Hồ máu tử thi

Giai đoạn sau cái chết

Tái nhạt tử thi
Mát lạnh tử thi
Co cứng tử thi
Hồ máu tử thi
Thối rữa
Phân hủy
Xương hóa

  • x
  • t
  • s

Hồ máu tử thi hay Hoen tử thi (tiếng Latinh: livor mortis, tiếng Anh: postmortem lividity, hypostasis, suggillation) là một dấu hiệu của thi thể đã chết. Đó là khi máu tụ lại ở phần dưới cơ thể và làm màu da biến thành màu đỏ hơi tía. Nguyên nhân là khi tim ngưng đập và máu ngừng tuần hoàn, các hồng cầu nặng sẽ chìm xuống xuyên qua huyết tương dưới tác động của trọng lực.

Hồ máu tử thi bắt đầu sau 20 phút đến ba giờ đồng hồ tính từ thời điểm chết và đông lại trong mao mạch trong bốn đến năm giờ đồng hồ. Sắc tím trên da đạt mức cực đại trong khoảng 6 đến 12 giờ đồng hồ. Màu da đỏ đậm đến mức nào là tùy thuộc vào mức độ giảm sút hemoglobin trong máu. Sự đổi màu da không diễn ra tại các vùng cơ thể tiếp xúc với mặt phẳng hoặc đồ vật khác, bởi tại các vùng đó mao mạch bị nén. Khi xác phân hủy, máu thấm qua thành mạch máu và gây biến màu các mô. Đây là nguyên nhân màu sẫm trên da được cố định.

Hồ máu tử thi trong một xác chết

Trong các vụ án, hồ máu tử thi gây ra các vết bầm tím trên thi thể nên dễ gây hiểu nhầm rằng người đó bị đánh đạp trước khi chết. Vì vậy, việc xem xét vết bầm tím là do bị đánh đập hay do hồ máu tử thi là yếu tố quan trọng, cần người có chuyên môn pháp y.

Các nhân viên điều tra có thể dựa vào sự hiện diện hay thiếu vắng hồ máu tử thi để xác định xấp xỉ thời gian chết. Sự hiện diện của hồ máu tử thi cũng là chỉ báo khi nào thì hồi sức tim - phổi không còn có ích nữa, hoặc khi nào thì nên thôi việc hồi sức tim - phổi ấy lại. Khoa học pháp y cũng dùng hồ máu tử thi để xác định liệu xác chết có bị di chuyển hay không, chẳng hạn nếu cái xác được tìm thấy trong tư thế úp mặt xuống đất nhưng hồ máu tử thi lại hiện diện trên lưng xác chết thì các nhà điều tra có thể kết luận rằng xác này vốn ngửa mặt lên trời, nhưng sau đó bị lật ngược lại vì lý do nào đó.

Tham khảo

  • Calixto Machado, "Brain death: a reappraisal", Springer, 2007, ISBN 0-387-38975-X, p. 74
  • Robert G. Mayer, "Embalming: history, theory, and practice", McGraw-Hill Professional, 2005, ISBN 0-07-143950-1, tr. 106–109
  • Anthony J. Bertino "Forensic Science: Fundamentals and Investigations" South-Western Cengage Learning, 2008, ISBN 978-0-538-44586-3
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Tử / Chết và các chủ đề liên quan
Y học
Chết tế bào
  • Hoại tử
    • Hoại tử mạch máu
    • Hoại tử đông
    • Hoại tử nước
    • Hoại thư
    • Hoại tử bã đậu
    • Hoại tử mỡ
    • Hoại tử dạng tơ huyết
    • Hoại tử thùy tạm thời
  • Sự chết theo chương trình của tế bào
    • Sự tự hủy của tế bào
    • Sự tự thực của tế bào
    • Anoikis
    • Chết rụng tế bào
    • Chết rụng tế bào nội tại
  • Tự phân hủy
  • Màng môi hoại tử
  • Tế bào sinh miễn dịch chết
  • Tế bào chết do thiếu máu cục bộ
  • Sự kết đặc tế bào
  • Sự vỡ nhân tế bào
  • Sự tiêu nhân
  • Thảm họa phân bào
  • Gen tự sát
Danh sách
Tỷ lệ tử vong
  • Tử vong ở trẻ em
  • Định luật tử vong Gompertz–Makeham
  • Tử vong ở trẻ sơ sinh
  • Chết sản phụ
  • Chết sản phụ trong tiểu thuyết
  • Sự dịch chuyển tỷ lệ tử vong
  • Tử suất
    • Tỷ lệ tử vong được điều chỉnh theo rủi ro
  • Mức độ tử vong
  • Tử vong chu sinh
  • Chết non
Bất tử
Sau khi
chết
Xác chết
Các giai đoạn
Sự bảo tồn
Xử lý
xác người
  • Hiến tặng cơ thể
  • Co thắt tử cung sau khi chết
  • Sinh ra trong quan tài
  • Cương cứng sau khi chết
  • Phẫu tích
  • Gibbeting
  • Nhiệt lượng sau khi chết
  • Khoảng thời gian sau khi chết
Khía cạnh
khác
Siêu linh
Pháp lý
Trong
nghệ thuật
Lĩnh vực
liên quan
Khác
  • Thể loại Thể loại