Chôn cất

Đám tang dưới nước trong tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển với phiên bản có tranh vẽ của Alphonse de Neuville và Édouard Riou

Chôn cất, mai táng, thổ táng hay địa táng là hình thức xử lý xác chết bằng việc đưa xác người hoặc động vật chết, thường là có đồ chôn theo, xuống dưới đất. Điều này được thực hiện bằng cách đào một hố hoặc đường hào, đặt người chết và các vật chôn theo vào đó, và lấp nó lại. Con người đã chôn người chết ít nhất 100.000 năm qua. Việc an táng thường được coi là sự tôn trọng người chết. Việc này đã được sử dụng để ngăn chặn mùi của sự phân hủy xác, để cho các thành viên trong gia đình không phải chứng kiến sự phân hủy xác của những người thân yêu của họ, và trong nhiều nền văn hóa nó đã được xem như là một bước cần thiết cho người quá cố đi tiếp vào thế giới bên kia hoặc quay vòng luân hồi.

Các phương pháp chôn cất có tính nghi lễ nghiêm ngặt và có thể bao gồm việc chôn tự nhiên (an táng xanh[1]); ngâm dầu hoặc ướp xác; việc sử dụng các đồ chứa xác người chết như quan tài, đồ lót khâm liệm và lăng mộ[2]; tất cả những thứ này đều có thể làm chậm đi sự phân hủy của xác chết. Đôi khi các đồ vật hoặc hàng hoá chôn cất được chôn cùng với xác, thường là quần áo ưa thích của người đã mất hoặc mang tính nghi lễ. Tùy thuộc vào văn hoá, cách thi hài được định vị có thể có ý nghĩa lớn.

Vị trí của nơi chôn cất có thể được quyết định phụ thuộc các vấn đề liên quan đến sức khoẻ và vệ sinh, mối quan tâm tôn giáo và thực tiễn văn hoá. Một số nền văn hoá giữ người chết ở gần người sống[3], trong khi những người khác "trục xuất" người chết bằng cách xác định khoảng cách tối thiểu từ nơi chôn cất đến khu vực có người ở. Một số tôn giáo trích ra các khu đất đặc biệt để chôn người chết, và một số gia đình xây dựng các nghĩa trang gia đình tư nhân[4]. Hầu hết các nền văn hoá hiện đại đều đánh dấu vị trí của ngôi mộ với đá tảng, có thể ghi lại thông tin và lời ghi nhận công lao của người quá cố[5]. Tuy nhiên, một số người bị chôn trong những ngôi mộ vô danh[6] hoặc bí mật vì nhiều lý do. Đôi khi nhiều thi hài được chôn chung trong một ngôi mộ đơn nhất hoặc do lựa chọn (như trong trường hợp của các cặp vợ chồng)[7], do thiếu không gian, hoặc trong trường hợp ngôi mộ tập thể dùng như một cách để chôn nhiều thi hài cùng một lúc.[8]

Các giải pháp thay thế cho việc chôn cất bao gồm hỏa táng, thiên táng[9][10], thủy táng[11][12], bảo quản khô lạnh, để đông lạnh[13], v.v... Một số nền văn hoá con người thực hiện chôn cất những con vật nuôi họ yêu quý.[14][15] Con người không phải là loài duy nhất chôn xác đồng loại; một số loài như tinh tinh, voi, và có thể cả chó cũng thực hiện việc này.

