Dự án Avatar

Dự án Avatar
Thành lậptháng 2 năm 2011; 13 năm trước (2011-02)
Sáng lập bởiDmitry Itskov
Tiêu điểmKéo dài sự sống
Vị trí
  • Moskva, Nga
Vùng phục vụ
Global
Phương phápDự án Avatar
Chủ nhânDmitry Itskov
Nhân vật chủ chốt
Dmitry Itskov (Managing Director)
Trang webwww.2045.com
Các mốc thời gian của Dự án Avatar

Dự án Avatar hay còn gọi là Dự án Trường sinh (tiếng Anh: Avatar) là một dự án tạo lập sự bất tử bằng cách chuyển toàn bộ trí tuệ của một người sống sang một cơ thể máy.[1] Dự án được thực hiện bởi sự tài trợ của Nhà tài phiệt truyền thông người Nga Dmitry Itskov.[2][3][4]

Mục đích dự án

Nỗ lực du hành tới các hành tinh xa xôi hay trở lại quá khứ khám phá cuộc sống xa xưa sẽ được giải quyết bằng các Avatar thay thế.[5] Người ta sẽ chuyển toàn bộ trí tuệ, ý thức, bộ nhớ của con người vào máy tính.[5] Thoát khỏi hình dạng vật chất, con người sẽ tồn tại trong một mạng lưới tương tự internet, dưới dạng sóng điện tử và có thể di chuyển với tốc độ ánh sáng tới mọi nơi trong không gian và thậm chí có thể gia tăng tốc độ vượt qua ngưỡng ánh sáng để trở lại quá khứ.[5] Khi đã tới địa điểm dự tính, những thông tin mã hóa chuyển đổi thông tin có sẵn tái tạo hình dạng con người Avatar để thực hiện nghiên cứ của mình.[5]

Tiến trình

Avatar A

Phần thứ nhất bao gồm việc chế tạo ra các robot được điều khiển bởi các máy tính đặc biệt, vốn nhận lệnh trực tiếp từ não bộ.[1] Đây là dự án Avatar A, trong đó nỗ lực sẽ tập trung vào việc phát triển giao tiếp não bộ với máy tính một cách hoàn hảo, để bộ não chúng ta có thể kiểm soát robot hoàn toàn. Thông qua máy tính, con người có thể nghe những gì robot nghe, thấy những gì robot thấy, thậm chí cảm nhận được cảm giác từ robot.[1]

Avatar B

Phần thứ hai sẽ bao gồm việc sản xuất hệ thống hỗ trợ sự sống cho não bộ con người. Việc này dựa trên lý thuyết rằng não bộ của chúng ta có thể sống từ 200 - 300 năm.[1] Chúng ta đều biết rằng khi con người ta chết, hầu như nguyên nhân không do não mà từ các căn bệnh khác nhau khiến nội tạng họ hư hỏng. Vậy nên ý tưởng là giúp đỡ những người sắp chết và cả những người muốn kéo dài sự sống, thông qua việc cứu lấy bộ não và trong nó là tâm hồn của họ. Việc kết nối một robot Avatar thứ hai, có hệ thống hỗ trợ sự sống, mang tên Avatar B, với Avatar A, để giúp não bộ của người ta sống sót. Họ sẽ sử dụng Avatar làm cơ thể thực của mình.[1]

Avatar C

Phần thứ ba là tạo nên một bộ não nhân tạo. Đây là một dự án kéo dài.[1] Chúng tôi đã có trong tay 10 nhà khoa học Nga và sẽ tăng số lượng lên 21 trong giai đoạn 1 của dự án.[1] Trong 10 năm, nhân loại có thể sáng tạo ra một bộ não nhân tạo và việc chuyển tâm hồn của ai đó vào bộ não nhân tạo này sẽ tăng đáng kể tuổi thọ của họ[1]

Avatar D

Phần thứ tư của dự án Avatar là giấc mơ đó là một tương lai trong đó con người từ bỏ cơ thể xương thịt của họ để tiếp nhận các cơ thể máy.[1] Con người sẽ bắt đầu cuộc sống với các robot như Avatar A và rồi họ sẽ tiếp tục phát triển bằng các robot sử dụng vật liệu nano, với khả năng thay đổi hình dạng theo ý nghĩ.[1]

Hiệu quả

Trong khi đó, một số ý kiến lo ngại rằng phương pháp trên có thể biến thành công cụ thao túng cơ thể người khác.[3] Tuy nhiên, Giáo sư Christopher James của Đại học Warwick (Anh) cho rằng đây là một viễn cảnh khó có thể xảy ra trên thực tế.[3]

