Âm xát môi-môi hữu thanh

Âm xát môi-môi hữu thanh
β
Số IPA127
Mã hóa
Entity (thập phân)β
Unicode (hex)U+03B2
X-SAMPAB
Braille⠨ (braille pattern dots-46)
Ảnh
Âm thanh
noicon
nguồn · trợ giúp
Âm tiếp cận môi-môi hữu thanh
β̞
Âm thanh
noicon
nguồn · trợ giúp

Âm xát môi-môi hữu thanh là một phụ âm, dùng trong một số ngôn ngữ nói. Kí tự thể hiện âm này trong bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế là ⟨β⟩, còn kí tự X-SAMPA tương ứng là B. Kí tự ⟨β⟩ là chữ cái Hy Lạp beta. Kí tự này cũng khi được dùng để thể hiện âm tiếp cận môi-môi, nhưng thường thì nó được viết ⟨β̞⟩ với dấu hạ xuống. Trên lí thuyết, âm xát môi-môi hữu thanh có thể được chuyển tự bằng ⟨ʋ̟⟩, song kí hiệu này hầu như chẳng bao giờ được sử dụng.

Rất hiếm khi một ngôn ngữ phân biệt giữa âm xát môi-môi hữu thanh và âm tiếp cận môi-môi hữu thanh. Tiếng Mapos Buang ở New Guinea là một trường hợp như vậy, nhưng âm tiếp cận môi-môi của nó đóng vai trò lấp đầy khoảng trống trong hệ thống phụ âm.[1]

Âm xát môi-môi là một âm thiếu ổn định, có xu hướng trở thành [v].[2]

Đặc điểm

Đặc điểm của âm xát môi-môi hữu thanh:

  • Cách phát âm là xát, nghĩa là nó được tạo ra bằng cách ép dòng khí qua một khe hẹp ở vị trí phát âm.
  • Vị trí cấu âm là môi-môi, nghĩa là phải vận dụng cả môi trên và môi dưới để phát âm.
  • Đây là âm hữu thanh, nghĩa là dây thanh âm rung khi phát âm.
  • Vì âm này không được phát ra nhờ sự tác động của dòng khí lên lưỡi, không cần để tâm đến sự phân biệt âm giữa lưỡi-âm cạnh lưỡi.
  • Đây là âm phổi, nghĩa là nó được tạo ra bởi khí chỉ do phổicơ hoành đẩy ra.

