Gastrin

GAST
Mã định danh
Danh phápGAST, GAS, gastrin
ID ngoàiOMIM: 137250 HomoloGene: 628 GeneCards: GAST
Bản thể gen
Chức năng phân tử GO:0001948, GO:0016582 protein binding
hormone activity
Thành phần tế bào extracellular region
extracellular space
Quá trình sinh học response to food
GO:0072468 signal transduction
regulation of signaling receptor activity
G protein-coupled receptor signaling pathway
Nguồn: Amigo / QuickGO
Gen cùng nguồn
LoàiNgườiChuột
Entrez

2520

n/a

Ensembl

ENSG00000184502

n/a

UniProt

P01350

n/a

RefSeq (mRNA)

NM_000805

n/a

RefSeq (protein)

NP_000796

n/a

Vị trí gen (UCSC)n/an/a
PubMed[1]n/a
Wikidata
Xem/Sửa Người

Gastrin là một hormone peptide kích thích tiết acid dạ dày (HCl) bởi các tế bào đỉnh của dạ dày và hỗ trợ trong nhu động dạ dày. Hormone này được giải phóng bởi các tế bào G trong hang môn vị của dạ dày, tá tràngtuyến tụy.

Gastrin liên kết với các thụ thể cholecystokinin B để kích thích giải phóng histamine trong các tế bào enterochromaffin, và hormone này sẽ kích thích các bơm K+/H+ ATPase trên màng của các tế bào đỉnh (do đó làm tăng sự giải phóng H+ vào khoang dạ dày). Sự giải phóng của gastrin được kích thích bởi peptide ở trong dạ dày.

Sinh lý

Sinh tổng hợp

Gastrin là một hormone peptide dạng thẳng được sản xuất bởi các tế bào G của tá tràng và trong hang môn vị của dạ dày. Gastrin được tiết vào máu. Gastrin được tìm thấy chủ yếu dưới ba dạng:

  • gastrin-34 ("gastrin lớn")
  • gastrin-17 ("gastrin bé")
  • gastrin-14 ("minigastrin")

Ngoài ra, pentagastrin là một chất tổng hợp nhân tạo, với trình tự năm amino acid giống với trình tự năm amino acid tại đầu tận cùng carboxyl của gastrin. Những con số bên trên đề cập đến số lượng amino acid trong gastrin.

Chức năng

Sự hiện diện của gastrin kích thích các tế bào đỉnh của dạ dày tiết ra axit clohydric (HCl)/axit dạ dày, nhưng lưu ý tế bào đỉnh không tiết trực tiếp HCl. Chúng tiết H+ vào khoang dạ dày, H+ sẽ kết hợp với Cl- và tạo HCl. Điều này được thực hiện trực tiếp trên tế bào đỉnh và gián tiếp thông qua sự gắn kết với các thụ thể CCK2/gastrin trên tế bào ECL trong dạ dày. Tế bào ECL sau đó phản ứng bằng cách giải phóng histamine, hoạt động theo phương pháp cận tiết trên các tế bào đỉnh và kích thích chúng tiết ra ion H+. Đây là tác nhân kích thích chính để tiết acid bằng các tế bào đỉnh.

Cùng với chức năng nói trên, gastrin đã được chứng minh là có thêm các chức năng:

  • Kích thích sự trưởng thành của tế bào đỉnh và phát triển đáy.
  • Làm các tế bào chính tiết ra pepsinogen, dạng zymogen (không hoạt động) của enzyme pepsin trong tiêu hóa.
  • Tăng khả năng vận động cơ và tăng cường các cơn co thắt dạ dày.
  • Tăng cường các cơn co thắt ở hang môn vị, và dãn cơ vòng môn vị, làm tăng lượng dịch dạ dày tiết ra.[2]
  • Đóng một vai trò trong sự giãn của van ileocecal.[3]
  • Gây ra tiết dịch tụy và dịch mật.[4]
  • Gastrin góp phần vào phản xạ của dạ dày.

Chú thích

  1. ^ “Human PubMed Reference:”.
  2. ^ Tortora, G. J., & Grabowski, S. R. (1996). Principles of anatomy and physiology. New York, NY: HarperCollins College. 14th Ed. Pg 906
  3. ^ Vadokas B, Lüdtke FE, Lepsien G, Golenhofen K, Mandrek K (tháng 12 năm 1997). “Effects of gastrin-releasing peptide (GRP) on the mechanical activity of the human ileocaecal region in vitro”. Neurogastroenterology and Motility. 9 (4): 265–70. doi:10.1046/j.1365-2982.1997.d01-59.x. PMID 9430795.
  4. ^ Valenzuela JE, Walsh JH, Isenberg JI (tháng 9 năm 1976). “Effect of gastrin on pancreatic enzyme secretion and gallbladder emptying in man”. Gastroenterology. 71 (3): 409–11. PMID 950091.
  • x
  • t
  • s
Sinh lý học ống tiêu hóa
Ống tiêu hóa
Trên
Tuyến ngoại tiết
Chức năng
Các dịch
Các yếu tố trong dịch vị:
Dưới
Nội tiết/cận tiết tố
Dịch tiết đường mật:
Hằng số nội môi glucose (incretin):
  • GIP
    • K cells
  • GLP-1
    • Tế bào L
Các loại tế bào nội tiết:
  • Tế bào enteroendocrine
  • Tế bào enterochromaffin
  • Tế bào APUD
Dịch
  • Dịch ruột
Chức năng
Hệ thần kinh ruột
  • Đám rối thần kinh dưới niêm mạc ruột
  • Đám rối thần kinh cơ ruột
Cả hai
Chức năng
  • Nhu động (Tế bào kẽ Cajal
  • Basal electrical rhythm)
  • Phản xạ dạ dày - đại tràng
  • Tiêu hóa
  • Tế bào hấp thụ ở ruột
Accessory
Dịch
Chức năng
  • Tuần hoàn ruột gan
Khoang chậu hông
ổ bụng
  • Dịch phúc mạc
  • x
  • t
  • s
Tuyến nội tiết
Vùng dưới đồi-
Tuyến yên
Vùng dưới đồi
Thùy sau tuyến yên
Thùy trước tuyến yên
Trục tuyến sinh dục
Tuyến giáp
Tuyến cận giáp
Trục tuyến sinh dục
Tinh hoàn
Buồng trứng
Phôi thai
Tuyến tụy
Tuyến tùng
Các loại khác
Tuyến ức
Hệ tiêu hóa
Dạ dày
Tá tràng
Hồi tràng
Gan/khác
  • Insulin-like growth factor
    • IGF-1
    • IGF-2
Mô mỡ
  • Leptin
  • Adiponectin
  • Resistin
Xương
Thận
Tim
  • Natriuretic peptide
    • ANP
    • BNP