Svāmī Vivekānanda

Svāmī Vivekānanda

Svāmī Vivekānanda (Bengali: স্বামী বিবেকানন্দ Shami Bibekanondo; tiếng Anh: Swami Vivekananda), tên khai sinh là Narendranath Dutta (Nôrendronath Dotto) (12 tháng 1 năm 1863 - 4 tháng 7 năm 1902) là một tu sĩ Ấn Độ giáo Ấn Độ, một trong những lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất của trường phái Vedānta. Ông là đại đệ tử của Ramakrishna Paramahamsa và là người sáng lập ra Ramakrishna Math và Ramakrishna Mission. Nhiều người xem ông là thần tượng cho lòng nhiệt tình, ảnh hưởng tích cực lên lớp trẻ, tầm nhìn thoáng về các vấn đề xã hội, và vô số bài giảng và bài nói chuyện về triết lý Vedanta.

Tiểu sử

Sinh ra và thời thơ ấu

Narendranath Dutta (thường gọi tắt là Narendra và Naren)[1] sinh ra ở Shimla Pally, Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ vào ngày 12 tháng 1 năm 1863 như là con trai của Viswanath Dutta và Bhuvaneswari Devi. Mặc dù còn nhỏ tuổi, cậu bé đã lộ rõ sự khôn ngoan và trí nhớ tốt. Cậu thực tập thiền định từ tuổi rất bé. Khi tại trường, cậu học giỏi, cũng như chơi được nhiều trò thể thao. Cậu tổ chức một đoàn hát nghiệp dư và một gymnasium và học các mônđánh kiếm, đánh vật, đua thuyền và các môn thể thao khác. Cậu cũng học các chơi nhạc cụ và thanh nhạc. Cậu là lãnh đạo trong nhóm các bạn bè. Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, cậu thắc mắc về sự đúng đắn của các phong tục mê tín dị đoan và sự phân biệt dựa trên giai cấp (caste) và tôn giáo.

Vào năm 1879, Narendra vào trường Cao đẳng Presidency, Calcutta để học các lớp cao hơn. Sau một năm, cậu gia nhập Cao đẳng Hội thánh Scotland, Calcutta và học tập ngành triết học. Trong khóa học, cậu học logic phương tây, triết lý phương tây và lịch sử của các quốc gia châu Âu.

Các câu hỏi bắt đầu nổi lên trong đầu óc non trẻ của Narendra về Thượng đế và sự hiện hữu của Thượng đế. Điều này làm cậu liên hệ với Brahmo Samaj, một phong trào tôn giáo quan trọng vào thời gian đó, được lãnh đạo bởi Keshab Chandra Sen. Nhưng những lời cầu nguyện của giáo đoàn của Samaj và những bài hát thánh ca không làm thỏa mãn lòng khao khát của Narendra để nhận ra được Thượng đế. Cậu hỏi các lãnh tụ của Brahma Samaj liệu là họ đã thấy Thượng đế bao giờ hay chưa. Cậu không bao giờ có câu trả lời thỏa đáng. Đúng vào thời gian này Giáo sư Hastie của Cao đẳng Hội thành Scotland bảo cậu tìm đến Sri Ramakrishna ở vùng Dakshineswar.

Với Ramakrishna

Narendra gặp Ramakrishna lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1881. Cậu hỏi Ramakrishna cùng một câu hỏi cũ, liệu là ông đã nhìn thấy Thượng đế hay chưa. Câu trả lời ngay lập tức từ Ramakrishna là, "Rồi, ta thấy Thượng đế, cũng như ta nhìn thấy con nơi này, chỉ ở một mức độ rất mạnh hơn mà thôi." Narendra kinh ngạc và bối rối. Cậu có thể cảm thấy lời nói của ông ta chân thật và thốt ra từ chiều sâu của kinh nghiệm bản thân. Cậu bắt đầu ghé thăm Ramakrishna thường xuyên.

Mặc dù Narendra không thể chấp nhận Ramakrishna và những điều ông ta nhận thấy, cậu không thể không chú ý đến ông. Luôn luôn là trong bản chất của Narendra là phải thử nghiệm bất kì điều gì một cách cặn kẽ trước khi cậu có thể chấp nhận nó. Cậu thử Ramakrishna đến mức tối đa, nhưng vị thầy kiên trì, vị tha, khôi hài, và đầy tình thương. Ông không bao giờ yêu cầu Narendra từ bỏ suy luận, và ông đương đầu với tất cả các tranh luận của Narendra và các thử nghiệm của cậu với sự kiên nhẫn vô hạn. Theo thời gian, Narendra chấp nhận Ramakrishna, và khi cậu chấp nhận, sự chấp nhận của cậu là hoàn toàn thành tâm. Trong khi Ramakrishna chủ yếu dạy thuyết nhị nguyên và Bhakti cho các đệ tử còn lại, ông dạy cho Narendra môn Advaita Vedanta, triết lý nhất nguyên.

Cha của Narendra đột ngột qua đời năm 1884, khiến gia đình ông bị phá sản; chủ nợ liên tục đến đòi nợ, và những người bà con dọa đuổi gia đình ông khỏi quê hương. Narendra, từng là con một gia đình có của ăn của để, trở thành một trong những sinh viên nghèo nhất cao đẳng.[2] Ông cố kiếm việc không được và nghi vấn sự hiện hữu của Thượng đế,[3] nhưng dần tìm được sự an ủi nơi Ramakrishna và đến thăm Dakshineswar nhiều hơn.[4] Trong suốt thời gian học tập năm năm dưới sự hướng dẫn của Ramakrishna, Narendra đã được chuyển hóa từ một cậu bé hiếu động, tò mò, không kiên nhẫn thành một người đàn ông trưởng thành.

Có lần Narendra cung thỉnh Ramakrishna đi khấn nữ thân Kali gia hộ cho tài chính gia đình ông ổn định lại. Ramakrishna bảo Narendra nên tự đi khấn. Theo lời thầy Ramakrishna, Narendra đến đền 3 lần, nhưng khi đến đền ông không thể cầu điều gì liên quan tới những ràng buộc trần thế. Cuối cùng ông cầu xin sự thấu hiểu và quan tâm từ nữ thần.[5][6][7] Narendra dần dần trở nên xuất thế, sẵn sàng từ bỏ mọi thứ để tìm ra Thượng đế, và nhận Ramakrishna làm đạo sư.[8]

Không lâu sau đó, cuộc đời của Ramakrishna kết thúc dưới dạng ung thư cuống họng vào tháng 8 năm 1886. Sau sự kiện này Narendra và một nhóm nòng cốt của các đệ tử của Ramakrishna thề trở thành tu sỹ và từ bỏ tất cả, và bắt đầu sống ở một căn nhà được xem như là bị ma ám tại Baranagore. Họ nhận của bố thí để thỏa mãn cái đói và các nhu cầu khác được lo bởi các cư sĩ giàu có của Ramakrishna.

