống khu trục chỉ cần tốc độ cơ động với một đoàn tàu vận tải di chuyển chậm (trong Thế Chiến II thường là với vận tốc 10–12 kn (19–22 km/h)) và có khả năng phòng không cũng như phát hiện, truy lùng và tấn công tàu ngầm đối phương. Những yêu cầu nhẹ nhàng này giúp giảm bớt đáng kể kích cỡ, chi phí và thủy thủ đoàn cho một tàu hộ tống khu trục. Chúng được tối ưu hóa cho chiến tranh chống tàu ngầm, có đường kính lượn vòng nhỏ hơn và vũ khí chuyên dụng chống ngầm (ví dụ như dàn súng cối chống ngầm Hedgehog bắn ra phía trước) so với tàu khu trục hạm đội. Tốc độ chậm hơn không hẳn là một nhược điểm đối với kiểu tàu này, vì sonar thời kỳ đó trở nên vô dụng với tốc độ trên 20 hải lý trên giờ (37 km/h).

Thay thế cho động cơ tuốc bin hơi nước trang bị trên các tàu khu trục và tàu chiến cỡ lớn, nhiều tàu khu trục hộ tống Hoa Kỳ thời Thế Chiến II có động cơ diesel-điện hoặc turbine-điện, khi phòng động cơ hoạt động như máy phát điện cung cấp dòng điện cho động cơ điện xoay trục chân vịt. Kiểu truyền động này được lựa chọn vì nó không đòi hỏi hộp số giảm tốc (vốn đang rất thiếu hụt do nhu cầu trang bị cho tàu khu trục hạm đội) để hạ số vòng quay động cơ xuống mức tối ưu cho chân vịt. Điện năng cung cấp còn được sử dụng cho các mục đích khác; và sau khi chiến tranh chấm dứt nhiều tàu khu trục hộ tống đã được cải biến để hoạt động như trạm phát điện nổi di động, cung cấp điện cho các thành phố tại Viễn Đông hay Châu Mỹ Latinh.[6][7][8]

Tàu hộ tống khu trục cũng hữu ích trong nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm ven biển và cột mốc radar canh phòng. Trong Thế Chiến II, bảy tàu hộ tống khu trục đã được cải biến thành tàu hộ tống khu trục cột mốc radar (DER), nhằm bổ sung cho các tàu khu trục hạm đội cột mốc radar. Cho dù chúng được rút về những vai trò thứ yếu sau chiến tranh, đến giữa những năm 1950, lại có thêm mười hai chiếc DE được cải biến thành DER và phục vụ cho đến giai đoạn 1960-1965. Nhiệm vụ của chúng là mở rộng phạm vi đường cảnh báo sớm từ xa (DEWL: Distant Early Warning line) trên cả hai phía bờ đại dương, phối hợp với 16 tàu cột mốc radar lớp Guardian, vốn là những tàu Liberty được cải biến.

Trong Thế Chiến II, khoảng 95 tàu hộ tống khu trục đã được Hoa Kỳ cải biến thành tàu vận chuyển cao tốc (APD). Việc này được thực hiện bằng cách bổ sung thêm một tầng sàn tàu, lấy chỗ cho khoảng 10 sĩ quan và 150 binh lính. Hai cần cẩu lớn cũng được trang bị hai bên mạn tàu, mỗi chiếc dùng cho việc hạ thủy một xuồng đổ bộ LCVP (Landing Craft, Vehicle, Personnel).

Nguồn gốc

Đạo luật Cho Thuê-Cho mượn (Lend-Lease) được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào tháng 3 năm 1941 cho phép Anh Quốc được mua sắm tàu buôn, tàu chiến, đạn dược và các vật tư khác cần thiết cho nỗ lực tiến hành chiến tranh. Đến tháng 6 năm 1941, Hải quân Anh đã nhờ đến Hoa Kỳ trong việc thiết kế, chế tạo và cung cấp một kiểu tàu hộ tống phù hợp cho chống tàu ngầm trong bối cảnh Bắc Đại Tây Dương. Đại tá Hải quân Edward L. Cochrane thuộc Văn phòng Tàu chiến Hải quân Mỹ đã đưa ra một thiết kế cho loại tàu này,[9] được biết đến như là tàu hộ tống khu trục Anh (BDE: British destroyer escort). Tên gọi BDE được giữ lại cho sáu chiếc tàu hộ tống khu trục đầu tiên được chuyển cho Anh (BDE 1, 2, 3, 4, 12 và 46) trong tổng số 50 chiếc đặt hàng. Đây là số lượng mà phía Anh nhận được; số còn lại được xếp lại lớp thành tàu hộ tống khu trục (DE: destroyer escort) vào ngày 25 tháng 1 năm 1943 và được Hải quân Hoa Kỳ sử dụng.[10]

