Bánh canh

Bánh canh
Bánh canh với giò heo, đậu hũ chiên, cá viên
LoạiXúp
BữaBữa sáng và tối
Xuất xứNam Kỳ (nay là Việt Nam)
Vùng hoặc bangTrảng Bàng, phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định cũ (nay là tỉnh Tây Ninh)
Năm sáng chếĐầu thế kỷ XX
Nhiệt độ dùngNóng
Thành phần chínhBánh canh bột gạo, xương ống, giò heo, rau xanh, hánh lá, gia vị
  • Nấu ăn: Bánh canh
  •   Media: Bánh canh
Ẩm thực Sài Gòn
Tổng quan
Bánh canh • Bánh mì thịt (phong cách ẩm thực Sài Gòn) • Bánh da lợn (Bánh da heo) • Bò bảy món • Bún bò Huế (phong cách ẩm thực Sài Gòn) • Bò né • Bún mắm • Bún nước lèo • Cà phê Sài Gòn • Chè bà ba • Cá viên • Cơm tấm (phong cách ẩm thực Sài Gòn) • Hủ tiếu/Hủ tíu (hủ tiếu gõ, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho) • Phá lấu • Phở Sài Gòn
Nguyên liệu, sản vật
Hải sản Cần Giờ • Thịt bò Củ Chi
Liên quan
Ngành công nghiệp thực phẩm của Sài Gòn • Ẩm thực của người Hoa tại Sài Gòn • Sản vật Sài Gòn • Ẩm thực Việt-Khmer • Ẩm thực Bà Rịa-Vũng Tàu • Ẩm thực Đồng Nai • Ẩm thực Bình Dương • Ẩm thực Bình Phước • Ẩm thực Bến Tre • Ẩm thực Cần Thơ • Ẩm thực Kiên Giang • Ẩm thực An Giang • Ẩm thực Long An • Ẩm thực Sóc Trăng • Ẩm thực Tiền Giang • Ẩm thực Tây Ninh • Ẩm thực miền Nam Việt Nam • Ẩm thực Huế • Ẩm thực Quảng Nam • Ẩm thực Khánh Hòa • Ẩm thực Bình Định • Ẩm thực Hà Nội • Ẩm thực Hải Phòng • Ẩm thực Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Một tô bánh canh cua

Bánh canh là một món ăn Việt Nam. Bánh canh có nguồn gốc từ Đông Nam Bộ, sau đó phổ biến khắp Việt Nam.[1] Bánh canh bao gồm nước lèo được nấu từ tôm, và giò heo thêm gia vị tùy theo từng loại bánh canh. Sợi bánh canh có thể được làm từ bột gạo, bột mì, bột năng hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn. Bánh được làm từ bột được cán thành tấm và cắt ra thành sợi bự và ngắn hoặc se tròn thành cọng. Bánh được bỏ vào nồi nước dùng đã hầm vừa đủ độ và đợi cho chín tới. Gia vị cho bánh canh thay đổi tùy theo món bánh canh và theo khẩu vị mỗi vùng. Bánh canh có nhiều cách chế biến với cá đã róc xương, cua/ghẹ,[2] bột lọc, chả cá, tôm/thịt nhưng phổ biến nhất là bánh canh giò heo.[3]

Bánh canh tại địa phương

Bánh canh

Món bánh canh là món ăn quen thuộc ở nhiều địa phương trong cả nước nhưng mỗi nơi lại mang một mùi vị đặc trưng riêng.

Nguyên liệu

2 con Cua biển

100 gr Nấm rơm

1/4 kg Chân giò

1 kg Xương heo

15 quả Trứng cút

1/2 kg Bột năng

1/2 kg Bột gạo

Gia vị: muối/hành/tiêu/nước mắm/dầu ăn

Bánh canh Trảng Bàng

Không ai biết bánh canh Trảng Bàng ra đời chính xác vào năm nào, chỉ biết rằng món ăn này đã có mặt từ những năm đầu thế kỉ XX. Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc ra đời của bánh canh Trảng Bàng nhưng được truyền tai nhiều nhất có lẽ là câu chuyện về người phụ nữ tảo tần với đôi quang gánh bánh canh, nấu nước lèo bằng nồi đất và múc nước lèo bằng gáo dừa.[4] Theo đó, dưới triều Nguyễn, tại phủ Tây Ninh thuộc tỉnh Gia Định, và vùng đất Trảng Bàng, cuộc sống còn hoang sơ, đất đai được bao bọc bởi những trảng cỏ lau, cỏ bàng. Có một người phụ nữ chuyên đi bán bánh canh nuôi gia đình, sau này bà truyền lại cách nấu bánh canh Trảng Bàng cho con cháu và nhiều người khác để họ có thể mưu sinh. Người phụ nữ vô danh đó được xem là "bà Tổ" của món ăn nổi tiếng bánh canh Trảng Bàng ngày nay.[5]

Theo thời gian, độ phổ biến của bánh canh Trảng Bàng không còn dừng ở phạm vi tỉnh Tây Ninh, mà đã lan rộng trên cả nước và quốc tế trở thành một thương hiệu món ăn riêng gắn liền với Trảng Bàng.[6][7][8] Năm 2021, bánh canh Trảng Bàng lọt vào danh sách Top 100 Món Ăn Đặc Sản Việt Nam 2020 - 2021 của Tổ chức kỷ lục Việt Nam.[9]

