Giấy chứng tử

Giấy chứng tử của Eddie Scheiner (1911-1940), cấp tại New York, Hoa Kỳ

Giấy chứng tử hay Giấy khai tử là một loại giấy tờ hộ tịch của cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho gia đình, thân nhân, người đại diện hoặc cá nhân, tổ chức có liên quan để xác nhận tình trạng một người đã chết, xác định về thời gian chết, địa điểm chết và nguyên nhân cái chết. Giấy chứng tử về mặt pháp lý là căn cứ rõ ràng nhất xác định thời điểm chết của người được khai tử – căn cứ để xác định thời điểm mở thừa kế, diện thừa kế, di sản thừa kế.

Thủ tục

Giấy chứng tử được cấp trên cơ sở giấy báo tử và thủ tục đăng ký khai tử tại cơ quan có thẩm quyền. Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử là một loại giấy tờ được cấp cho thân nhân người chết để đi khai tử. Giấy báo tử phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người chết; giờ, ngày, tháng, năm chết; địa điểm chết và nguyên nhân chết.[1] Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong trường hợp người chết không có thân nhân, thì Giấy báo tử được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai tử để Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký khai tử.

Sau khi có sự kiện người chết, gia đình, thân nhân hoặc cá nhân, tổ chức liên quan báo cho cơ qua có thẩm quyền biết sự kiện này trên cơ sở đó, cơ quan này sẽ cấp cho họ Giấy báo tử. Người đi khai tử phải nộp Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai tử và Giấy chứng tử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai tử một bản chính Giấy chứng tử. Bản sao Giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu của người đi khai tử.

Nếu giấy chứng tử bị hư, hỏng, mất mát thì gia đình, thân nhân của người chết hay cá nhân, tổ chức liên quan có thể yêu cầu cấp lại.[2] Ở Việt Nam, việc cấp lại giấy khai tử quá hạn là một trong những thủ tục được đánh giá là nhiêu khê và phiền hà. Tại nước này cũng có tình trạng con cái khai tử cho cha mẹ còn sống để mở thủ tục chia di sản thừa kế[3] hoặc tình trạng khai tử cho người sống để cướp sim số đẹp.[4]

Tham khảo

  • Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam
  1. ^ http://moj.gov.vn/hoidappl/Lists/DanhSachCauHoi/View_Detail.aspx?ItemID=4002
  2. ^ http://moj.gov.vn/hoidappl/Lists/DanhSachCauHoi/View_Detail.aspx?ItemID=5081
  3. ^ “Con làm giả giấy khai tử mẹ: Đau lòng mái đầu bạc trắng”. Báo Công an Nhân dân Điện tử. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ “Khai tử người sống để cướp sim đẹp - VnExpress Kinh doanh”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.

Xem thêm

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Tử / Chết và các chủ đề liên quan
Y học
Chết tế bào
  • Hoại tử
    • Hoại tử mạch máu
    • Hoại tử đông
    • Hoại tử nước
    • Hoại thư
    • Hoại tử bã đậu
    • Hoại tử mỡ
    • Hoại tử dạng tơ huyết
    • Hoại tử thùy tạm thời
  • Sự chết theo chương trình của tế bào
    • Sự tự hủy của tế bào
    • Sự tự thực của tế bào
    • Anoikis
    • Chết rụng tế bào
    • Chết rụng tế bào nội tại
  • Tự phân hủy
  • Màng môi hoại tử
  • Tế bào sinh miễn dịch chết
  • Tế bào chết do thiếu máu cục bộ
  • Sự kết đặc tế bào
  • Sự vỡ nhân tế bào
  • Sự tiêu nhân
  • Thảm họa phân bào
  • Gen tự sát
Danh sách
Tỷ lệ tử vong
  • Tử vong ở trẻ em
  • Định luật tử vong Gompertz–Makeham
  • Tử vong ở trẻ sơ sinh
  • Chết sản phụ
  • Chết sản phụ trong tiểu thuyết
  • Sự dịch chuyển tỷ lệ tử vong
  • Tử suất
    • Tỷ lệ tử vong được điều chỉnh theo rủi ro
  • Mức độ tử vong
  • Tử vong chu sinh
  • Chết non
Bất tử
Sau khi
chết
Xác chết
Các giai đoạn
Sự bảo tồn
Xử lý
xác người
  • Hiến tặng cơ thể
  • Co thắt tử cung sau khi chết
  • Sinh ra trong quan tài
  • Cương cứng sau khi chết
  • Phẫu tích
  • Gibbeting
  • Nhiệt lượng sau khi chết
  • Khoảng thời gian sau khi chết
Khía cạnh
khác
Siêu linh
Pháp lý
Trong
nghệ thuật
Lĩnh vực
liên quan
Khác
  • Thể loại Thể loại