Tiết khí sư cuối cùng

Tiết khí sư cuối cùng
Áp phích chiếu rạp của phim tại Việt Nam
Đạo diễnM. Night Shyamalan
Sản xuất
  • M. Night Shyamalan
  • Sam Mercer
  • Frank Marshall
Tác giảM. Night Shyamalan
Dựa trênAvatar: The Last Airbender
của Michael Dante DiMartino và Bryan Konietzko
Diễn viên
  • Noah Ringer
  • Dev Patel
  • Nicola Peltz
  • Jackson Rathbone
  • Shaun Toub
  • Aasif Mandvi
  • Cliff Curtis
Âm nhạcJames Newton Howard
Quay phimAndrew Lesnie
Dựng phimConrad Buff
Hãng sản xuất
  • Nickelodeon Movies
  • Blinding Edge Pictures[1]
  • The Kennedy/Marshall Company[1]
Phát hànhParamount Pictures[2]
Công chiếu
  • 30 tháng 6 năm 2010 (2010-06-30) (NYC)
  • 2 tháng 7 năm 2010 (2010-07-02) (Mỹ)[3]
  • 16 tháng 7 năm 2010 (2010-07-16) (Việt Nam)
Độ dài
103 phút[4][5]
Quốc gia Hoa Kỳ
Ngôn ngữTiếng Anh
Kinh phí150 triệu USD[6][2]
Doanh thu319,7 triệu USD[2][7]

Tiết khí sư cuối cùng (tiếng Anh: The Last Airbender) là một bộ phim điện ảnh Mỹ thuộc thể loại hành động - phiêu lưu - kỳ ảo công chiếu năm 2010 do M. Night Shyamalan viết kịch bản, đạo diễn và đồng sản xuất. Do Nickelodeon Movies sản xuất và Paramount Pictures phân phối phát hành,[3][8] bộ phim là bản chuyển thể từ mùa đầu tiên của loạt phim hoạt hình Avatar: The Last Airbender, với sự tham gia của Noah Ranger trong vai nhân vật chính Aang, cùng sự góp mặt của các diễn viên phụ gồm Dev Patel, Nicola Peltz và Jackson Rathbone trong các vai Zuko, Katara và Sokka.[9] Bộ phim theo chân Aang, một Avatar trẻ tuổi buộc phải làm chủ cả bốn nguyên tố khí, nước, lửa và đất và khôi phục lại sự cân bằng cho thế giới để ngăn chặn Hỏa Quốc thao túng chinh phục cả Thủy tộc và Thổ Quốc.

Việc phát triển cho bộ phim bắt đầu vào tháng 1 năm 2007, với việc tuyển chọn diễn viên và thực hiện sản xuất tiền kỳ diễn ra trong năm 2008. Bộ phim khai máy khởi quay vào tháng 3 năm 2009 và kết thúc vào tháng 9 năm 2009, với lịch trình quay sơ bộ được diễn ra tại Greenland trong hai tuần, và phần còn lại của bộ phim được quay tại các địa điểm chính trên khắp Pennsylvania của Mỹ. Việc sản xuất hậu kỳ bắt đầu vào tháng 8 và mất vài tháng để hoàn thành do sự phong phú của hiệu ứng hình ảnh. Cái tên Avatar đã bị loại khỏi tiêu đề của bộ phim để tránh nhầm lẫn với Avatar của James Cameron.

Bộ phim Tiết khí sư cuối cùng có buổi công chiếu lần đầu tại thành phố New York vào ngày 30 tháng 6 năm 2010, và được Paramount Pictures phát hành dưới định dạng 3D tại Mỹ vào ngày 2 tháng 7 và tại Việt Nam vào ngày 16 tháng 7 cùng năm. Sau khi ra mắt, bộ phim nhìn chung nhận về những lời nhận xét tiêu cực từ giới chuyên môn cũng như khán giả xem phim và những người hâm mộ bản phim gốc, với một số người cho rằng đây là một trong những bộ phim dở nhất mọi thời đại từng được thực hiện.[10] Đa số nhà phê bình cũng như khán giả đều chỉ trích về phần diễn xuất, cách đạo diễn bộ phim, kịch bản, phân cảnh hành động, hiệu ứng hình ảnh 3D cũng như thiếu tôn trọng nguyên tác và các nhân vật, mặc dù số người còn lại đánh giá cao phần nhạc phim của James Newton Howard. Việc tuyển chọn diễn viên để tham gia bộ phim cũng gây nên tranh cãi lớn khi đội ngũ làm phim cố tình tẩy trắng các nhân vật vốn dĩ là những người gốc Á để làm tươi mới cho tác phẩm. Tác phẩm thu về 319,7 triệu USD trên toàn thế giới so với kinh phí sản xuất lên đến 150 triệu USD.