Lang thang khắp Ấn Độ

Không lâu sau đó, những khất sĩ trẻ của xứ Baranagore muốn sống đời xuất gia lang thang với áo quần sờn rách và bát khất thực mà không có một của cải nào khác cả. Vào tháng 7 năm 1890, Vivekananda khởi hành một chuyến đi dài, mà không biết là cuộc du hành sẽ đưa mình về nơi nào. Cuộc du hành theo sau đó đã đưa ông đi khắp chiều dài và chiều rộng của tiểu lục địa Ấn Độ. Trong những ngày này, Vivekananda mang nhiều tên khác nhau như là Vividishananda, Satchidananda, v.v, Người ta cho rằng ông được gọi bằng tên Vivekananda bởi vua xứ Khetri cho những nhận thức sáng suốt của ông về sự vật, tốt và xấu.

Trong những ngày lang thang này, Vivekananda đã ngụ lại dinh thự của vua chúa, cũng như trong túp lều của người nghèo khổ. Ông đã có dịp tiếp cận khá gần với văn hóa của nhiều vùng khác nhau khác nhau của Ấn Độ và nhiều tầng lớp người khác nhau ở Ấn Độ. Vivekananda quan sát thấy sự bất công trong xã hội và sự tàn bạo trên danh nghĩa giai cấp xã hội (caste). Ông nhận ra nhu cầu canh tân hóa ở tầm vóc toàn quốc nếu như Ấn Độ muốn tồn tại. Ông đến Kanyakumari, cực nam tiểu lục địa Ấn Độ vào ngày 24 tháng 12 1892. Nơi đó, ông bơi qua biển và bắt đầu thiền định trên một tảng đá đơn độc. Do đó ông thiền trong suốt ba ngày và sau này nói là thiền về quá khứ, hiện tại và tương lai của Ấn Độ. Tảng đá sau này trở thành đài tưởng niệm Vivekananda tại Kanyakumari.

Vivekananda đến Madras và nói về những dự định của ông cho Ấn Độ và Ấn Độ giáo với các bạn trẻ ở Madras. Họ rất khâm phục vị xuất sĩ và khuyến khích ông hãy đi tới Hoa Kỳ và đại diện cho Ấn Độ giáo trong Hội nghị Quốc tế về các tôn giáo (World Parliament of Religions). Do đó, với sự giúp đỡ của các bạn ông ở Madras, các tiểu vương xứ Ramnad, Mysore và Khetri, Vivekananda bắt đầu chuyến du hành đến Mỹ.

Ở phương Tây

Vivekananda được đón nhận nồng nhiệt tại Hội nghị các Tôn giáo quốc tế năm 1893Chicago, Illinois, nơi ông đã có một loạt các bài giảng. Ông cũng được vỗ tay nồng nhiệt khi bắt đầu bài nói chuyện của mình bằng các từ nổi tiếng, "Các anh chị em của nước Mỹ." Chuyến đến đi đến Mỹ của Vivekananda được xem bởi nhiều người như là cột mốc đánh giá sự bắt đầu chú ý đến Ấn Độ giáo của người phương Tây không chỉ đơn thuần là một tập tục lạ lùng từ phương đông, nhưng như là một truyền thống triết học và tôn giáo sống động mà thực ra có thể có một vài thứ quan trọng để dạy cho người phương Tây. Chỉ trong một vài năm của Hội nghị, ông đã bắt đầu các trung tâm Vedantic ở New York CityLondon, nói chuyện ở nhiều đại học lớn và khơi dậy sự chú ý đến Ấn Độ giáo của người phương Tây. Thành công của ông không phải là không có những điều tranh cãi, đa số là từ những đoàn truyền giáo của Thiên Chúa Giáo mà ông hết sức chỉ trích. Sau bốn năm du hành, diễn thuyết và ẩn dật ở phương Tây, ông quay trở lại Ấn Độ vào năm 1897.

Trở lại Ấn Độ

Những người hâm mộ và các tín đồ của Vivekananda đã tổ chức tiếp đón trọng thể khi ông quay trở lại Ấn Độ. Ở Ấn Độ, ông đã có một loạt các bài giảng, và tập hợp các bài giảng này được biết đến như là "Các bài giảng từ Colombo đến Almora" và được xem là đã nâng cao tinh thần của xã hội Ấn Độ bị áp bức lúc đó. Ông thành lập Hội truyền giáo Ramakrishna. Hội này bây giờ là một trong các dòng tu lớn nhất của xã hội Ấn Độ giáoẤn Độ.

Tuy nhiên, ông phải chịu nhiều chỉ trích gay gắt của các nhà bảo thủ Ấn Độ guíao bởi vì đã du hành sang—cái mà họ cảm nhận như là—phương Tây không trong sạch. Những người đương thời cũng nghi vấn về động cơ hành động của ông, tự hỏi rằng liệu là danh vọng và hào quang của sự truyền bá Ấn Độ giáo đã thỏa hiệp với những lời thề nguyện ban đầu của ông khi bước vào dòng tu. Sự nhiệt tình của ông về Hoa Kỳ và nước Anh, và sự thành tâm về tôn giáo của ông đối với quê mẹ, đã tạo nên nhiều căng thẳng đáng kể trong những năm tháng cuối cùng của ông.

Ông du hành sang phương Tây một lần nữa từ tháng 1 năm 1899 đến tháng 12 năm 1900.