Ví dụ

Ngôn ngữ Từ IPA Nghĩa Ghi chú
Akei [βati] 'bốn'
Alekano hanuva [hɑnɯβɑ] 'không có gì'
Amhara[3] አበባ [aβ̞əβ̞a] 'bông hoa' Tha âm của /b/ giữa âm kêu (sonorant).[3]
Angor fufung [ɸuβuŋ] 'sừng'
Anh Chicano very [βɛɹi] 'rất' Có thể phát âm thành [b].
Basque[4] alaba [alaβ̞a] 'con gái' Tha âm của /b/
Bengal ভিসা [βisa] 'Visa'
Berta [βɑ̀lɑ̀ːziʔ] 'không'
Bồ Đào Nha Châu Âu[5][6] bado [ˈsaβɐðu] 'thứ Bảy' Tha âm của /b/.
Catalunya[7] rebost [rəˈβ̞ɔst] 'chạn bát đĩa' Tha âm của /b/. Chủ yếu ở phương ngữ đã hợp nhất /b//v/.
Dahalo[8] [koːβo] 'muốn' Âm xát yếu hay âm tiếp cận. Một tha âm thường gặp của /b/ ở giữa nguyên âm.[8]
Đức[9][10] aber [ˈaːβɐ] 'nhưng' Tha âm giữa nguyên âm và trước âm cạnh lưỡi của /b/ trong lối nói thông tục.[9][10]
Ewe[11] Eʋe [èβe] 'Ewe' Phân biệt với [v][w]
Hopi tsivot [tsi:βot] '(số) năm'
Kabyle bri [βri] 'cắt'
Kinyarwanda abana [aβana] 'trẻ con'
Limburg[12][13] wèlle [ˈβ̞ɛ̝lə] 'muốn' Ví dụ lấy từ phương ngữ Maastricht.
Luhya Nabongo [naβongo] 'vua'
Mapos Buang[1] venġévsën [βə.ˈɴɛβ.t͡ʃen] 'bài kinh' Tiếng Mapos Buang có cả âm xát đôi môi hữu thanh và âm tiếp cận đôi môi. Âm xát thường được chuyển tự thành {v}, còn âm tiếp cận thành {w}.[1]
wabeenġ [β̞a.ˈᵐbɛːɴ] 'một loại khoai'
Nhật[14] 神戸市/be-shi [ko̞ːβ̞e̞ ɕi] 'Kobe' Tha âm của /b/ trước nguyên âm khi nói nhanh.
Occitan Gascon la-vetz [laβ̞ets] 'rồi thì' Tha âm của /b/
Sardegna Logudoro[15] paba [ˈpäːβä] 'giáo hoàng' Tha âm của /b/ ở giữa nguyên âm, của /p/ ở đầu từ khi trước đó kết bằng nguyên âm và hai từ được đọc liền mạch.[15]
Tây Ban Nha[16] lava [ˈläβ̞ä] 'nhung nham' Tha âm của /b/.
Thổ Nhĩ Kì[17] vücut [βy̠ˈd͡ʒut̪] 'cơ thể' Tha âm của /v/ trước và sau nguyên âm làm tròn.[17]
Thụy Điển Central Standard[18] aber [ˈɑːβ̞eɾ] 'vấn đề' Tha âm của /b/ trong lối nói thông tục.
Triều Tiên /Jeonhwa [ˈt͡ɕɘːnβwa̠] 'điện thoại' Tha âm của /h/.
Trung Quốc Phúc Châu[19] 初八 [t͡sœ˥˧βaiʔ˨˦] 'mùng tám (của tháng)' Tha âm của /p//pʰ/ ở những vị trí giữa nguyên âm nhất định.[19]
Turkmen watan [βatan] 'đất nước'
Ukraina[20] вона [β̞oˈnɑ] 'cô ấy' Tha âm của /w/ giữa nguyên âm. Có thể thay thế với [ʋ].[20]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b c Mose Lung Rambok and Bruce Hooley (2010). Central Buang‒English Dictionary (PDF). Summer Institute of Linguistics Papua New Guinea Branch. ISBN 9980 0 3589 7.
  2. ^ Picard (1987:364), citing Pope (1966:92)
  3. ^ a b Hayward & Hayward (1999:48)
  4. ^ Hualde (1991:99–100)
  5. ^ Cruz-Ferreira (1995:92)
  6. ^ Mateus & d'Andrade (2000:11)
  7. ^ Wheeler (2005:10)
  8. ^ a b Maddieson và đồng nghiệp (1993:34)
  9. ^ a b Krech et al. (2009:108)
  10. ^ a b Sylvia Moosmüller (2007). “Vowels in Standard Austrian German: An Acoustic-Phonetic and Phonological Analysis” (PDF). tr. 6. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2013.. This source mentions only intervocalic [β].
  11. ^ Ladefoged (2005:156)
  12. ^ Gussenhoven & Aarts (1999:155)
  13. ^ Peters (2006:117)
  14. ^ Okada (1991:95)
  15. ^ a b (Italian) http://www.antoninurubattu.it/rubattu/grammatica-sarda-italiano-sardo.html
  16. ^ Martínez-Celdrán và đồng nghiệp (2003:257)
  17. ^ a b Göksel & Kerslake (2005:6)
  18. ^ Engstrand (2004:167)
  19. ^ a b Zhuqing (2002:?)
  20. ^ a b Žovtobrjux & Kulyk (1965:121–122)

