Khối Thịnh vượng chung

Khối Thịnh vượng chung Các Quốc gia
Tên bản ngữ
  • Khối Thịnh vượng chung Các Quốc gia
Cờ hiệu Khối Thịnh vượng chung Các Quốc gia
Cờ hiệu
Tín chương Khối Thịnh vượng chung Các Quốc gia
Tín chương
Bản đồ thế giới các quốc gia thành viên của Khối Thịnh vượng chung.   Các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung   Các thành viên cũ của Khối thịnh vượng chung (Ireland và Zimbabwe)   Các vùng lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh
Bản đồ thế giới các quốc gia thành viên của Khối Thịnh vượng chung.
  Các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung
  Các thành viên cũ của Khối thịnh vượng chung (Ireland và Zimbabwe)
  Các vùng lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh
Tổng quan
Trụ sởTòa nhà Marlborough
Luân Đôn, Anh Quốc
Ngôn ngữ chính thứcAnh
Chính trị
Lãnh đạo
• Nguyên thủ
Quốc vương Charles III
• Tổng thư ký
Kamalesh Sharma
Lịch sử
Thành lập
• Pháp lệnh Westminster
11 tháng 12 năm 1931[1]
• Tuyên ngôn Luân Đôn
28 tháng 4 năm 1949
Quốc gia thành viên
Địa lý
Diện tích 
• Tổng cộng
29,958,050 km2 (hạng 1)
11.566.870 mi2
Dân số 
• Ước lượng 2013
2,328 tỷ (hạng 1)
75/km2
194/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2014
• Tổng số
14.623 tỷ USD (hạng 2)
6,222 USD (hạng 116)
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2014
• Tổng số
10.450 tỷ USD (hạng 2)
• Bình quân đầu người
4,446 USD (hạng 132)
Thông tin khác
Trang web
thecommonwealth.org

Khối Thịnh vượng chung Các Quốc gia (tiếng Anh: Commonwealth of Nations, thường gọi là Khối Thịnh vượng chung Anh; trước đây là Khối Thịnh vượng chung Các quốc gia của Anh - British Commonwealth of Nations),[1] là một tổ chức liên chính phủ của 54 quốc gia thành viên[2] hầu hết từng là lãnh thổ của cựu Đế quốc Anh. Thịnh vượng chung hoạt động theo sự nhất trí liên chính phủ của các quốc gia thành viên được tổ chức thông qua Ban thư ký Thịnh vượng chung và các tổ chức phi chính phủ được tổ chức thông qua Quỹ Thịnh vượng chung.[3]

Thịnh vượng chung bắt nguồn từ giữa thế kỷ XX với sự phi thuộc địa hóa của Đế quốc Anh thông qua tăng quyền tự quản cho các lãnh thổ.Tổ chức chính thức thành lập bằng Tuyên ngôn Luân Đôn năm 1949, trong đó xác định các quốc gia thành viên là "tự do và bình đẳng".[4] Biểu tượng của liên kết tự do này là Quốc vương Charles III, ông là nguyên thủ của Thịnh vượng chung. Quốc vương cũng là quân chủ của 15 thành viên trong Khối Thịnh vượng chung, được gọi là "các vương quốc Thịnh vượng chung". Các thành viên khác trong Thịnh vượng chung có những nhân vật khác nắm giữ vị thế nguyên thủ quốc gia: 32 thành viên theo chế độ cộng hòa và năm thành viên có chế độ quân chủ lập hiến là một nhân vật khác.

Các quốc gia thành viên không có nghĩa vụ pháp lý với nhau. Thay vào đó, họ liên hiệp thông qua ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, và chia sẻ những giá trị về dân chủ, nhân quyền và pháp trị.[3] Những giá trị này được ghi trong Hiến chương Thịnh vượng chung[5] và được xúc tiến thông qua Đại hội thể thao Thịnh vượng chung.

Thịnh vượng chung bao phủ hơn 29.958.050 km2 (11.566.870 dặm vuông Anh), gần một phần tư diện tích đất liền thế giới, và trải trên mọi lục địa. Với dân số ước tính là 2,328 tỷ vào năm 2013, gần một phần ba dân số thế giới,[6] Thịnh vượng chung vào năm 2014 có GDP danh nghĩa là 10.450 tỷ USD, chiếm 14% GDP danh nghĩa toàn cầu.

Lịch sử

Các thủ tướng của 5 thành viên trong Hội nghị các thủ tướng Thịnh vượng chung năm 1944.