Qua đời

Svāmī Vivekānanda viên tịch ngày 4 tháng 7 năm 1902.[9] Ngày hôm đó ông dậy rất sớm, đến điện thờ ở Belur. Thông thường ông bảo mở hết các cửa, nhưng lần này ông đóng cửa sổ và khóa các cửa ra vào. Ông thiền định một mình từ 8 đến 11 giờ sáng, rồi ông giảng về trường phái Shukla-Yajur-Veda, văn phạm tiếng Phạn và triết lý yoga cho môn đệ.[10][11][12] Sau đó ông thảo luận với các đạo hữu về dự án đại học Veda của Hiệp hội Ramakrishna. Lúc 7:00 tối. Vivekananda về phòng, đuổi hết đệ tử, yêu cầu họ không làm phiền.[10] Đến 9:20 tối, ông viên tịch trong khi thiền tịch.[13] Các môn sinh của ông thấy ông có mấy giọt máu chảy ra ở mũi, miệng và mắt. Họ tin là ông đã đạt được đại định (mahasamādhi), làm khai mở vùng luân xa vương miện (brahmarandhra) dẫn đến đứt mạch máu trong não ông[14].[15][12] Lời tiên tri của Vivekananda: ""Tôi không sống đến bốn mươi tuổi đâu" đã trở thành hiện thực.[16][12] Ông được hỏa thiêu trên một dàn hỏa táng dựng lên bằng gỗ chiên đàn, bên bờ sông Hằng tại Belur, đối diện với nơi thầy ông là Ramakrishna được hỏa táng 16 năm trước.[17]

Triết lý và các quy luật

Vivekananda bản thân là một triết gia nổi tiếng. Một trong những đóng góp quan trọng của ông là diễn tả làm thế nào mà suy nghĩ Advaitin không chỉ đơn thuần là một triết lý xa vời, nhưng làm thế nào nó cũng có hiệu quả về mặt xã hội hay cả về mặt chính trị. Một bài học quan trọng mà ông nói là nhận được từ Ramakrishna là "Jiva là Shiva " (mỗi cá nhân đều là thần linh). Điều này trở thành chân ngôn của ông, và ông hình thành khái niệm về daridra narayana seva - phụng sự Thượng đế trong và thông qua con người (khốn khổ). Nếu thật sự có một sự thống nhất của Đại ngã ẩn bên dưới tất cả mọi sự vật, thì trên cơ sở nào mà chúng ta tự xem là tốt hơn hay xấu hơn, hay là ngay cả giàu có hơn hay nghèo khổ hơn, những người khác? - Đây là câu hỏi mà ông tự hỏi chính mình. Cuối cùng, ông kết luận rằng những điểm khác nhau này sẽ mờ dần đi thành không còn gì cả trong ánh sáng của sự thống nhất trong kinh nghiệm đạt được Giải thoát (Moksha) của người thành tâm. Điều nổi lên là lòng từ bi đối với những "cá nhân" vẫn chưa nhận ra được sự thống nhất này và một lòng quyết tâm giúp đỡ họ.

Swami Vivekananda thuộc về một nhánh Vedanta tin rằng không một ai có thể tự do thật sự cho đến khi toàn bộ chúng ta đều tự do. Ngay cả mong muốn cứu rỗi mang tính cá nhân cũng phải được từ bỏ, và chỉ bằng các việc làm không mệt mỏi cho sự cứu rỗi của người khác mới là dấu hiệu thật sự của một người đã giác ngộ. Ông thành lập Hiệp hội Sri Ramakrishna Math trên cơ sở Atmano Mokshartham Jagad-hitaya cha (आत्मनॊ मोक्षार्थम् जगद्धिताय च) (cho sự cứu rỗi của bản thân và cho sự thịnh vượng của thế giới).

Tuy nhiên, Vivekananda cũng ủng hộ một sự phân biệt rõ rệt giữa tôn giáo và nhà nước ("nhà thờ và nhà nước"). Mặc dù các phong tục xã hội đã hình thành trong quá khứ với sự thừa nhận mang tính tôn giáo, bây giờ không phải chuyện của tôn giáo đi can thiệp vào các vấn đề như cưới xin, thừa kế và nhiều thứ khác. Một xã hội lý tưởng sẽ là một hỗn hợp của kiến thức Bà-la-môn, văn hóa Sát-đế-lợi, hiệu quả làm việc Phệ-xá và đạo đức bình đẳng Thủ-đà-la. Bị chi phối mạnh bởi bất cứ một thứ nào sẽ dẫn đến nhiều kiểu xã hội không cân bằng khác nhau. Vivekananda không cảm thấy rằng tôn giáo, hay bất cứ một thế lực nào khác, nên được dùng một cách bắt buộc để đem lại một xã hội lý tưởng, bởi vì điều này là một thứ gì đó sẽ tiến hóa một cách tự nhiên bởi các thay đổi mang tính cá nhân khi các điều kiện là thích hợp.

Vivekanda nhấn mạnh liên hệ giữa đạo đức với việc làm chủ tâm trí, đồng thời coi sự thật, sự thanh tịnh và bao dung là những yếu tố cần thiết để đạt được điều này.[18] Ông khuyên các đồ đệ của mình sống trong sạch, không ích kỉ và có đức tin. Ông khuyến khích thực hành Phạm hạnh (sống độc thân).[19] Trong một trong các cuộc nói chuyện với người bạn thời thơ ấu của mình là Sri Priya Nath Sinha ông nói rằng các sức mạnh về thể lực và tinh thần, tài hùng biện của ông có được là do thực tập Phạm hạnh.[20] Ông còn khẳng định thành công là hệ quả của suy nghĩ và hành động toàn tâm toàn lực; trong các bài giảng tại Raja Yoga ông phát biểu "Lấy 1 ý tưởng. Biến nó thành cuộc đời bạn – nghĩ về nó, mơ về nó, sống trên nó. Hãy để bộ não, các cơ, hệ thần kinh của bạn tràn đầy ý tưởng này, và cứ bỏ mặc mọi ý tưởng khác. Đây là con đường thành công, là cách mà nhiều đạo sư tâm linh vĩ đại được tạo ra".[21]

Vivekananda không ủng hộ các lãnh vực mới nổi lên như tâm lý học không truyền thống (para psychology), thuật chiêm tinh (một ví dụ có thể tìm thấy trong bài nói chuyện của ông Man the Maker of his Destiny, Complete-Works, Volume 8, Notes of Class Talks and Lectures) nói rằng dạng tò mò này không giúp cho sự tiến bộ về tâm linh nhưng thật ra là làm cản trở sự phát triển tâm linh.

Tương tác với các nhân vật lớn cùng thời

Rất nhiều năm sau khi ông qua đời, Rabindranath Tagore (một thành viên nổi bật của Brahmo Samaj) đã nói: Nếu như bạn muốn biết về Ấn Độ, hãy nghiên cứu Vivekananda. Trong ông ta tất cả đều tích cực và không có thứ gì là tiêu cực. Đáng để ý là, trong những năm trước đó Tagore không kính trọng Swami Vivekananda cho lắm vì ông thờ các bức tượng. Mặt khác, Vivekananda cũng không có mấy ấn tượng về Tagore, mặc dù ông đã từng tiếp xúc với cha của Tagore Maharshi Debendra Nath. Vivekananda hát rất hay là thường hát nhiều bài Bhajans, bao gồm mười hai bài viết và sáng tác bởi Tagore.

