Cảng Nghi Sơn

Cảng Nghi Sơn
Quốc gia Việt Nam
Vị tríxã Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam 19°18′20″B 105°49′0″Đ / 19,30556°B 105,81667°Đ / 19.30556; 105.81667
Chi tiết
Mở cửa2002
Số bến5
Độ sâu luồng thiết kế-8,5 m

Cảng Nghi Sơn là tên gọi chung của một cụm cảng biển tại khu vực xã Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam, thuộc cụm cảng Bắc Trung Bộ Việt Nam.[1]

Cảng có 5 bến. Bến 1 xây dựng từ năm 2002 - 2003 cho tàu 10.000 tấn, bến 2 xây dựng từ năm 2004 - 2007 để đón tàu 30.000 tấn, được Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí PTSC Thanh Hóa quản lí.[2] Bến 3 được xây dựng từ năm 2010, có thể tiếp nhận được tàu 70.000 DWT giảm tải, bến số 4 có thể tiếp nhận tàu 30.000 DWT giảm tải, bến số 5 có thể tiếp nhận tàu 60.000 DWT giảm tải, ba bến này được Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản Đại Dương quản lí [3]

Cảng hiện có một khu bến tổng hợp và container thuộc địa phận xã Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Luồng vào bến dài 2 km, sâu: -8,5 m. Khu bến này hiện có khả năng tiếp nhận tàu đến 20 nghìn DWT. Nó có 2 cầu tàu, một cầu dài 165 m và có độ sâu -8,5 m, cầu còn lại dài 225 m và có độ sâu -11 m. Kho bến rộng 2.880 m² và bãi chứa container rộng 12.350 m².[4]

Theo quy hoạch hệ thống cảng biển của Chính phủ Việt Nam, khu bến hiện nay sẽ được nâng cấp để có khả năng tiếp nhận tàu tới 50 nghìn DWT. Đồng thời, tới năm 2015, một khu bến mới gọi là Bắc Nghi Sơn sẽ được xây dựng (khi đó khu bến hiện nay sẽ được gọi là Nam Nghi Sơn) làm khu bến chuyên dùng cho công nghiệp lọc hóa dầu, xi măng, có khả năng tiếp nhận tàu đến 30 nghìn DWT.[1]

Chú thích

  1. ^ a b Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ Việt Nam về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
  2. ^ “Khoáng Sản Đại Dương tiếp nhận Cảng Nghi Sơn”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.
  3. ^ Cảng Nghi Sơn, hàng "thúc" xây thêm bến - Báo Nhân Dân
  4. ^ “Cảng Nghi Sơn”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2010.

Tham khảo

Xem thêm

Bài viết tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Cảng biển đặc biệt
(2 cảng)
Cảng biển loại I
(15 cảng biển)
Cảng biển Quảng Ninh  · Cảng biển Thanh Hóa  · Cảng biển Nghệ An  · Cảng biển Hà Tĩnh  · Cảng biển Thừa Thiên Huế  · Cảng biển Đà Nẵng  · Cảng biển Quảng Nam  · Cảng biển Quảng Ngãi  · Cảng biển Bình Định  · Cảng biển Khánh Hòa  · Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh  · Cảng biển Đồng Nai  · Cảng biển Cần Thơ  · Cảng biển Long An  · Cảng biển Trà Vinh
Cảng biển loại II
(6 cảng biển)
Cảng biển Quảng Bình  · Cảng biển Quảng Trị  · Cảng biển Ninh Thuận  · Cảng biển Bình Thuận  · Cảng biển Hậu Giang  · Cảng biển Đồng Tháp
Cảng biển loại III
(13 cảng biển)
Cảng biển Thái Bình  · Cảng biển Nam Định  · Cảng biển Ninh Bình  · Cảng biển Phú Yên  · Cảng biển Bình Dương  · Cảng biển Vĩnh Long  · Cảng biển Tiền Giang  · Cảng biển Bến Tre  · Cảng biển Sóc Trăng  · Cảng biển An Giang  · Cảng biển Kiên Giang  · Cảng biển Bạc Liêu  · Cảng biển Cà Mau
Chủ đề liên quan
Thành phố  · Cửa khẩu · Sân bay