Tại giải Mâm xôi vàng lần thứ 31, Tiết khí sư cuối cùng bị dẫn đầu danh sách đề cử với 9 hạng mục được đề cử, và giành được 5 hạng mục, trong đó có Phim dở nhất, Kịch bản dở nhất, Đạo diễn dở nhấtNam diễn viên phụ dở nhất. Bộ phim vốn dĩ sẽ là phần phim đầu tiên trong dự án ba phần phim dựa trên ba mùa của bản gốc, nhưng do doanh thu thấp cũng như phản ứng tiêu cực của công chúng nên dự án cuối cùng phải hủy bỏ.

Tham khảo

  1. ^ a b “The Last Airbender (2010)”. British Film Institute. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ a b c “The Last Airbender (2010)”. Box Office Mojo. 22 tháng 8 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
  3. ^ a b DiOrio, Carl (16 tháng 6 năm 2010). “Last Airbender release moved up one day”. The Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2010.
  4. ^ “The Last Airbender | Movie”. Moviefone.com. 24 tháng 6 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  5. ^ THE LAST AIRBENDER (12A)”. Paramount Pictures. British Board of Film Classification. 21 tháng 6 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2014.
  6. ^ Eller, Claudia (25 tháng 6 năm 2010). “Last Airbender carries Shyamalan into new territory”. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2010.
  7. ^ “The Last Airbender – Box Office Data, Movie News, Cast Information”. The Numbers. 20 tháng 8 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
  8. ^ Sarafin, Jarrod (10 tháng 6 năm 2008). “Paramount and M.Night Shyamalan Previews Last Airbender”. Mania Entertainment. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2008.
  9. ^ Marnell, Blair. "'Last Airbender' Star Noah Ringer Joins 'Cowboys And Aliens' Cast." Lưu trữ tháng 9 29, 2012 tại Wayback Machine MTV. April 19, 2010. Retrieved January 5, 2022.
  10. ^ Corliss, Richard (2 tháng 7 năm 2010). “The Last Airbender: Worst Movie Epic Ever?”. Time. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2022.