Mahatma Gandhi người đã đích thân cố gắng cải cách Ấn Độ giáo đã nói: Những tác phẩm của Swami Vivekananda không cần một lời giới thiệu từ một ai cả. Tự thân chúng đã có một sự thu hút không cản lại được.

Mặc dù có lẽ là không dễ nhận thấy, Swami Vivekananda đã khởi xướng phong trào giành lại độc lập cho Ấn Độ. Những tác phẩm của đã đem lại nguồn cảm hứng cho cả một thế hệ các nhà tranh đấu cho tự do, đặc biệt là ở Bengal và trên toàn cõi Ấn Độ. Người nổi bật nhất là Subhash Chandra Bose:

Tôi không thể viết về Vivekananda mà không đi vào trạng thái say mê. Chỉ một vài người thật sự hiểu được ông ngay cả trong những người có diễm phúc ở gần ông ta. Nhân cách của ông đa dạng, thâm thúy và phức tạp... Coi thường sự hy sinh của bản thân, không ngừng hoạt động, tình thương vô hạn, sâu sắc và toàn diện về kiến thức, dồi dào tình cảm, không nhân nhượng trong việc đả kích nhưng vẫn đơn giản như một đứa bé, ông là một nhân cách hiếm có trong thế giới của chúng ta...

Aurobindo Ghosh, thực sự đã xem Swamiji như là người hướng dẫn mình. Trong khi ở Nhà tù Alipore, Sri Aurobindo thường được viếng thăm bởi Swami Vivekananda trong khi ông thiền định. Swamiji đã hướng dẫn về yoga cho Sri Aurobindo.

Vivekananda là một linh hồn đầy sức mạnh nếu như đã từng có một linh hồn như thế, một con sư tử giữa nhân loại, nhưng những tác phẩm mà ông để lại là khá không tương xứng với ấn tượng của chúng ta về sức sáng tạo và năng lượng của ông. Chúng ta cảm nhận rằng ảnh hưởng của ông vẫn còn khá lớn, chúng ta không biết thế nào, từ đâu, trong một thứ chưa hình thành, một thứ như sư tử, khổng lồ, thuộc về trực giác, đang dâng lên và đi vào linh hồn của Ấn Độ và chúng ta nói rằng, "Hãy nhìn, Vivekananda vẫn sống trong linh hồn của quê mẹ và trong linh hồn của những người con của quê hương"--Sri Aurobindo--1915 in Vedic Magazine.

Ở nước ngoài, ông có tiếp xúc với Max Mueller. Nikola Tesla là một trong những người bị ảnh hưởng bởi triết lý Vedic diễn giảng bởi Swami Vivekananda.

Tác phẩm

Các cuốn sách của ông (biên soạn từ các bài giảng vòng quanh thế giới) về bốn loại Yoga (Raja Yoga, Karma Yoga, Bhakti Yoga, Jnana Yoga) rất có ảnh hưởng và vẫn được xem là các cuốn sách căn bản cho bất cứ ai thích thực tập Yoga của người Hindu. Các lá thư của ông có giá trị lớn về văn học và tâm linh. Ông cũng hát rất hay và là một nhà thơ. Ông đã sáng tác nhiều bài hát bao gồm bài mà ông ưa thích nhất Kali người Mẹ. Ông sử dụng tính khôi hài trong các bài nói chuyện của mình, ngôn ngữ rất trôi chảy và tự do. Những tác phẩm viết bằng tiếng Bengal của ông chứng minh sự việc rằng ông tin rằng lời nói - nói hay viết nên được làm cho mọi việc dễ hiểu hơn là phô trương kiến thức của người nói hay của người viết.

Sách vở bởi Swami Vivekananda

  • The complete Works of Swami Vivekananda ISBN 81-85301-46-8
  • Jnana Yoga by Swami Vivekananda ISBN 0-911206-21-3
  • Raja Yoga by Swami Vivekananda ISBN 0-911206-23-X
  • Karma Yoga and Bhakti Yoga by Swami Vivekananda ISBN 0-911206-22-1
  • Life of Vivekananda by Romain Rolland ISBN 81-85301-01-8
  • Vivekananda: A Biography by Swami Nikhilananda ISBN 0-911206-25-6
  • The life of Swami Vivekananda by his eastern and western disciples ISBN 81-7505-044-6
  • Swami Vivekananda: A Reassessment by Narasingha P. Sil ISBN 0-945636-97-0

Các câu nói

"Each soul is potentially divine. The goal is to manifest this divinity within, by controlling nature, external and internal. Do this either by work, or worship, or psychic control, or philosophy - by one, or more, or all of these - and be free. This is the whole of religion. Doctrines, or dogmas, or rituals, or books, or temples, or forms, are but secondary details."
"The one theme of the Vedanta philosophy is the search after unity. The Hindu mind does not care for the particular; it is always after the general, nay, the universal. "what is it that by knowing which everything else is to be known." That is the one search."
"Look upon every man, woman, and everyone as God. You cannot help anyone, you can only serve: serve the children of the Lord, serve the Lord Himself, if you have the privilege."
"It may be that I shall find it good to get outside of my body -- to cast it off like a disused garment. But I shall not cease to work! I shall inspire men everywhere, until the world shall know that it is one with God."
"Mankind ought to be taught that religions are but the varied expressions of THE RELIGION, which is Oneness, so that each may choose the path that suits him best."
" So long as even a single dog in my country is without food, my whole religion will be to feed it."
"This is the gist of all worship - to be pure and to do good to others. He who sees Siva (Hindu God) in the poor, in the weak, and in the diseased, really worships Siva, and if he sees Siva only in the image, his worship is but preliminary. He who has served and helped one poor man seeing Siva in him, without thinking of his caste, creed, or race, or anything, with him Siva is more pleased than with the man who sees Him only in temples."
"Aye, who ever saw money make the man? It is man that always make money. The whole world has been made by the energy of man, by the power of enthusiasm, by the power of faith."

"It is a tremendous error to feel helpless. Do not seek help from anyone. We are our own help. If we cannot help ourselves, there is none to help us."
" All power is within you, you can do anything and everything. Believe in that, do not believe that you are weak... You can do anything and everything, without even the guidance of any one. All power is there. Stand up and express the divinity with you... Arise, awake, sleep no more. With each of you there is the power to remove all wants and all miseries. Believe in this, that power will be manifested. "
"On this basic - being right and doing right the whole world can unite."