Sau khi Hoa Kỳ chính thức tham chiến, họ nhận ra nhu cầu cần có tàu hộ tống chống ngầm của riêng mình, nhu cầu được những chiếc tàu hộ tống khu trục sẵn có đáp ứng hoàn hảo. Vì vậy một chế độ phân phối được đặt ra: cứ mỗi năm chiếc được chế tạo, bốn chiến sẽ được Hoa Kỳ giữ lại và một chiếc được chuyển cho Anh.

Xếp lớp lại tàu chiến Hoa Kỳ sau Thế Chiến II

Trong giai đoạn sau Thế Chiến II, tàu hộ tống khu trục được chế tạo mới được gọi là tàu hộ tống đại dương cho dù vẫn giữ lại ký hiệu lườn DE. Tuy nhiên hải quân các nước khác, đặc biệt là các nước thành viên Khối NATOLiên Xô lại theo một xu hướng xếp loại khác, đưa đến một số nhầm lẫn. Để giải quyết vấn đề, việc xếp lại lớp tàu năm 1975 của Hải quân Hoa Kỳ đã đổi lớp tàu hộ tống đại dương (và lớp tàu khu trục hộ tống nói chung) trở thành tàu frigate với ký hiệu lườn FF.[11] Việc này đã giúp thuật ngữ của Hải quân Hoa Kỳ tương xứng với Khối NATO và giúp cho việc so sánh với tàu chiến Xô Viết dễ dàng hơn.

Cho đến năm 2006, vẫn không có kế hoạch đóng thêm tàu frigate cho Hải quân Hoa Kỳ; lớp tàu khu trục Zumwalt và các tàu chiến đấu ven biển lớp Freedom và lớp Independence là những lớp tàu duy nhất ở hạng trọng lượng này. Tuy nhiên đến năm 2017, Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu đề xuất một lớp tàu frigate mới tạm thời được đặt tên FFG(X). Vấn đề lớn nảy sinh trong việc xếp lớp tàu là sẽ dựa trên công năng (hộ tống hay phòng không) hay dựa trên kích cỡ (lượng choán nước). Một ví dụ của vấn đề này lớp tàu tuần dương phòng không Ticonderoga, được xếp lớp như một tàu tuần dương cho dù sử dụng cùng một lườn tàu với lớp tàu khu trục Spruance.

Chiến tranh Việt Nam

Trong Chiến tranh Việt Nam, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã nhận được từ Hải quân Hoa Kỳ hai chiếc tàu hộ tống khu trục lớp Edsall: USS Camp (DE-251) đã hoạt động như là chiếc tuần dương hạm Trần Hưng Đạo (HQ-1),[12] và USS Foster (DE-334) hoạt động như là chiếc tuần dương hạm Trần Khánh Dư (HQ-4).[13]

Tổng quan các lớp tàu hộ tống khu trục của Hải quân Hoa Kỳ

Tên lớp Chiếc dẫn đầu Nhập biên chế Số lượng chế tạo
lớp Evarts (GMT)[14] USS Evarts (DE-5) 15 tháng 4, 1943 97
lớp Buckley (TE)[15] USS Buckley (DE-51) 30 tháng 4, 1943 148
lớp Cannon (DET)[16] USS Cannon (DE-99) 26 tháng 9, 1943 72
lớp Edsall (FMR)[17] USS Edsall (DE-129) 10 tháng 4, 1943   85
lớp Rudderow (TEV)[18] USS Rudderow (DE-224) 15 tháng 5, 1944 22
lớp John C. Butler (WGT)[19] USS John C. Butler (DE-339) 31 tháng 3, 1944 83
lớp Dealey[20] USS Dealey (DE-1006) 3 tháng 6, 1954 13
lớp Claud Jones[21] USS Claud Jones (DE-1033) 10 tháng 2, 1959 4
lớp Bronstein[22] USS Bronstein (DE-1037) 15 tháng 6, 1963 2
lớp Garcia[23] USS Garcia (DE-1040) 21 tháng 12, 1964 10
lớp Brooke[24] USS Brooke (DEG-1) 12 tháng 3, 1966 6
lớp Knox[25] USS Knox (DE-1052) 12 tháng 4, 1969 46

Chú thích

Bản mẫu:DANFS

Ghi chú

Tham khảo

  1. ^ Blackman 1970, tr. 393 & 394.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBlackman1970 (trợ giúp)
  2. ^ Potter & Nimitz 1960, tr. 550.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFPotterNimitz1960 (trợ giúp)
  3. ^ Watts 1966, tr. 225-239.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFWatts1966 (trợ giúp)
  4. ^ Cooney 1980, tr. 6 & 7.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFCooney1980 (trợ giúp)
  5. ^ NAVPERS 1965, tr. 32 & 35.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFNAVPERS1965 (trợ giúp)
  6. ^ Naval Historical Center. “Donnell (DE-56)”. Dictionary of American Naval Fighting Ships. Navy Department, Naval History and Heritage Command.
  7. ^ Naval Historical Center. “Foss (DE-59)”. Dictionary of American Naval Fighting Ships. Navy Department, Naval History and Heritage Command.
  8. ^ Naval Historical Center. “Reeves I (DE-156)”. Dictionary of American Naval Fighting Ships. Navy Department, Naval History and Heritage Command.
  9. ^ Franklin 1999, tr. 6–7.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFFranklin1999 (trợ giúp)
  10. ^ Franklin 1999, tr. 7.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFFranklin1999 (trợ giúp)
  11. ^ Bauer & Robert 1991, tr. 251-252.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBauerRobert1991 (trợ giúp)
  12. ^ Yarnall, Paul R. (ngày 16 tháng 7 năm 2020). “USS Camp (DE-251)”. NavSource.org. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2021.[liên kết hỏng]
  13. ^ Yarnall, Paul R. (ngày 24 tháng 1 năm 2020). “USS Forster (DE-334)”. NavSource.org. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2021.[liên kết hỏng]
  14. ^ Silverstone 1968, tr. 153-157.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFSilverstone1968 (trợ giúp)
  15. ^ Silverstone 1968, tr. 157-163.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFSilverstone1968 (trợ giúp)
  16. ^ Silverstone 1968, tr. 164-167.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFSilverstone1968 (trợ giúp)
  17. ^ Silverstone 1968, tr. 167-170.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFSilverstone1968 (trợ giúp)
  18. ^ Silverstone 1968, tr. 163 & 164.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFSilverstone1968 (trợ giúp)
  19. ^ Silverstone 1968, tr. 170-175.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFSilverstone1968 (trợ giúp)
  20. ^ Blackman 1970, tr. 458.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBlackman1970 (trợ giúp)
  21. ^ Blackman 1970, tr. 457.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBlackman1970 (trợ giúp)
  22. ^ Blackman 1970, tr. 456.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBlackman1970 (trợ giúp)
  23. ^ Blackman 1970, tr. 455.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBlackman1970 (trợ giúp)
  24. ^ Blackman 1970, tr. 452.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBlackman1970 (trợ giúp)
  25. ^ Blackman 1970, tr. 453.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBlackman1970 (trợ giúp)

Thư mục

  • Bauer, K. Jack; Roberts, Stephen S. (1991). Register of Ships of the U.S. Navy, 1775-1990: Major Combatants. Westport, Connecticut: Greenwood Press. ISBN 0-313-26202-0.
  • Blackman, Raymond V.B. (1970–71). Jane's Fighting Ships. Jane's Yearbooks.
  • Collingwood, Donald (1998). The Captain class frigates in the second world war: an operational history of the American-built destroyer escorts serving under the White Ensign from 1943–46. Leo Cooper. ISBN 978-0-85052-615-8. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2012.
  • Cooney, David M. (1980). Ships, Aircraft and Weapons of the United States Navy. United States Government Printing Office.
  • Franklin, Bruce Hampton (1999). The Buckley-Class Destroyer Escorts. Chatham Publishing. ISBN 1-86176-118-X.
  • Lenton, H T. (1998). British and Empire Warships of the Second World War. Greenhill Books/Naval Institute Press. ISBN 1-85367-277-7. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2012.
  • Lenton, H.T. (1974). British Escort Ships. Macdonald and Jane's. ISBN 0-356-08062-5. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2012.
  • Morison, Samuel Eliot (1956). History of United States Naval Operations in World War II. Vol. 10: The Atlantic Battle Won, May 1943 – May 1945. Little, Brown and Company. ISBN 978-0316583107. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2012.
  • NAVPERS (1955). Warship Identification Manual. United States Government Printing Office.
  • Potter, E.B.; Nimitz, Chester W. (1960). Sea Power. Prentice-Hall.
  • Silverstone, Paul H. (1968). U.S. Warships of World War II. Doubleday & Company.
  • Watts, Anthony J. (1966). Japanese Warships of World War II. Doubleday & Company.