Trong khi công du Úc vào năm 1884, Bá tước Archibald Primrose mô tả Đế quốc Anh đang biến hóa là một "Thịnh vượng chung của các quốc gia", trong khi một số thuộc địa trở nên độc lập hơn.[7] Những hội nghị của các thủ tướng Anh Quốc và thuộc địa diễn ra định kỳ kể từ lần đầu tiên vào năm 1887, dẫn đến thiết lập các Hội nghị Đế quốc vào năm 1911.[8]

Thịnh vượng chung phát triển từ các hội nghị đế quốc. Jan Smuts trình một đề xuất cụ thể vào năm 1917 khi ông đặt ra thuật ngữ "Thịnh vượng chung Anh của các quốc gia" và hình dung "các quan hệ hiến pháp tương lai và điều chỉnh về bản chất" tại Hội nghị Versailles năm 1919 bởi các đại biểu đến từ các quốc gia tự trị cũng như Anh Quốc.[9] Thuật ngữ lần đầu được công nhận pháp lý tầm đế quốc trong Hiệp định Anh-Ireland năm 1921, khi "Thịnh vượng chung Anh của các quốc gia" thay thế cho "Đế quốc Anh" trong lời tuyên thệ của các thành viên nghị viện Quốc gia Tự do Ireland.[10]

Theo Tuyên ngôn Balfour tại Hội nghị Đế quốc năm 1926, Anh Quốc và các quốc gia tự trị đồng ý rằng họ "bình đẳng về vị thế, quyết không lệ thuộc một bên vào bên khác trong bất kỳ phương diện đối nội và đối ngoại, tuy nhiên liên hiệp bằng lòng trung thành chung với quân chủ, và liên kết tự do với vị thế các thành viên của Thịnh vượng chung Anh của các quốc gia." Những phương diện về quan hệ được chính thức hóa theo Pháp lệnh Westminster năm 1931, áp dụng cho Canada không cần phê chuẩn, song Úc, New Zealand, và Newfoundland buộc phải phê chuẩn để nó có hiệu lực. Newfoundland chưa từng thực hiện điều này, do vào ngày 16 tháng 2 năm 1934, chính phủ Newfoundland tự nguyện kết thúc và nhiệm vụ cai trị trở lại dưới quyền kiểm soát trực tiếp từ Luân Đôn. Newfoundland sau đó gia nhập Canada với vị thế một tỉnh vào năm 1949.[11] Úc và New Zealand lần lượt phê chuẩn Pháp lệnh vào năm 1942 và 1947.[12][13]

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Đế quốc Anh dần tan vỡ cho đến khi Anh Quốc còn lại 14 lãnh thổ hải ngoại. Trong tháng 4 năm 1949, sau Tuyên ngôn Luân Đôn, từ "Anh" bị bỏ khỏi danh hiệu của Thịnh vượng chung nhằm phản ánh biến hóa về bản chất của nó.[14] Myanmar (1948) và Aden (1967) là những quốc gia duy nhất là thuộc địa của Anh trong Thế Chiến song không gia nhập Thịnh vượng chung khi độc lập. Những lãnh thổ bảo hộ và được ủy thác cũ của Anh song không trở thành thành viên của Thịnh vượng chung là Ai Cập (độc lập năm 1922), Iraq (1932), Transjordan (1946), Palestine thuộc Anh (bộ phận trở thành quốc gia Israel năm 1948), Sudan (1956), Somaliland thuộc Anh (thống nhất với Somaliland thuộc Ý cũ vào năm 1960 để hình thành Cộng hòa Somali), Kuwait (1961), Bahrain (1971), Oman (1971), Qatar (1971), và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (1971).

Ngày 18 tháng 4 năm 1949, Ireland chính thức trở thành một nước cộng hòa theo Đạo luật Cộng hòa Ireland năm 1948, do vậy tự động loại trừ khỏi Thịnh vượng chung. Trong khi Ireland không tích cực tham dự trong Thịnh vượng chung kể từ đầu thập niên 1930 và sẵn lòng rời Thịnh vượng chung, thì các quốc gia tự trị khác mong muốn trở thành các nước cộng hòa mà không mất liên kết Thịnh vượng chung. Vấn đề lên đến đỉnh điểm vào tháng 4 năm 1949 trong một hội nghị các thủ tướng Thịnh vượng chung tại Luân Đôn. Theo Tuyên ngôn Luân Đôn, Ấn Độ chấp thuận rằng khi họ trở thành một nước cộng hòa trong tháng 1 năm 1950, họ sẽ chấp thuận quân chủ Anh như một "biểu trưng của liên kết tự do của các quốc gia thành viên độc lập trong Khối và bởi thế là nguyên thủ của Thịnh vượng chung. Khi nghe về điều này, Quốc vương George VI nói với chính trị gia người Ấn Độ Krishna Menon: "Thế là tôi thành 'bởi thế'".[15] Các quốc gia Thịnh vượng chung khác công nhận Ấn Độ duy trì tư cách thành viên của tổ chức. Do Pakistan kiên trì, Ấn Độ không được nhìn nhận là một trường hợp đặc biệt và các quốc gia khác sẽ được đối xử tương tự như Ấn Độ.