Xem thêm

  • Ramakrishna
  • Sri Sarada Devi
  • Hội truyền giáo Ramakrishna
  • Sri Aurobindo
  • Sơ Nivedita
  • Hiệp hội Vedanta
  • Vivekanandar Illam

Chú thích

  1. ^ Paul 2003, tr. 5.
  2. ^ Bhuyan 2003, tr. 8.
  3. ^ Sil 1997, tr. 38.
  4. ^ Sil 1997, tr. 39–40.
  5. ^ Kishore 2001, tr. 23–25.
  6. ^ Nikhilananda 1953, tr. 25–26.
  7. ^ Sil 1997, tr. 27.
  8. ^ Banhatti 1995, tr. 10–13.
  9. ^ Chattopadhyaya 1999, tr. 218, 274, 299.
  10. ^ a b Chattopadhyaya 1999, tr. 283.
  11. ^ Banhatti 1995, tr. 46.
  12. ^ a b c Rolland, Romain. Cuộc đời Vivekananda (PDF). tr. 54. Truy cập 14 tháng 3 năm 2018.
  13. ^ Bharathi 1998b, tr. 25.
  14. ^ Sen 2006, tr. 27.
  15. ^ Virajananda 1918, tr. 81.
  16. ^ Virajananda 2006, tr. 645–662.
  17. ^ “Towards the end”. www.ramakrishnavivekananda.info. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2012.
  18. ^ Bhuyan 2003, tr. 93.
  19. ^ Seifer 2001, tr. 164.
  20. ^ Vivekananda 2001, Conversations and Dialogues, Chapter "VI – X Shri Priya Nath Sinha", Vol 5.
  21. ^ Kashyap 2012, tr. 12.