Tôi muốn hợp tác với các nhà khoa học trên khắp thế giới. Đây là một chiến lược mới cho tương lai và loài người. Dự án của chúng tôi là con đường dẫn tới cuộc sống bất tử. Não nhân tạo sẽ ra đời trong giai đoạn ba. Đó là một môi trường máy tính mà dữ liệu số của ý thức có thể hoạt động. Chúng ta sẽ đưa dữ liệu số về ý thức của con người vào bộ não nhân tạo ấy. Cơ thể ảo mang đến nhiều lợi thế. Bạn có thể bước xuyên qua tường, chạy với tốc độ ánh sáng.[2]
— Itskov- Tỉ phú người Nga

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b c d e f g h i j “Dự án "trường sinh": Chuyển não người vào cơ thể máy”.
  2. ^ a b “Avatar - robot có thể giúp con người bất tử”.
  3. ^ a b c “Dự án Avatar”.
  4. ^ “Kêu gọi các tỷ phú tài trợ cho dự án "sống bất tử"”.
  5. ^ a b c d “Top 8 công nghệ trong tương lai”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2015.

Liên kết ngoài

  • Website chính thức Sửa đổi này tại Wikidata
  • x
  • t
  • s
Các
lĩnh
vực
Nông nghiệp
Kiến trúc
Y
sinh
học
Hiển thị
Công nghệ hiển thị
  • FED
  • FLD
  • iMoD
  • Laser
  • LPD
  • OLED
  • OLET
  • QD-LED
  • SED
  • TPD
  • TDEL
  • TMOS
Màn hình hiển thị
  • Kính áp tròng thực tế ảo
  • Công nghệ hiển thị nổi trong màn hình
  • Công nghệ hiển thị nổi trên màn hình
  • Công nghệ hiển thị trong không trung
    • Màn hình hiển thị ba chiều trong không trung
  • Công nghệ hiển thị gắn trên đầu
  • Màn hình võng mạc ảo
Khác
Điện tử
  • Cảm biến điện tử
  • Dệt may điện tử
  • Thiết bị điện tử đa năng
  • Điện phân tử
  • Hệ thống cơ điện tử nano
  • Bộ nhớ điện trở
  • Chuyển động quay của điện tử
  • Điện tử tạm thời
Năng lượng
Sản xuất
Lưu trữ
  • Beltway battery
  • Carbon neutral fuel
  • Lưu trữ năng lượng không khí
  • Lưu trữ năng lượng bánh đà
  • Lưu trữ năng lượng lưới
  • Lưu trữ năng lượng nhiệt
  • Pin kim loại-không khí
  • Pin muối nóng chảy
  • Dây pin nano
  • Research in lithium-ion batteries
  • Pin silicon-không khí
  • Siêu tụ điện hai lớp
Khác
CNTT và
truyền thông
Chế tạo
  • In 3D
  • In 4D
  • Robot nano 3D
  • Lắp ráp phân tử
  • Robot nano phân tử đa năng
  • Robot biến hình
  • Máy in quần áo
Vật liệu
Quân sự
Lượng tử
Khoa học
thần kinh
Tự động hóa
Khoa học
vũ trụ
Du hành không gian
Tàu vũ trụ
đẩy
  • Động cơ ion
  • Laser đẩy
  • Động cơ đẩy Plasma
  • Dự án Orion (động cơ đẩy hạt nhân)
  • Động cơ đẩy xung hạt nhân
  • Buồm năng lượng mặt trời
  • Dịch chuyển cong không gian
Khác
Giao thông
vận tải
Hàng không
  • Adaptive Compliant Wing
  • Công ty Aeros
  • Máy bay trực thăng ba lô
  • Giao hàng không người lái
  • Xe bay
  • Tự động hóa trong không gian
  • Ba lô tên lửa
  • Động cơ phản lực
  • Tàu con thoi
  • Vận tải siêu âm
Đường bộ
Đường ống
  • Ống khí nén
    • Automated vacuum collection
    • Đường ống ngầm
Khác









Các
chủ
đề
  • Collingridge dilemma
  • Phát triển công nghệ khác biệt
  • Thuật ngữ Ephemeralization
  • Kỹ thuật thăm dò
  • Công nghệ hư cấu
  • Nguyên tắc Proactionary
  • Thay đổi công nghệ
    • Thất nghiệp công nghệ
  • Hội tụ công nghệ
  • Tiến hóa công nghệ
  • Mô hình công nghệ
  • Dự báo công nghệ
  • Mức độ sẵn sàng công nghệ
  • Lộ trình công nghệ
  • Triết học siêu nhân học