Nguồn trực tuyến

  • Mooney, James L. “Hotham”. Dictionary of American Naval Fighting Ships. The Naval Historical Foundation. OCLC 2794587. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2004. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2007.

Liên kết ngoài

  • Destroyers and escort ships tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  • DESA - Destroyer Escort Sailors Association
  • Destroyer Escort Historical Museum, Albany, NY
  • Seawolf Park GALVESTON
  • Free cardstock model plan of Butler class Destroyer Escort, to print off and assemble.
  • USS Slater Lưu trữ 2006-06-14 tại Wayback Machine Photos on board the Destroyer Escort USS Slater DE-766
  • USS Bangust WWII Photos of life on board the Destroyer Escort USS Bangust DE-739 in WWII
  • Destroyer Escort Bangust DE-739 Home Page
  • Captains Class Frigates
  • Escort http://www.uboat.net/
  • [1]
  • [2]
  • Why DE boats are death to subs Lưu trữ 2012-10-06 tại Wayback Machine August 1943 Popular Science article on destroyer escort with large illustration
  • x
  • t
  • s
Tàu sân bay
Thiết giáp hạm
Tàu tuần dương
Tàu hộ tống
Tàu vận tải
  • Tàu vận tải đổ bộ kiểu ụ nổi
  • Tàu tác chiến đổ bộ
  • Tàu vận tải tấn công
  • Tàu đổ bộ
  • Tàu đổ bộ kiểu ụ nổi
  • Tàu sân bay đổ bộ
  • Landing Craft Support
  • Landing Ship Heavy
  • Landing Ship Infantry
  • Landing Ship Logistics
  • Landing Ship Medium
  • Landing Ship Tank
  • Landing Ship Vehicle
  • Tàu chở quân
Tàu tuần tra
  • Tàu hơi nước kiểm soát vũ trang
  • Du thuyền vũ trang
  • Coastal Motor Boat
  • Tàu corvette
  • Tàu pháo
  • Harbour defence motor launch
  • Motor Launch
  • Tàu đánh cá lưới kéo hải quân
  • Tàu đánh cá lưới vét hải quân
  • Tàu kiểm soát đại dương
  • Tàu tuần tra
  • Q-ship
  • Steam gun boat
  • Tàu săn ngầm
  • Tàu phóng lôi
Tàu chiến tiến công nhanh
  • E-boat
  • MAS
  • MGB
  • Tàu tên lửa
  • MTB
  • MTM
  • MTSM
  • Tàu phóng lôi tuần tra
  • Shin'yō
Chiến tranh mìn
  • Tàu thả phao đánh dấu
  • Tàu quét mìn khu trục
  • Tàu rà phá mìn
  • Tàu đặt mìn
  • Tàu săn mìn
  • Tàu rải mìn
  • Tàu quét mìn
Chỉ huy và hỗ trợ
  • Tàu tiện nghi
  • Tàu chở đạn
  • Tàu sửa chữa phụ trợ kiểu ụ nổi
  • Tàu phụ trợ
  • Tàu chở than
  • Tàu kho chiến đấu
  • Tàu chỉ huy
  • Tàu cẩu
  • Tàu kho sử dụng chung
  • Tàu tiếp liệu khu trục
  • Tàu liên lạc
  • Tàu hỗ trợ chiến đấu nhanh
  • Tàu bệnh viện
  • Tàu hỗ trợ chung
  • Tàu kéo
  • Tàu thả lưới
  • Tàu sửa chữa
  • Tàu tiếp dầu
  • Tàu tiếp liệu tàu ngầm
Tàu ngầm
Thuật ngữ liên quan khác
  • Cổng thông tin Quân sự
  • Cổng thông tin Hàng hải