Tài liệu tham khảo

Sách in

  • Adiswarananda, Swami biên tập (2006), Vivekananda, world teacher: his teachings on the spiritual unity of humankind, Woodstock, Vermont: SkyLight Paths Pub, ISBN 1-59473-210-8
  • Agarwal, Satya P. (1998), The social role of the Gītā: how and why, Motilal Banarsidass, ISBN 978-81-208-1524-7
  • Arrington, Robert L.; Chakrabarti, Tapan Kumar (2001), “Swami Vivekananda”, A Companion to the Philosophers, Blackwell Publishing, ISBN 978-0-631-22967-4
  • Arora, V. K. (1968), “Communion with Brahmo Samaj”, The social and political philosophy of Swami Vivekananda, Punthi Pustak
  • Badrinath, Chaturvedi (2006). Swami Vivekananda, the Living Vedanta. Penguin Books India. ISBN 978-0-14-306209-7.
  • Banhatti, G.S. (1995), Life and Philosophy of Swami Vivekananda, Atlantic Publishers & Distributors, tr. 276, ISBN 978-81-7156-291-6
  • Banhatti, G.S. (1963), The Quintessence of Vivekananda, Pune, India: Suvichar Prakashan Mandal, ASIN B0007JQX3M
  • Beckerlegge, Gwilym (2008). Colonialism, Modernity, and Religious Identities: Religious Reform Movements in South Asia. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-569214-3.
  • Bharathi, K.S. (1998b), Encyclopaedia of eminent thinkers, : the political thought of Vivekananda, New Delhi: Concept Publishing Company, ISBN 978-81-7022-709-0
  • Bhide, Nivedita Raghunath (2008), Swami Vivekananda in America, ISBN 978-81-89248-22-2
  • Bhuyan, P. R. (2003), Swami Vivekananda: Messiah of Resurgent India, New Delhi: Atlantic Publishers & Distributors, ISBN 978-81-269-0234-7
  • Burke, Marie Louise (1958), Swami Vivekananda in America: New Discoveries, Kolkata: Advaita Ashrama, ISBN 978-0-902479-99-9
  • Burke, Marie Louise (1985), Swami Vivekananda in the West: New Discoveries (in six volumes) (ấn bản 3), Kolkata: Advaita Ashrama, ISBN 978-0-87481-219-0
  • Chakrabarti, Mohit (1998), Swami Vivekananda, poetic visionary, New Delhi: M.D. Publications, ISBN 81-7533-075-9
  • Chattopadhyaya, Rajagopal (1999), Swami Vivekananda in India: A Corrective Biography, Motilal Banarsidass Publ., ISBN 978-81-208-1586-5
  • Chetananda, Swami (1997). God lived with them: life stories of sixteen monastic disciples of Sri Ramakrishna. St. Louis, Missouri: Vedanta Society of St. Louis. ISBN 0-916356-80-9.
  • Clarke, Peter Bernard (2006), New Religions in Global Perspective, Routledge
  • Cooper, Carebanu (1984). Swami Vivekananda: Literary Biography. Bharatiya Vidya Bhavan.
  • Dalal, Roshen (tháng 10 năm 2011). Hinduism: An Alphabetical Guide. Penguin Books India. ISBN 978-0-14-341421-6.
  • Das, Sisir Kumar (1991), A History of Indian Literature: 1800–1910, Western impact: Indian response, Sahitya Akademi, ISBN 978-81-7201-006-5
  • Von Dense, Christian D. (1999), Philosophers and Religious Leaders, Greenwood Publishing Group
  • Dhar, Shailendra Nath (1976), A Comprehensive Biography of Swami Vivekananda (ấn bản 2), Madras, India: Vivekananda Prakashan Kendra, OCLC 708330405
  • Dutta, Krishna (2003), Calcutta: a cultural and literary history, Oxford: Signal Books, ISBN 978-1-56656-721-3
  • Dutt, Harshavardhan (2005), Immortal Speeches, New Delhi: Unicorn Books, tr. 121, ISBN 978-81-7806-093-4
  • Farquhar, J. N. (1915), Modern Religious Movements in India, London: Macmillan
  • Ganguly, Adwaita P. (2001), Life and Times of Netaji Subhas: From Cuttack to Cambridge, 1897–1921, VRC Publications, ISBN 978-81-87530-02-2
  • Georg, Feuerstein (2002), The Yoga Tradition, Delhi: Motilal Banarsidass
  • Ghosh, Gautam (2003). The Prophet of Modern India: A Biography of Swami Vivekananda. Rupa & Company. ISBN 978-81-291-0149-5.
  • Gokhale, B. G. (tháng 1 năm 1964). “Swami Vivekananda and Indian Nationalism”. Journal of Bible and Religion. Oxford University Press. 32 (1): 35–42. JSTOR 1460427.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  • Gosling, David L. (2007). Science and the Indian Tradition: When Einstein Met Tagore. Routledge. ISBN 978-1-134-14333-7.
  • Gupta, N.L. (2003), Swami Vivekananda, Delhi: Anmol Publications, ISBN 978-81-261-1538-9
  • Gupta, Raj Kumar (1986), The Great Encounter: A Study of Indo-American Literary and Cultural Relations, Delhi: Abhinav Publications, ISBN 978-81-7017-211-6, truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012
  • Houghton, Walter Raleigh biên tập (1893), The parliament of religions and religious congresses at the World's Columbian exposition (ấn bản 3), Frank Tennyson Neely, OL 14030155M
  • Isherwood, Christopher (1976), Meditation and Its Methods According to Swami Vivekananda, Hollywood, California: Vedanta Press, ISBN 978-0-87481-030-1
  • Isherwood, Christopher; Adjemian, Robert (1987), “On Swami Vivekananda”, The Wishing Tree, Hollywood, California: Vedanta Press, ISBN 978-0-06-250402-9
  • Jackson, Carl T (1994), “The Founders”, Vedanta for the West: the Ramakrishna movement in the United States, Indianapolis, Indiana: Indiana University Press, ISBN 978-0-253-33098-7
  • Kashyap, Shivendra (2012), Saving Humanity: Swami Vivekanand Perspective, Vivekanand Swadhyay Mandal, ISBN 978-81-923019-0-7
  • Kapur, Devesh (2010), Diaspora, development, and democracy: the domestic impact of international migration from India, Princeton, New Jersey: Princeton University Press, ISBN 978-0-691-12538-1
  • Kattackal, Jacob (1982), Religion and ethics in Advaita, Kottayam, Kerala: St. Thomas Apostolic Seminary, ISBN 978-3-451-27922-5
  • Kearney, Richard (ngày 13 tháng 8 năm 2013). Anatheism: Returning to God After God. Columbia University Press. ISBN 978-0-231-51986-1.
  • Kishore, B. R. (2001). Swami Vivekanand. Diamond Pocket Books. ISBN 978-81-7182-952-1.
  • Kraemer, Hendrik (1960), “Cultural response of Hindu India”, World cultures and world religions, London: Westminster Press, ASIN B0007DLYAK
  • Majumdar, Ramesh Chandra (1963), Swami Vivekananda Centenary Memorial Volume, Kolkata: Swami Vivekananda Centenary, tr. 577, ASIN B0007J2FTS
  • Malagi, R.A.; Naik, M.K. (2003), “Stirred Spirit: The Prose of Swami Vivekananda”, Perspectives on Indian Prose in English, New Delhi: Abhinav Publications, ISBN 978-81-7017-150-8
  • McRae, John R. (1991), “Oriental Verities on the American Frontier: The 1893 World's Parliament of Religions and the Thought of Masao Abe”, Buddhist-Christian Studies, University of Hawai'i Press, 11: 7–36, doi:10.2307/1390252, JSTOR 1390252.
  • Michelis, Elizabeth De (ngày 8 tháng 12 năm 2005). A History of Modern Yoga: Patanjali and Western Esotericism. Continuum. ISBN 978-0-8264-8772-8.
  • Miller, Timothy (1995), “The Vedanta Movement and Self-Realization fellowship”, America's Alternative Religions, Albany, New York: SUNY Press, ISBN 978-0-7914-2398-1
  • Minor, Robert Neil (1986), “Swami Vivekananda's use of the Bhagavad Gita”, Modern Indian Interpreters of the Bhagavad Gita, Albany, New York: SUNY Press, ISBN 978-0-88706-297-1
  • Mukherji, Mani Shankar (2011), The Monk As Man: The Unknown Life of Swami Vivekananda, ISBN 978-0-14-310119-2
  • Nikhilananda, Swami (tháng 4 năm 1964), “Swami Vivekananda Centenary”, Philosophy East and West, University of Hawai'i Press, 14 (1): 73–75, doi:10.2307/1396757, JSTOR 1396757.
  • Nikhilananda, Swami (1953), Vivekananda: A Biography (PDF), New York: Ramakrishna-Vivekananda Center, ISBN 0-911206-25-6, truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2012
  • Pangborn, Cyrus R.; Smith, Bardwell L. (1976), “The Ramakrishna Math and Mission”, Hinduism: New Essays in the History of Religions, Brill Archive
  • Paranjape, Makarand (2005), Penguin Swami Vivekananda Reader, Penguin India, ISBN 0-14-303254-2
  • Parel, Anthony (2000), Gandhi, Freedom, and Self-Rule, ISBN 978-0-7391-0137-7
  • Paul, Dr S. (2003). Great Men Of India: Swami Vivekananda. Sterling Publishers Pvt. Ltd. ISBN 978-81-207-9138-1.
  • Prabhananda, Swami (tháng 6 năm 2003), “Profiles of famous educators: Swami Vivekananda” (PDF), Prospects, Netherlands: Springer, XXXIII (2): 231–245, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2008, truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018.
  • Rambachan, Anantanand (1994), The limits of scripture: Vivekananda's reinterpretation of the Vedas, Honolulu, Hawaii: University of Hawaii Press, ISBN 978-0-8248-1542-4
  • Richards, Glyn (1996), “Vivekananda”, A Source-Book of Modern Hinduism, Routledge, tr. 77–78, ISBN 978-0-7007-0317-3
  • Rinehart, Robin (ngày 1 tháng 1 năm 2004). Contemporary Hinduism: Ritual, Culture, and Practice. ABC-CLIO. ISBN 978-1-57607-905-8.
  • Rolland, Romain (1929a), “Naren the Beloved Disciple”, The Life of Ramakrishna, Hollywood, California: Vedanta Press, tr. 169–193, ISBN 978-81-85301-44-0
  • Rolland, Romain (1929b), “The River Re-Enters the Sea”, The Life of Ramakrishna, Hollywood, California: Vedanta Press, tr. 201–214, ISBN 978-81-85301-44-0
  • Rolland, Romain (2008), The Life of Vivekananda and the Universal Gospel (ấn bản 24), Advaita Ashrama, tr. 328, ISBN 978-81-85301-01-3, Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2009
  • Seifer, Marc (2001), Wizard: The Life and Times of Nikola Tesla: Biography of a Genius, Citadel, ISBN 978-0-8065-1960-9
  • Sen, Amiya (2003), Gupta, Narayani (biên tập), Swami Vivekananda, New Delhi: Oxford University Press, ISBN 0-19-564565-0
  • Sen, Amiya (2006), Indispensable Vivekananda: anthology for our times, Orient Blackswan, ISBN 978-81-7824-130-2
  • Sharma, Arvind (1988), “Swami Vivekananda's Experiences”, Neo-Hindu Views of Christianity, Leiden, The Netherlands: Brill, ISBN 978-90-04-08791-0
  • Sharma, Benishankar (1963), Swami Vivekananda: A Forgotten Chapter of His Life, Kolkata: Oxford Book & Stationary Co., ASIN B0007JR46C
  • Shattuck, Cybelle T. (1999), “The modern period ii: forces of change”, Hinduism, London: Routledge, ISBN 978-0-415-21163-5
  • Sheean, Vincent (2005), “Forerunners of Gandhi”, Lead, Kindly Light: Gandhi and the Way to Peace, Kessinger Publishing, ISBN 978-1-4179-9383-3
  • Shetty, B. Vithal (2009), World as seen under the lens of a scientist, Bloomington, Indiana: Xlibris Corporation, ISBN 978-1-4415-0471-5
  • Sil, Narasingha Prosad (1997), Swami Vivekananda: A Reassessment, Selinsgrove, Pennsylvania: Susquehanna University Press, ISBN 0-945636-97-0
  • Sooklal, Anil (1993), “The Neo-Vedanta Philosophy of Swami Vivekananda” (PDF), Nidan, 5
  • Taft, Michael (2014), Nondualism: A Brief History of a Timeless Concept, Cephalopod Rex
  • Thomas, Abraham Vazhayil (1974), Christians in Secular India, Madison, New Jersey: Fairleigh Dickinson University Press, ISBN 978-0-8386-1021-3
  • Thomas, Wendell (ngày 1 tháng 8 năm 2003). Hinduism Invades America 1930. Kessinger Publishing. ISBN 978-0-7661-8013-0.
  • Virajananda, Swami biên tập (2006) [1910], The Life of the swami Vivekananda by his eastern and western disciples... in two volumes , Kolkata: Advaita Ashrama, ISBN 81-7505-044-6
  • Virajananda, Swami (1918), The Life of the Swami Vivekananda, 4, Prabuddha Bharata Office, Advaita Ashrama, truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2012
  • Vivekananda, Swami (2001) [1907], Complete Works of Swami Vivekananda, 9 Volumes, Advaita Ashrama, ISBN 978-81-85301-75-4
  • Vivekananda, Swami (1996), Swami Lokeswarananda (biên tập), My India: the India eternal (ấn bản 1), Calcutta: Ramakrishna Mission Institute of Culture, tr. 1–2, ISBN 81-85843-51-1
  • Vrajaprana, Pravrajika (1996). A portrait of Sister Christine. Calcutta: Ramakrishna Mission Institute of Culture. ISBN 978-8185843803.
  • Majumdar, R. C. (2000), Swami Vivekananda: A Historical Review, Advaita Ashrama, ISBN 978-81-7505-202-4
  • Mittra, Sitansu Sekhar (2001). Bengal's Renaissance. Academic Publishers. ISBN 978-81-87504-18-4.
  • Paranjape, Makarand R. (2012). Making India: Colonialism, National Culture, and the Afterlife of Indian English Authority. Springer. ISBN 978-94-007-4661-9.
  • Ritananda, Swami (2013). “Swami Vivekananda: The personification of Spirituality”. Swami Vivekananda: New Perspectives An Anthology on Swami Vivekananda. Ramakrishna Mission Institute of Culture. ISBN 978-93-81325-23-0.
  • Urban, Hugh B. (ngày 1 tháng 1 năm 2007). Tantra: Sex, Secrecy, Politics and Power in the Study of Religion. Motilal Banarsidass Publisher. ISBN 978-81-208-2932-9.
  • Vivekananda, Swami (1976). Meditation and Its Methods According to Swami Vivekananda. Vedanta Press. ISBN 978-0-87481-030-1.
  • Wuthnow, Robert (ngày 1 tháng 7 năm 2011). America and the Challenges of Religious Diversity. Princeton University Press. ISBN 978-1-4008-3724-3.
  • Wolffe, John (2004). Religion in History: Conflict, Conversion and Coexistence. Manchester University Press. ISBN 978-0-7190-7107-2.

Trang web

Liên kết ngoài

  • The complete works of Swami Vivekananda online
  • Vivekananda's biography Lưu trữ 2008-05-15 tại Wayback Machine
  • Swami Vivekananda, the Educationist Par Excellence Lưu trữ 2006-08-22 tại Wayback Machine
  • Sri Ramakrishna Math.org Lưu trữ 2007-03-10 tại Wayback Machine
  • Swami Vivekananda - Biography, Talks and Quotes of Vivekananda
  • List of books on and by Swami Vivekananda Lưu trữ 2006-10-20 tại Wayback Machine
  • Poetry of Swami Vivekananda
  • A Selection of Quotes from Swami Vivekananda
  • Highly reverential biography of Swami Vivekananda Lưu trữ 2012-07-21 tại Wayback Machine
  • A Chronological Record of Swami Vivekananda in the West Lưu trữ 2008-12-04 tại Wayback Machine
  • Photographs of Swami Vivekananda Lưu trữ 2006-07-03 tại Wayback Machine
  • Links on Swami Vivekananda
  • Vivekananda--His Gospel of Man-making
  • Swami Vivekananda and Christianity Lưu trữ 2006-05-11 tại Wayback Machine Article by Sita Ram Goel
  • Swami Vivekananda (in Turkish)[liên kết hỏng]
  • Swami Vivekananda given at World Parliament of Religion in 1893 Lưu trữ 2006-07-17 tại Wayback Machine - 3 famous speeches in Text + Audio version.
  • Grotz, Toby, "The Influence of Vedic Philosophy on Nikola Tesla's Understanding of Free Energy".
Một phần của loạt bài về
Ấn Độ giáo
  • Tín đồ
  • Lịch sử
Giáo lý
Thế giới quan
  • Vũ trụ học Ấn Độ giáo
  • Niên đại học Ấn Độ giáo
  • Thần thoại học Ấn Độ giáo
Thực thể tối cao
Thần
Trần thế
Luân lý học
  • Niti shastra
  • Yamas
  • Niyama
  • Ahimsa
  • Asteya
  • Aparigraha
  • Brahmacharya
  • Satya
  • Damah
  • Dayā
  • Akrodha
  • Ārjava
  • Santosha
  • Tapas
  • Svādhyāya
  • Shaucha
  • Mitahara
  • Dāna
Giải thoát
  • Bhakti yoga
  • Jnana yoga
  • Karma yoga
6 trường phái chính thống
  • Samkhya
  • Yoga
  • Nyaya
  • Vaisheshika
  • Mimamsa
  • Vedanta
Các trường phái khác
Tam thần Ấn giáo