Tuyên ngôn Luân Đôn thường được nhận định là sự khởi đầu của Thịnh vượng chung hiện đại. Sau tiền lệ của Ấn Độ, các quốc gia khác trở thành nước cộng hòa, hoặc quân chủ lập hiến với quân chủ của mình, trong khi một số quốc gia duy trì quân chủ tương tự Anh Quốc, trong chế độ quân chủ của họ phát triển khác biệt và ngay sau đó trở nên hoàn toàn độc lập với chế độ quân chủ Anh Quốc.

Nguyên thủ

Tên Ảnh Ngày sinh Ngày mất Bắt đầu Kết thúc
Quốc vương George VI của Anh
14/12/1895 06/02/1952 28/04/1949[16] 06/02/1952
Nữ vương Elizabeth II của Anh
21/04/1926 08/09/2022 06/02/1952 08/09/2022
Quốc vương Charles III của Anh
14/11/1948 08/09/2022

Tham khảo

  1. ^ “Annex B — Territories Forming Part of the Commonwealth” (PDF). Her Majesty's Civil Service. tháng 9 năm 2011. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ “About us”. The Commonwealth. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2013.
  3. ^ a b “The Commonwealth”. The Commonwealth. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013.
  4. ^ “The London Declaration”. The Commonwealth. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2013.
  5. ^ “Charter of the Commonwealth”. The Commonwealth. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013.
  6. ^ “US and World Population Clock”. US Census Bureau. ngày 29 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013.
  7. ^ “History – Though the modern Commonwealth is just 60 years old, the idea took root in the 19th century”. thecommonwealth.org. Commonwealth Secretariat. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2011.
  8. ^ Mole, Stuart (tháng 9 năm 2004). “'Seminars for statesmen': the evolution of the Commonwealth summit”. The Round Table. 93 (376): 533–546. doi:10.1080/0035853042000289128. ISSN 0035-8533.
  9. ^ F.S. Crafford, Jan Smuts: A Biography (2005) p. 142
  10. ^ Pakenham, Frank (1972). Peace by ordeal: an account, from first-hand sources of the negotiation and signature of the Anglo-Irish Treaty 1921. Sidgwick and Jackson. ISBN 0283979089.
  11. ^ Webb, Jeff A. (tháng 1 năm 2003). “The Commission of Government, 1934-1949”. heritage.nf.ca. Newfoundland and Labrador Heritage Website. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2011.
  12. ^ “Statute of Westminster Adoption Act 1942 (Cth)”. foundingdocs.gov.au (Documenting a Democracy). Museum of Australian Democracy at Old Parliament House. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2011.
  13. ^ “New Zealand Sovereignty: 1857, 1907, 1947, or 1987?”. parliament.nz. Parliament of New Zealand. tháng 8 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2011.
  14. ^ “Celebrating thecommonwealth@60”. thecommonwealth.org. Commonwealth Secretariat. ngày 26 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2011.
  15. ^ Indianexpress.com
  16. ^ Based on the London Declaration and does not match his reign as king, which began on ngày 11 tháng 12 năm 1936.

Liên kết ngoài

  • Văn phòng Khối Thịnh vượng chung
  • Viện Khối Thịnh vượng chung, Luân Đôn
  • Hội Khối Thịnh vượng chung Hoàng gia
  • Hội Khối Thịnh vượng chung Hoàng gia (của Canada)
  • Hội Đại học Khối Thịnh vượng chung
  • x
  • t
  • s
Quốc gia

chủ quyền

Lãnh thổ
phụ thuộc
Anh
New Zealand
Úc
  • x
  • t
  • s

Chú giải
Lãnh thổ hiện nay  ·   Lãnh thổ cũ
* hiện là Vương quốc Khối thịnh vượng chung  ·   hiện là thành viên Khối Thịnh vượng chung Anh

Thế kỷ 18
1708-1757  Menorca
từ 1713  Gibraltar
1782-1802  Menorca

Thế kỷ 19
1800-1964  Malta
1807-1890  Heligoland
1809-1864  Quần đảo Ionia
1878-1960  Síp