Liên kết ngoài

  • x
  • t
  • s
Đạo diễn
Sản xuất
Kịch bản
Giải thưởng cho Tiết khí sư cuối cùng
  • x
  • t
  • s
Thập niên 1980
  • Giai điệu rộn ràng (1980)
  • Gửi mẹ thân yêu (1981)
  • Trận đánh ở Inchon (1982)
  • Người đàn bà cô độc (1983)
  • Bolero (1984)
  • Rambo: Sát nhân trở lại II (1985)
  • Chú vịt Howard / Dưới ánh trăng anh đào (1986)
  • Leonard phần 6 (1987)
  • Cocktail tình yêu (1988)
  • Du hành giữa các vì sao V: Biên giới cuối cùng (1989)
Thập niên 1990
  • Cuộc thám hiểm của Ford Fairlane / Hồn ma thân thuộc (1990)
  • Đạo chích Hudson Hawk (1991)
  • Ánh duơng xuyên thấu (1992)
  • Lời đề nghị khiếm nhã (1993)
  • Sắc màu của màn đêm (1994)
  • Vũ nữ (1995)
  • Điệu vũ thoát y (1996)
  • Người đưa thư (1997)
  • Một bộ phim của Alan Smithee: Hollywood bùng cháy (1998)
  • Miền Tây hoang dã (1999)
Thập niên 2000
  • Cuộc chiến tinh cầu (2000)
  • Freddy ngớ ngẩn (2001)
  • Cuốn đi (2002)
  • Gigli (2003)
  • Miêu nữ (2004)
  • Tình yêu hoang dại (2005)
  • Bản năng gốc 2 (2006)
  • Tôi biết kẻ giết mình (2007)
  • Quân sư tình yêu (2008)
  • Transformers: Bại binh phục hận (2009)
Thập niên 2010
  • Tiết khí sư cuối cùng (2010)
  • Jack và Jill (2011)
  • Hừng đông – Phần 2 (2012)
  • 43 ngày kỳ quặc (2013)
  • Giải cứu Giáng sinh (2014)
  • Bộ tứ siêu đẳng / Năm mươi sắc thái (2015)
  • Hillary's America: The Secret History of the Democratic Party (2016)
  • Đội quân cảm xúc (2017)
  • Wikimedia Commons
  • Trích dẫn
  • x
  • t
  • s
Giải Mâm xôi vàng cho Kịch bản tồi nhất
1980-89
  • Giai điệu rộn ràng – Bronte Woodard và Allan Carr (1980)
  • Gửi mẹ thân yêu – Frank Yablans, Frank Perry, Tracy Hotchner và Robert Getchell (1981)
  • Trận đánh ở Inchon – Robin Moore và Laird Koenig (1982)
  • Người đàn bà cô độc – John Kershaw, Shawn Randall và Ellen Shephard (1983)
  • Bolero – John Derek (1984)
  • Rambo: Sát nhân trở lại IISylvester Stallone, James Cameron và Kevin Jarre (1985)
  • Chú vịt Howard – Willard Huyck và Gloria Katz (1986)
  • Leonard phần 6 – Jonathan Reynolds và Bill Cosby (1987)
  • Cocktail tình yêu – Heywood Gould (1988)
  • Đêm của HarlemEddie Murphy (1989)
1990-99
  • Cuộc thám hiểm của Ford Fairlane – Daniel Waters, James Cappe & David Arnott (1990)
  • Đạo chích Hudson Hawk – Steven E. de Souza, Daniel Waters, Bruce Willis and Robert Kraft (1991)
  • Bà già gân – Blake Snyder, William Osborne và William Davies – (1992)
  • Lời đề nghị khiếm nhã – Amy Holden Jones (1993)
  • Câu chuyện thời tiền sử –Jim Jennewein, Steven E. de Souza, Tom S. Parker và nhiều người khác (1994)
  • Vũ nữ – Joe Eszterhas (1995)
  • Điệu vũ thoát y – Andrew Bergman (1996)
  • Người đưa thưEric Roth và Brian Helgeland (1997)
  • Một bộ phim của Alan Smithee: Hollywood bùng cháy – Joe Eszterhas (1998)
  • Miền tây hoang dã – Jim Thomas, John Thomas, S. S. Wilson, Brent Maddock, Jeffrey Price và Peter S. Seaman (1999)
2000-09
  • Cuộc chiến tinh cầu – Corey Mandell and J. David Shapiro (2000)
  • Freddy ngớ ngẩn – Tom Green & Derek Harvie (2001)
  • Cuộc chiến giữa các vì sao II: Sự xâm lăng của người vô tínhGeorge Lucas và Jonathan Hales (2002)
  • Gigli – Martin Brest (2003)
  • Miêu nữ – Theresa Rebeck, John Brancato, Michael Ferris và John Rogers (2004)
  • Tình yêu hoang dại – Jenny McCarthy (2005)
  • Bản năng gốc 2 – Leora Barish và Henry Bean (2006)
  • Tôi biết kẻ giết mình – Jeffrey Hammond (2007)
  • Quân sư tình yêuMike Myers & Graham Gordy (2008)
  • Đại chiến người máy: Bại binh phục hận – Ehren Kruger, Alex Kurtzman và Roberto Orci (2009)
2010-19
  • Tiết khí sư cuối cùngM. Night Shyamalan (2010)
  • Jack và Jill – Steve Koren and Adam Sandler, story by Ben Zook (2011)
  • Ông con quý tử - David Caspe (2012)
  • 43 ngày kì quặc - Steve Baker, Ricky Blitt, Will Carlough, Tobias Carlson, Jacob Fleisher, Patrik Forsberg, Will Graham, James Gunn, Claes Kjellstrom, Jack Kukoda, Bob Odenkirk, Bill O'Malley, Matthew Alec Portenoy, Greg Pritikin, Rocky Russo, Olle Sarri, Elizabeth Wright Shapiro, Jeremy Sosenko, Jonathan van Tulleken và Jonas Wittenmark (2013)
  • Giải cứu Giáng sinh - Darren Doane và Cheston Hervey (2014)
  • Năm mươi sắc thái - Kelly Marcel (2015)
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata