Cửa khẩu Lao Bảo

Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo
Cửa khẩu quốc tế Den Savanh
Cửa khẩu Lao Bảo được chụp vào ngày 11 tháng 10 năm 2011
Thông tin chung
Tọa độ: 16°37′27″B 106°35′27″Đ / 16,62417°B 106,59083°Đ / 16.62417; 106.59083
Địa chỉthị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị
Loại cửa khẩuđường bộ
 Vị trí Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo trên bản đồ Việt Nam
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo trên bản đồ Việt Nam
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo

Cửa khẩu quốc tế Lao Bảocửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.

Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo thông thương với cửa khẩu quốc tế Den Savanh thuộc huyện Seponh, tỉnh Savannakhet của Lào, nằm cạnh sông Sepon. 16°37′22″B 106°35′15″Đ / 16,622663°B 106,587632°Đ / 16.622663; 106.587632 (Dansavan)

Đây là điểm cuối của quốc lộ 9 tại Km 83.

Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo

Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo là một trong những khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Đối diện với Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo qua đường biên giới là Khu thương mại biên giới Den Savanh của Lào. Hai khu này là một nút quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra quyết định ban hành quy chế khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo, gọi tắt là khu thương mại Lao Bảo.[1][liên kết hỏng] Theo đó, khu vực được đề cập bao trùm thị trấn Lao Bảo, thị trấn Khe Sanh và các xã Tân Thành, Tân Long, Tân Lập, Tân Liên, Tân Hợp thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Các doanh nghiệp tham gia vào khu vực này được hưởng một số ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang áp dụng lúc đó và ưu đãi theo chính sách phát triển kinh tế miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người theo quy định hiện hành lúc đó.

Năm 1999, Thủ tướng đã phê duyệt định hướng quy hoạch chung xây dựng khu thương mại Lao Bảo đến năm 2020 có quy định về các khu thương mại và khu công nghiệp tại đây.[2][liên kết hỏng]

Năm 2002, Thủ tướng lại có quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế khu thương mại Lao Bảo [3][liên kết hỏng] để phù hợp với Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi và sự thay đổi các luật thuế.

Ngày 12 tháng 1 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine về Quy chế Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo.

Đầu năm 2008, Thủ tướng lại phê duyệt quy hoạch chung các khu kinh tế cửa khẩu tại Việt Nam đến năm 2020, theo đó, Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo là một trong 9 khu kinh tế cửa khẩu được quan tâm xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, quy chế, biện pháp và chính sách.

Hình ảnh

  • Chợ Lao Bảo
    Chợ Lao Bảo
  • Siêu thị Mukdahan
    Siêu thị Mukdahan

Tham khảo

  • Các hướng dẫn pháp lý về Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo Lưu trữ 2008-02-12 tại Wayback Machine

Liên kết ngoài

  • Website chính thức của Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo Lưu trữ 2008-02-12 tại Wayback Machine
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến giao thông Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Cửa khẩu
quốc tế
Đường bộ
Đường sắt
Đường biển
(Cảng)
Hàng không
(Sân bay)




Cửa khẩu
quốc gia