Tham khảo

  1. ^ "Mai táng xanh" làm đổi quan niệm mai táng truyền thống của người dân Trung Quốc”. Truy cập 19 tháng 10 năm 2017.
  2. ^ “Nơi ẩn giấu 10 bí mật kinh thiên động địa của Đại Thanh”. Kienthuc.net.vn. Truy cập 19 tháng 10 năm 2017.
  3. ^ “Ngôi làng có tập tục sống chung nhà với thi thể người chết cả năm trời”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 19 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ “Lạ lùng tháng 7 âm lịch, đất cho người âm trở thành 'hàng nóng'”. 11 tháng 8 năm 2016. Truy cập 19 tháng 10 năm 2017.
  5. ^ “Ngũ Hành Sơn - Danh thắng núi đá kỳ lạ: Vang danh nghề đá”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 19 tháng 10 năm 2017.
  6. ^ “Những ngôi mộ vô danh sau tai nạn bí ẩn ngành Đường sắt”. Kienthuc.net.vn. Truy cập 19 tháng 10 năm 2017.
  7. ^ “Ông lão 80 tuổi dựng "vườn yêu" bên mộ vợ”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 19 tháng 10 năm 2017.
  8. ^ “Chuyện về ngôi mộ tập thể và cảnh buôn bán tấp nập ở khu đền thờ”. VietNamNet. Truy cập 19 tháng 10 năm 2017.
  9. ^ “Kỳ bí khu "rừng ma" và tập tục thiên táng của người Giẻ - Triêng”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 19 tháng 10 năm 2017.
  10. ^ “Cô gái Việt thu hết can đảm chứng kiến tục thiên táng của người Tạng - Ngôi sao”. Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress. Truy cập 19 tháng 10 năm 2017.
  11. ^ “Vì sao phải thủy táng Bin Laden?”. Người Lao Động. 5 tháng 5 năm 2011. Truy cập 19 tháng 10 năm 2017.
  12. ^ “Chuyện thủy táng tro cốt thân nhân ở cầu Bình Lợi”. Người Việt. Truy cập 19 tháng 10 năm 2017.
  13. ^ “Ai là người đầu tiên được mai táng lạnh đông chờ hồi sinh?”. Báo Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập 19 tháng 10 năm 2017.
  14. ^ “Chôn cất 'cụ' rùa khủng dài 3 m, nặng hơn nửa tấn”. Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập 19 tháng 10 năm 2017.
  15. ^ “Trở thành triệu phú nhờ những ý tưởng kiếm tiền lạ đời ở Việt Nam”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 19 tháng 10 năm 2017.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Tử / Chết và các chủ đề liên quan
Y học
Chết tế bào
  • Hoại tử
    • Hoại tử mạch máu
    • Hoại tử đông
    • Hoại tử nước
    • Hoại thư
    • Hoại tử bã đậu
    • Hoại tử mỡ
    • Hoại tử dạng tơ huyết
    • Hoại tử thùy tạm thời
  • Sự chết theo chương trình của tế bào
    • Sự tự hủy của tế bào
    • Sự tự thực của tế bào
    • Anoikis
    • Chết rụng tế bào
    • Chết rụng tế bào nội tại
  • Tự phân hủy
  • Màng môi hoại tử
  • Tế bào sinh miễn dịch chết
  • Tế bào chết do thiếu máu cục bộ
  • Sự kết đặc tế bào
  • Sự vỡ nhân tế bào
  • Sự tiêu nhân
  • Thảm họa phân bào
  • Gen tự sát
Danh sách
Tỷ lệ tử vong
  • Tử vong ở trẻ em
  • Định luật tử vong Gompertz–Makeham
  • Tử vong ở trẻ sơ sinh
  • Chết sản phụ
  • Chết sản phụ trong tiểu thuyết
  • Sự dịch chuyển tỷ lệ tử vong
  • Tử suất
    • Tỷ lệ tử vong được điều chỉnh theo rủi ro
  • Mức độ tử vong
  • Tử vong chu sinh
  • Chết non
Bất tử
Sau khi
chết
Xác chết
Các giai đoạn
Sự bảo tồn
Xử lý
xác người
  • Hiến tặng cơ thể
  • Co thắt tử cung sau khi chết
  • Sinh ra trong quan tài
  • Cương cứng sau khi chết
  • Phẫu tích
  • Gibbeting
  • Nhiệt lượng sau khi chết
  • Khoảng thời gian sau khi chết
Khía cạnh
khác
Siêu linh
Pháp lý
Trong
nghệ thuật
Lĩnh vực
liên quan
Khác
  • Thể loại Thể loại