Cảng Cái Lân

Một góc cảng Cái Lân

Cảng Cái Lân là một cảng nước sâu thuộc cụm cảng Hòn Gai tỉnh Quảng Ninh, đang được xây dựng và mở rộng thành một trong những cảng lớn nhất Việt Nam.

Quá trình xây dựng và phát triển

Tháng 7-1996 Cảng Cái Lân được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư

Năm 1997 Đưa vào khai thác bến số 1

Tháng 4-2004 Đưa vào khai thác bến 5, 6, 7[1]

Năm 2010 Khởi công xây dựng bến 2, 3, 4[2]

Khả năng lưu thông và tiếp nhận

Độ sâu luồng tại mức thuỷ triều bằng 0: -10 m.

Vùng quay trở: 350 m.

Kích cỡ tàu có thể tiếp nhận: 5.500 TEU (hàng container) và 85.000 DWT giảm tải (hàng rời).

Độ cao tĩnh không của cầu Bãi Cháy tại điểm thủy triều bằng 0: 55,6 m.

Cơ sở hạ tầng

  • Cảng gồm 8 cầu tàu, 2 bến bốc xếp container và 2 bến nghiêng;
  • Kho có diện tích 10.000 m², bãi chứa hàng có diện tích 17.000 m²;
  • Thiết bị bốc dỡ: 1 cẩu 20 tấn, 2 cẩu 30 tấn, 2 cẩu 50 tấn di động, 3 cẩu 70 tấn và một số cẩu di động từ 8 đến 10 tấn khác;
  • Khả năng cập tàu: Tàu từ 1 đến 5 vạn tấn có thể cặp bến;
  • Khả năng xếp dỡ: từ 5 đến 8 triệu tấn/năm.

Ghi nhận

  • Cuối tháng 6-2013, CICT là Cảng đầu tiên của miền Bắc được Hải quan Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CT PAT (tiêu chuẩn về an ninh, an toàn), chứng chỉ cho phép hàng hoá xuất từ CICT trực tiếp đi Mỹ.
  • Bến số 2,3,4 Cảng Cái Lân được lựa chọn là một trong 30 công trình tiêu biểu được UBND tỉnh Quảng Ninh gắn biển chào mừng 50 năm ngày thành lập tỉnh,
  • Xếp hạng 46 trong bảng đánh giá về hiệu quả hoạt động của 351 cảng container trên toàn cầu do Ngân hàng Thế giới (WB) và IHS Markit vừa thực hiện năm 2021[3]

Tham khảo

  1. ^ “Cảng Cái Lân - thương hiệu lớn trong hệ thống cảng biển quốc tế”.
  2. ^ CICT (liên doanh giữa SSA Holdings International Việt Nam – công ty con của tập đoàn Carrix tại Mỹ và Công ty cổ phần đầu tư cảng Cái Lân (CPI). “Tổng quan cảng Cái Lân”. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ MEDIATECH. “Cảng Cái Lân lọt top 50 cảng biển hoạt động hiệu quả nhất thế giới”. baoquangninh.com.vn. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Bài viết tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Cảng biển đặc biệt
(2 cảng)
Cảng biển loại I
(15 cảng biển)
Cảng biển Quảng Ninh  · Cảng biển Thanh Hóa  · Cảng biển Nghệ An  · Cảng biển Hà Tĩnh  · Cảng biển Thừa Thiên Huế  · Cảng biển Đà Nẵng  · Cảng biển Quảng Nam  · Cảng biển Quảng Ngãi  · Cảng biển Bình Định  · Cảng biển Khánh Hòa  · Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh  · Cảng biển Đồng Nai  · Cảng biển Cần Thơ  · Cảng biển Long An  · Cảng biển Trà Vinh
Cảng biển loại II
(6 cảng biển)
Cảng biển Quảng Bình  · Cảng biển Quảng Trị  · Cảng biển Ninh Thuận  · Cảng biển Bình Thuận  · Cảng biển Hậu Giang  · Cảng biển Đồng Tháp
Cảng biển loại III
(13 cảng biển)
Cảng biển Thái Bình  · Cảng biển Nam Định  · Cảng biển Ninh Bình  · Cảng biển Phú Yên  · Cảng biển Bình Dương  · Cảng biển Vĩnh Long  · Cảng biển Tiền Giang  · Cảng biển Bến Tre  · Cảng biển Sóc Trăng  · Cảng biển An Giang  · Cảng biển Kiên Giang  · Cảng biển Bạc Liêu  · Cảng biển Cà Mau
Chủ đề liên quan
Thành phố  · Cửa khẩu · Sân bay


  • x
  • t
  • s
Cửa khẩu
quốc tế
Đường bộ
Đường sắt
Đường biển
(Cảng)
Hàng không
(Sân bay)




Cửa khẩu
quốc gia