Tài liệu

  • Cruz-Ferreira, Madalena (1995), “European Portuguese”, Journal of the International Phonetic Association, 25 (2): 90–94, doi:10.1017/S0025100300005223
  • Engstrand, Olle (2004), Fonetikens grunder (bằng tiếng Thụy Điển), Lund: Studenlitteratur, ISBN 91-44-04238-8
  • Göksel, Asli; Kerslake, Celia (2005), Turkish: a comprehensive grammar (PDF), Routledge, ISBN 978-0415114943, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2014
  • Gussenhoven, Carlos; Aarts, Flor (1999), “The dialect of Maastricht” (PDF), Journal of the International Phonetic Association, University of Nijmegen, Centre for Language Studies, 29: 155–166, doi:10.1017/S0025100300006526
  • Hayward, Katrina; Hayward, Richard J. (1999), “Amharic”, Handbook of the International Phonetic Association: A guide to the use of the International Phonetic Alphabet, Cambridge: Cambridge University Press, tr. 45–50, doi:10.1017/S0025100300004874, ISBN 0-521-65236-7
  • Hualde, José Ignacio (1991), Basque phonology, New York: Routledge, ISBN 978-0-415-05655-7
  • Krech, Eva Maria; Stock, Eberhard; Hirschfeld, Ursula; Anders, Lutz-Christian (2009), Deutsches Aussprachewörterbuch, Berlin, New York: Walter de Gruyter, ISBN 978-3-11-018202-6
  • Ladefoged, Peter (2005), Vowels and Consonants , Blackwell
  • Maddieson, Ian; Spajić, Siniša; Sands, Bonny; Ladefoged, Peter (1993), “Phonetic structures of Dahalo”, trong Maddieson, Ian (biên tập), UCLA working papers in phonetics: Fieldwork studies of targeted languages, 84, Los Angeles: The UCLA Phonetics Laboratory Group, tr. 25–65
  • Martínez-Celdrán, Eugenio; Fernández-Planas, Ana María; Carrera-Sabaté, Josefina (2003), “Castilian Spanish”, Journal of the International Phonetic Association, 33 (2): 255–259, doi:10.1017/S0025100303001373
  • Merrill, Elizabeth (2008), “Tilquiapan Zapotec”, Journal of the International Phonetic Association, 38 (1): 107–114, doi:10.1017/S0025100308003344
  • Mateus, Maria Helena; d'Andrade, Ernesto (2000), The Phonology of Portuguese, Oxford University Press, ISBN 0-19-823581-X
  • Okada, Hideo (1991), “Japanese”, Journal of the International Phonetic Association, 21 (2): 94–97, doi:10.1017/S002510030000445X
  • Peters, Jörg (2006), “The dialect of Hasselt”, Journal of the International Phonetic Association, 36 (1): 117–124, doi:10.1017/S0025100306002428
  • Picard, Marc (1987), “On the Palatalization and Fricativization of W”, International Journal of American Linguistics, 53 (3): 362–365, doi:10.1086/466063
  • Pope, Mildred (1966), From Latin to Modern French, Manchester: Manchester University Press
  • Quilis, Antonio (1981), Fonética acústica de la lengua española, Gredos
  • Stichting Kirchröadsjer Dieksiejoneer (1997) [1987], Kirchröadsjer Dieksiejoneer (ấn bản 2), Kerkrade: Stichting Kirchröadsjer Dieksiejoneer, ISBN 90-70246-34-1, Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2015, truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2018
  • Wheeler, Max W (2005), The Phonology Of Catalan, Oxford: Oxford University Press, ISBN 0-19-925814-7
  • Zhuqing, Li (2002), Fuzhou Phonology and Grammar, Springfield, VA: Dunwoody Press, ISBN 9781881265931
  • Žovtobrjux, M.A.; Kulyk, B.M. (1965), Kurs sučasnoji ukrajins’koji literaturnoji movy. Častyna I., Kiev: Radjans’ka škola
  • x
  • t
  • s
Chủ đề IPA
IPA
  • Hiệp hội Ngữ âm Quốc tế
  • Lịch sử bảng mẫu tự
  • Bản mở rộng (extIPA)
  • Mẫu tự chất giọng (VoQS)
  • Journal of the IPA (JIPA)
Chủ đề đặc biệt
  • Dạng chữ hoa
  • Dạng chữ in
  • Mẫu tự bất tiêu chuẩn và lỗi thời
  • Quy chuẩn định danh
  • Bản mở rộng Hán ngữ
  • Chính tả Thế giới
  • Bảng IPA cho phương ngữ tiếng Anh
Mã hóa
  • Mã hóa ASCII
    • SAMPA
    • X-SAMPA
    • Kirshenbaum
  • TIPA
  • Mẫu tự ngữ âm Unicode
  • Số IPA
  • Braille IPA
Phụ âm có luồng hơi từ phổi
Vị trí → Môi Vành lưỡi Mặt lưỡi Họng
Phương thức Môi – môi Môi – răng Lưỡi – môi Răng Lợi Sau lợi Quặt lưỡi Ngạc cứng Ngạc mềm Tiểu thiệt Yết hầu/nắp họng Thanh hầu
Mũi m ɱ̊ ɱ n ɳ̊ ɳ ɲ̊ ɲ ŋ̊ ŋ ɴ̥ ɴ
Tắc p b t d ʈ ɖ c ɟ k ɡ q ɢ ʡ ʔ
Tắc-xát xuýt ts dz t̠ʃ d̠ʒ
Tắc-xát không xuýt p̪f b̪v t̪θ d̪ð tɹ̝̊ dɹ̝ t̠ɹ̠̊˔ d̠ɹ̠˔ ɟʝ kx ɡɣ ɢʁ ʡʜ ʡʢ ʔh
Xát xuýt s z ʃ ʒ ʂ ʐ ɕ ʑ
Xát không xuýt ɸ β f v θ̼ ð̼ θ ð θ̠ ð̠ ɹ̠̊˔ ɹ̠˔ ɻ̊˔ ɻ˔ ç ʝ x ɣ χ ʁ ħ ʕ h ɦ
Tiếp cận ʋ ɹ ɻ j ɰ ʔ̞
Vỗ ⱱ̟ ɾ̼ ɾ̥ ɾ ɽ̊ ɽ ɢ̆ ʡ̆
Rung ʙ̥ ʙ r ɽ̊r̥ ɽr ʀ̥ ʀ ʜ ʢ
Tắc-xát bên tꞎ d𝼅 c𝼆 ɟʎ̝ k𝼄 ɡʟ̝
Xát bên ɬ ɮ 𝼅 𝼆 ʎ̝ 𝼄 ʟ̝
Tiếp cận bên l ɭ ʎ ʟ ʟ̠
Vỗ bên ɺ̥ ɺ 𝼈̥ 𝼈 ʎ̆ ʟ̆