Đặc trưng

Về cơ bản, bánh canh Trảng Bàng cũng dùng các nguyên liệu cơ bản với sợi bánh canh, thịt nạc heo và nước lèo, tuy nhiên khác biệt của bánh canh Trảng Bàng được cho là nằm ở cách làm sợi bánh canh, chế biến nước lèo và làm nước chấm. Cọng bánh canh gốc được làm từ gạo móng chim hoặc gạo bằng phệt, bằng Miên. Đây là các loại gạo xuất xứ của người Miên, mặc dù nấu cơm ăn không ngon lắm, nhưng nếu làm thành cọng bánh canh thì khá dẻo, có độ dai vừa phải và để lâu hai, ba ngày vẫn có thể dùng được. Ngày nay, do các loại lúa này cho năng suất thấp, không còn phổ biến nên người ta thay thế bằng gạo Nàng Thơm, Nàng Miện hay Chợ Đào. Tô bánh canh Trảng Bàng thường có móng giò heo luộc giòn đi kèm chén nước mắm tiêu và chanh ớt. Đặc biệt, ngò trong tô bánh canh chính gốc là ngò rí chứ không phải ngò gai, còn phải rắc lên mặt chút hành phi thơm giòn beo béo.[4]

Người Tây Ninh có cách ăn bánh canh Trảng Bàng riêng biệt chia phần ăn thành 2 bát, 1 bát gồm bánh canh và nước lèo, bát còn lại để thịt và các loại rau, khi ăn chấm riêng nên hay được gọi là "bánh canh 2 tô". Bánh canh Trảng Bàng thường được ăn kèm với bánh tráng phơi sương, một đặc sản khác của Tây Ninh.

Các địa phương khác

Tham khảo

  1. ^ a b tám loại bánh canh hấp dẫn của Sài Gòn Lưu trữ 2012-09-25 tại Wayback Machine, Zing.vn
  2. ^ Bánh canh bột lọc và cua Lưu trữ 2012-08-25 tại Wayback Machine, Ngôi Sao, ngày 22 tháng 8 năm 2012.
  3. ^ Tự làm bánh canh tôm thịt, 24h.
  4. ^ a b NLD.COM.VN (29 tháng 11 năm 2021). “Về Tây Ninh vương vấn mãi bánh canh Trảng Bàng”. nld.com.vn. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ 'Truyền thuyết' bánh canh Trảng Bàng”. Báo Thanh Niên. 12 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ TITC. “Trang Bang rice noodle soup”. Vietnam National Administration of Tourism. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  7. ^ News, VietNamNet. “Trang Bang rice noodle soup”. VietNamNet (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ “Bánh canh Trảng Bàng nức tiếng Tây Ninh”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  9. ^ “[VIETKINGS] Top 100 Món Ăn Đặc Sản Việt Nam 2020 - 2021 (P.82): Bánh canh Trảng Bàng (Tây Ninh)”. HỘI KỶ LỤC GIA VIỆT NAM - TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM(VIETKINGS). Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  10. ^ Quyến rũ như bánh canh chả cá Phan Rang Lưu trữ 2016-10-26 tại Wayback Machine, Thanh Niên, ngày 22 tháng 4 năm 2014.
  11. ^ Bánh canh xứ Huế Lưu trữ 2013-10-04 tại Wayback Machine, Quân đội Nhân dân.
  12. ^ Đậm đà bánh canh Huế, Người Lao động, 16/10/2012
  13. ^ “Bánh canh cá thu Phú Quốc”. Báo Thanh Niên. 17 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2022.
  14. ^ “Vì sao bánh canh Bến Có ngon nức tiếng?”. Báo Thanh Niên. 20 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2022.

Liên kết ngoài

  • Biến tấu với bánh canh, VnExpress
  • x
  • t
  • s
Các biến thể
Trung Hoa
Nhật Bản
Triều Tiên
  • Cheonsachae
  • Dangmyeon
  • Dotori-guksu
  • Garak-guksu
  • Jjolmyeon
  • Memil-guksu
  • Somyeon
  • Sujebi
Các loại khác
  • Halušky
  • Khanom chin
Món ăn
Myanmar
Trung Á/
Thổ Nhĩ Kỳ
  • Beshbarmak
  • Kesme
  • Laghman
Trung Quốc
  • Kiến leo cây
  • Bản miến
  • Ngưu sao phấn
  • Mì thịt bò
  • Char kway teow
  • Mì xào
  • Mì qua cầu
  • Mì đam đam
  • Mì Phúc Kiến
  • Mỳ khô nóng
  • Khảo diện cân
  • Lượng bì
  • Lao miến
  • Miến bạc
  • Millinge
  • Mì xào thô Thượng Hải
  • Vân thôn miến
  • Trác tương miến
  • Mì hoành thánh
  • Batchoy
  • Mami
  • Pancit choca
  • Pancit estacion
  • Pancit kinalas
  • Pancit lomi
  • Pancit Malabon
  • Pancit Molo
  • Sopa de fideo
Thái Lan
Việt Nam
Indonesia
  • Bakmi
  • I fu mie
  • Ketoprak
  • Kwetiau goreng
  • Mie aceh
  • Mie ayam
  • Mie bakso
  • Mie caluk
  • Mie cakalang
  • Mie celor
  • Mie goreng
  • Mie Jawa
  • Mie kangkung
  • Mie kering
  • Mie kocok
  • Mie koclok
  • Mi rebus
  • Soto ayam
  • Soto mie
Malaysia/
Singapore
  • Hae mee
  • Hokkien mee
  • Katong Laksa
  • Laksa
  • Lor mee
  • Maggi goreng
  • Mee bandung Muar
  • Mee pok
  • Mee siam
  • Satay bee hoon
  • Yong Tau Foo
Các nước khác
  • Feu
  • Kesme
  • Kuy teav
  • Meeshay
  • Thukpa
Các thương hiệu
mì ăn liền
Danh sách
  • Danh sách các món mì
  • Danh sách các thương hiệu mì ăn liền
Xem thêm