Các Nam thần / Nữ thần khác
Các văn bản
Các bộ kinh
Vệ Đà
  • Độc Tụng Vệ Đà
  • Tế Tự Vệ Đà
  • Ca Vịnh Vệ Đà
  • Nhương Tai Vệ Đà
Kinh luận giải Vệ Đà
Các Áo nghĩa thư
  • Độc Tụng Vệ Đà:
  • Aitareya
  • Kaushitaki
  • Tế Tự Vệ Đà:
  • Brihadaranyaka
  • Isha
  • Taittiriya
  • Katha
  • Shvetashvatara
  • Maitri
  • Ca Vịnh Vệ Đà:
  • Chandogya
  • Kena
  • Nhương Tai Vệ Đà:
  • Mundaka
  • Mandukya
  • Prashna
Các kinh khác
Các văn bản khác
Các kinh Vedanga
  • Shiksha
  • Chandas
  • Vyakarana
  • Nirukta
  • Kalpa
  • Jyotisha
Các kinh Purana
  • Vishnu Purana
  • Bhagavata Purana
  • Nāradeya Purana
  • Vāmana Purana
  • Matsya Purana
  • Garuda Purana
  • Brahma Purana
  • Brahmānda Purana
  • Brahma Vaivarta Purana
  • Bhavishya Purana
  • Padma Purana
  • Agni Purana
  • Shiva Purana
  • Linga Purana
  • Kūrma Purana
  • Skanda Purana
  • Varaha Purana
  • Mārkandeya Purana
Sử thi
Các kinh Upaveda
  • Ayurveda
  • Dhanurveda
  • Gandharvaveda
  • Sthapatyaveda
Các kinh luận và kinh tạng
  • Dharma Shastra
  • Artha Śastra
  • Kamasutra
  • Brahma Sutras
  • Samkhya Sutras
  • Mimamsa Sutras
  • Nyāya Sūtras
  • Vaiśeṣika Sūtra
  • Yoga Sutras
  • Pramana Sutras
  • Charaka Samhita
  • Sushruta Samhita
  • Natya Shastra
  • Panchatantra
  • Divya Prabandha
  • Tirumurai
  • Ramcharitmanas
  • Yoga Vasistha
  • Swara yoga
  • Shiva Samhita
  • Gheranda Samhita
  • Panchadasi
  • Stotra
  • Sutras
Phân loại văn bản
  • Śruti Smriti
  • Niên biểu các văn bản Ấn Độ giáo
Thực hành
Thờ phụng
  • Puja
  • Đền thờ
  • Murti
  • Bhakti
  • Japa
  • Bhajana
  • Yajna
  • Homa
  • Vrata
  • Prāyaścitta
  • Tirtha
  • Tirthadana
  • Matha
  • Nritta-Nritya
Thiền và Bố thí
Yoga
Các nghi lễ
  • Garbhadhana
  • Pumsavana
  • Simantonayana
  • Jatakarma
  • Namakarana
  • Nishkramana
  • Annaprashana
  • Chudakarana
  • Karnavedha
  • Vidyarambha
  • Upanayana
  • Keshanta
  • Ritushuddhi
  • Samavartana
  • Vivaha
  • Antyeshti
Ashrama Dharma
  • Ashrama: Brahmacharya
  • Grihastha
  • Vanaprastha
  • Sannyasa
Lễ hội
  • Diwali
  • Holi
  • Shivaratri
  • Navaratri
  • Raksha Bandhan
  • Ganesh Chaturthi
  • Vasant Panchami
  • Rama Navami
  • Janmashtami
  • Onam
  • Makar Sankranti
  • Kumbha Mela
  • Pongal
  • Ugadi
  • Vaisakhi
    • Bihu
    • Puthandu
    • Vishu
  • Ratha Yatra
Guru, bậc giác ngộ, triết gia
Cổ đại
  • Agastya
  • Angiras
  • Aruni
  • Ashtavakra
  • Atri
  • Bharadwaja
  • Gotama
  • Jamadagni
  • Jaimini
  • Kanada
  • Kapila
  • Kashyapa
  • Pāṇini
  • Patanjali
  • Raikva
  • Satyakama Jabala
  • Valmiki
  • Vashistha
  • Vishvamitra
  • Vyasa
  • Yajnavalkya
Trung đại
  • Nayanars
  • Alvars
  • Adi Shankara
  • Basava
  • Akka Mahadevi
  • Allama Prabhu
  • Siddheshwar
  • Jñāneśvar
  • Chaitanya
  • Gangesha Upadhyaya
  • Gaudapada
  • Gorakshanath
  • Jayanta Bhatta
  • Kabir
  • Kumarila Bhatta
  • Matsyendranath
  • Mahavatar Babaji
  • Madhusudana
  • Madhva
  • Haridasa Thakur
  • Namdeva
  • Nimbarka
  • Prabhakara
  • Raghunatha Siromani
  • Ramanuja
  • Sankardev
  • Purandara Dasa
  • Kanaka Dasa
  • Ramprasad Sen
  • Jagannatha Dasa
  • Vyasaraya
  • Sripadaraya
  • Raghavendra Swami
  • Gopala Dasa
  • Śyāma Śastri
  • Vedanta Desika
  • Tyagaraja
  • Tukaram
  • Tulsidas
  • Vachaspati Mishra
  • Vallabha
  • Vidyaranya
Hiện đại
Chủ đề khác
  • Ấn Độ giáo Bali
  • Lịch
  • Chỉ trích
  • Giáo phái
  • Hình tượng
  • Thần thoại
  • Chủ nghĩa dân tộc (Hindutva)
  • Địa điểm hành hương
  • Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo / và Phật giáo / và Sikh giáo / và Do Thái giáo / và Cơ Đốc giáo / và Hồi giáo
  • Thuật ngữ
  • Đại cương
  • x
  • t
  • s

Bản mẫu:IndiaFreedom Bản mẫu:BengalRen

  • Cổng thông tin Triết học
  • Cổng thông tin Châu Á
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BIBSYS: 90891844
  • BNE: XX832910
  • BNF: cb121727683 (data)
  • CANTIC: a10242296
  • CiNii: DA03812603
  • GND: 118805533
  • ICCU: Italy
  • ISNI: 0000 0003 6857 3748
  • LCCN: n80032751
  • LNB: 000031445
  • MBA: 9fc29b29-73e3-484c-ac91-59c22198bd3d
  • NDL: 00459810
  • NKC: jn19990210655
  • NLA: 35583282
  • NLG: 163695
  • NLI: 000138291
  • NLK: KAC201405895
  • NLP: a0000001031688
  • NSK: 000037096
  • NTA: 177285974
  • PLWABN: 9810597222905606
  • RERO: 02-A000173352
  • SELIBR: 299638
  • SNAC: w6611mwh
  • SUDOC: 030277019
  • Trove: 1003724
  • VcBA: 495/241007
  • VIAF: 89471868
  • WorldCat Identities: lccn-n80032751