Thế kỷ 20
từ 1960  Akrotiri và Dhekelia

Thế kỷ 16
1583-1907  Newfoundland

Thế kỷ 17
1607-1776  Mười ba bang thuộc địa
từ 1619  Bermuda
1670-1870  Vùng đất của Rupert

Thế kỷ 18
Canada (thuộc Đế quốc Anh)
   1763-1791  Quebec
   1791-1841  Hạ Canada
   1791-1841  Thượng Canada

Thế kỷ 19
Canada (thuộc Đế quốc Anh)
   1841-1867  Tỉnh Canada
   1849-1866  Đảo Vancouver
   1858-1871  Columbia của Anh
   1859-1870  Lãnh thổ Tây Bắc
   1862-1863  Lãnh thổ Stikine
*Canada (hậu Liên minh)
   1867-1931  Lãnh địa của Canada1

Thế kỷ 20
*Canada (hậu Liên minh)
   1907-1934  Lãnh địa của Newfoundland2

1 Vào năm 1931, Canada và những lãnh địa thuộc Anh khác đã có được chính quyền tự chủ thông qua Đạo luật Westminster. 'Lãnh địa' còn là quyền sở hữu hợp pháp của Canada; xem Tên của Canada.
2 Vẫn còn là một lãnh địa de jure cho đến 1949 (khi nó trở thành một tỉnh của Canada); từ 1934 đến 1949, Newfoundland do Ủy ban Chính phủ quản lý.

Thế kỷ 17
1605-1979  *Saint Lucia
1623-1883  Saint Kitts (*Saint Kitts & Nevis)
1624-1966  *Barbados
1625-1650  Saint Croix
1627-1979  *St. Vincent và Grenadines
1628-1883  Nevis (*Saint Kitts & Nevis)
1629-1641  St. Andrew và Quần đảo Providence3
từ 1632  Montserrat
1632-1860  Antigua(*Antigua & Barbuda)
1643-1860  Quần đảo Bay
từ 1650  Anguilla
1651-1667  Willoughbyland (Suriname)
1655-1850  Bờ biển Mosquito (bảo hộ)
1655-1962  *Jamaica
từ 1666  Quần đảo Virgin thuộc Anh
từ 1670  Quần đảo Cayman
1670-1973  *Bahamas
1670-1688  St. Andrew và Quần đảo Providence3
1671-1816  Quần đảo Leeward

Thế kỷ 18
1762-1974  *Grenada
1763-1978  Dominica
từ 1799  Quần đảo Turks và Caicos

Thế kỷ 19
1831-1966  Guiana thuộc Anh (Guyana)
1833-1960  Quần đảo Windward
1833-1960  Quần đảo Leeward
1860-1981  *Antigua và Barbuda
1871-1964  Honduras thuộc Anh (*Belize)
1882-1983  *St. Kitts và Nevis
1889-1962  Trinidad và Tobago

Thế kỷ 20
1958-1962  Liên bang Tây Ấn

3 Hiện nay là Khu hành chính San Andrés y Providencia của Colombia.

Thế kỷ 18
1792-1961  Sierra Leone
1795-1803  Thuộc địa Cabo

Thế kỷ 19
1806-1910  Thuộc địa Cabo
1816-1965  Gambia
1856-1910  Natal
1868-1966  Basutoland (Lesotho)
1874-1957  Bờ Biển Vàng (Ghana)
1882-1922  Ai Cập
1884-1966  Bechuanaland (Botswana)
1884-1960  Somaliland thuộc Anh
1887-1897  Zululand
1888-1894  Matabeleland
1890-1980  Nam Rhodesia (Zimbabwe)
1890-1962  Uganda
1890-1963  Zanzibar (Tanzania)
1891-1964  Nyasaland (Malawi)
1891-1907  Trung Phi thuộc Anh
1893-1968  Swaziland
1895-1920  Đông Phi thuộc Anh
1899-1956  Sudan thuộc Anh-Ai Cập

Thế kỷ 20
1900-1914  Bắc Nigeria
1900-1914  Nam Nigeria
1900-1910  Thuộc địa Sông Orange
1906-1954  Thuộc địa Nigeria
1910-1931  Nam Phi
1911-1964  Bắc Rhodesia (Zambia)
1914-1954  Nigeria Bảo hộ
1915-1931  Tây Nam Phi (Namibia)
1919-1960  Cameroons (Cameroon) 4
1920-1963  Kenya
1922-1961  Tanganyika (Tanzania) 4
1954-1960  Nigeria
từ 1965  Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh

4 Hội Quốc Liên ủy thác.

Thế kỷ 18
1757-1947  Bengal (Tây Bengal (Ấn Độ)Bangladesh)
1762-1764  Philippines
1795-1948  Ceylon (Sri Lanka)
1796-1965  Maldives

Thế kỷ 19
1819-1826  Malaya thuộc Anh (Bán đảo MalaysiaSingapore)
1826-1946  Các khu định cư Eo biển
1839-1967  Thuộc địa Aden
1841-1997  Hồng Kông
1841-1941  Vương quốc Sarawak
1858-1947  Ấn Độ thuộc Anh (Ấn Độ, PakistanBangladesh, Miến Điện)
1882-1963  Bắc Borneo thuộc Anh (Malaysia)
1885-1946  Các bang Mã Lai chưa phân loại
1891-1971  Muscat và Oman bảo hộ
1892-1971  Các quốc gia Trucial bảo hộ
1895-1946  Các bang Liên bang Mã Lai
1898-1930  Đơn vị đồn trú Uy Hải

Thế kỷ 20
1918-1961  Kuwait bảo hộ
1920-1932  Iraq4
1921-1946  Transjordan4
1923-1948  Lãnh thổ Ủy trị Palestine4
1946-1948  Liên hiệp Mã Lai
1946-1963  Thuộc địa vương thất Sarawak
1948-1957  Liên bang Mã Lai (Malaysia)

4 Hội Quốc Liên ủy thác.

Thế kỷ 18
1788-1901  New South Wales
1794-1843  Quần đảo Sandwich (Hawaii)

Thế kỷ 19
1803-1901  Vùng đất của Van Diemen/Tasmania
1807-1863  Quần đảo Auckland6
1824-1980  New Hebrides (Vanuatu)
1824-1901  Queensland
1829-1901  Thuộc địa Sông Swan/Tây Úc
1836-1901  Nam Úc
từ 1838  Quần đảo Pitcairn
1841-1907  *Thuộc địa New Zealand
1850-1901  Victoria (Úc)
1874-1970  Fiji5
1877-1976  Lãnh thổ Tây Thái Bình Dương thuộc Anh
1884-1949  Lãnh thổ Papua
1888-1965  Quần đảo Cook6
1888-1984  Sultanate Brunei
1889-1948  Quần đảo Union (Tokelau)6
1892-1979  Quần đảo Gilbert và Ellice7
1893-1978  Quần đảo Solomon thuộc Anh8

Thế kỷ 20
1900-1970  Tonga (quốc gia được bảo hộ)
1900-1974  Niue6
1901-1942  *Khối thịnh vượng chung Úc
1907-1947  *Lãnh thổ tự trị New Zealand
1919-1949  Lãnh thổ New Guinea
1949-1975  Lãnh thổ Papua và New Guinea9

5 Thành viên bị treo.
6 Hiện là một phần của *Vương quốc New Zealand.
7 Hiện nay là Kiribati và *Tuvalu.
8 Hiện nay là *Quần đảo Solomon.
9 Hiện nay là *Papua New Guinea.

Thế kỷ 17
từ 1659  St. Helena

Thế kỷ 19
từ 1815  Đảo Ascension9
từ 1816  Tristan da Cunha9
từ 1833  Quần đảo Falkland11

Thế kỷ 20
từ 1908  Lãnh thổ Nam cực thuộc Anh10
từ 1908  Quần đảo Nam Georgia và
                    Nam Sandwich
10, 11

9 Lãnh thổ phụ thuộc St. Helena từ năm 1922 (Đảo Ascension) và 1938 (Tristan da Cunha).
10 Cả hai tuyên bố vào năm 1908; lãnh thổ hình thành năm 1962 (Lãnh thổ Nam cực thuộc Anh) và 1985 (Quần đảo Nam Georgia và Nam Sandwich).
11 Argentina chiếm đóng trong Chiến tranh Falklands vào tháng 4-tháng 6 năm 1982.

  • x
  • t
  • s
Các quốc gia
Quân chủ chuyên chế
Crown of St. Edward
Crown of St. Edward
Quân chủ lập hiến
Các quốc gia
Quân chủ tuyển cử
Các quốc gia quân chủ
còn đang tranh cãi
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BIBSYS: 1070855
  • BNF: cb11941137j (data)
  • GND: 4010437-0
  • ISNI: 0000 0000 9755 4421
  • LCCN: n92054696
  • NDL: 00563985
  • NKC: ge207251
  • NLA: 35646862
  • NLG: 150766
  • SUDOC: 027350460
  • VIAF: 144390698
  • WorldCat Identities: lccn-n92054688