Trong cùng một ô, các mẫu tự bên phải hữu thanh còn bên trái vô thanh. Các ô tô đậm là cách thức cấu âm mà người bình thường bất khả thực hiện.

Phụ âm không có luồng hơi từ phổi
MM MR R L SL QL NC NM TT NH
Phụt Tắc ʈʼ ʡʼ
Tắc-xát t̪θʼ tsʼ t̠ʃʼ tʂʼ kxʼ qχʼ
Xát ɸʼ θʼ ʃʼ ʂʼ ɕʼ χʼ
Tắc-xát bên tɬʼ c𝼆ʼ k𝼄ʼ
Xát bên ɬʼ
Chắt
(trên: ngạc mềm;
dưới: tiểu thiệt)
Mảnh


k𝼊
q𝼊

Hữu thanh ɡʘ
ɢʘ
ɡǀ
ɢǀ
ɡǃ
ɢǃ
ɡ𝼊
ɢ𝼊
ɡǂ
ɢǂ
Mũi ŋʘ
ɴʘ
ŋǀ
ɴǀ
ŋǃ
ɴǃ
ŋ𝼊
ɴ𝼊
ŋǂ
ɴǂ
ʞ
 
Bên mảnh
Bên hữu thanh ɡǁ
ɢǁ
Bên mũi ŋǁ
ɴǁ
Hút vào Hữu thanh ɓ ɗ ʄ ɠ ʛ
Vô thanh ɓ̥ ɗ̥ ᶑ̊ ʄ̊ ɠ̊ ʛ̥
Phụ âm đồng cấu âm
Mũi
n͡m
Môi – lợi
ŋ͡m
Môi – ngạc mềm
Bật
t͡p
d͡b
Môi – lợi
k͡p
ɡ͡b
Môi – ngạc mềm
q͡ʡ
Tiểu thiệt – nắp họng
ɥ̊
ɥ
Môi – ngạc cứng
ʍ
w
Môi – ngạc mềm
ɧ
âm Sj (biến thiên)
Tiếp cận bên
ɫ
Lợi ngạc mềm hóa
Khác
  • Âm tiếp cận môi-ngạc mềm mũi [w̃]
  • Âm tiếp cận ngạc cứng mũi [j̃]
  • Âm xát răng-răng vô thanh [h̪͆]
  • Âm bật răng hậu-rung môi-môi vô thanh [t̪ʙ̥]
  • Âm tiếp cận thanh hầu mũi vô thanh [h̃]
Hàng trước Hàng giữa Hàng sau
Đóng
•
y
ɨ
•
ʉ
ɯ
•
u
Gần đóng
ɪ
•
ʏ
•
ʊ
Nửa đóng
e
•
ø
ɘ
•
ɵ
ɤ
•
o
Vừa
•
ø̞
ə
ɤ̞
•
Nửa mở
ɛ
•
œ
ɜ
•
ɞ
ʌ
•
ɔ
Gần mở
æ
•
ɐ
Mở
a
•
ɶ
ä
•
ɑ
•
ɒ

Đi theo cặp trái phải: không tròn môi  tròn môi