Thiên hoàng Konoe

Cận Vệ Thiên hoàng
Thiên hoàng Nhật Bản
Thiên hoàng thứ 76 của Nhật Bản
Tại vị5 tháng 1 năm 1142 – 22 tháng 8 năm 1155
(13 năm, 229 ngày)
Đăng quang25 tháng 1 năm 1142
Nhiếp chínhPháp hoàng Toba
Tiền nhiệmThiên hoàng Sutoku
Kế nhiệmThiên hoàng Go-Shirakawa
Thông tin chung
Sinh(1139-06-16)16 tháng 6, 1139
Mất28 tháng 8, 1155(1155-08-28) (16 tuổi)
An tángAnrakuju-in no minami no Misasagi (Kyoto)
Phối ngẫuFujiwara no Tashi
Hoàng tộcHoàng gia Nhật Bản
Thân phụThiên hoàng Toba
Thân mẫuFujiwara no Nariko

Konoe (近衛 Konoe - tennō ?, 16 tháng 6 năm 1139 - 22 tháng 8 năm 1155) là Thiên hoàng thứ 76[1] của Nhật Bản theo danh sách kế thừa truyền thống[2]

Triều đại của Konoe kéo dài từ năm 1142 đến năm 1155[3]

Tường thuật truyền thống

Trước khi lên ngôi, ông có tên cá nhân (imina[4]) là Narihito -shinnō (体仁親王)[5]. Ông cũng được biết đến như Tosihito -shinnō[6].

Thiên hoàng Konoe là con trai thứ tám của Thiên hoàng Toba[6]. Mẹ của ông là Fujiwara Tokuko (1117-1160), vợ của Thiên hoàng Toba[7].

Kogo Fujiwara Masuko (1140-1201) là vợ của Thiên hoàng Konoe. Sau khi ông chết, bà tái hôn với Thiên hoàng Nijō. Sau đó, bà được gọi là Thái Hoàng Thái Hậu Omiya.

Lên ngôi Thiên hoàng

Tháng 1/1142, Thiên hoàng Sutoku thoái vị và người em trai còn nhỏ tuổi tuổi của ông, thân vương Narihito lãnh chiếu kế vị. Vài ngày sau, thân vương chính thức lên ngôi và lấy hiệu là Thiên hoàng Konoe. Ông đổi niên hiệu của anh trai thành niên hiệu Kōji (1142-1144). Thiên hoàng cũng đề cử Fujiwara no Tadamichi tiếp tục giữ chức vụ Nhiếp chính Hoàng gia.

Sau khi lên ngôi, Konoe thể hiện lòng hiếu thảo với cha bằng cách thăm tu viện của cha - Pháp hoàng Toba, thăm nhà Fujiwara no Tadamichi để củng cố quan hệ thân thiết với hoàng gia (1146)[8].

Tháng 7/1142 (niên hiệu Kyūan thứ tư của ông), Cung điện hoàng gia bất ngờ bị phát hỏa[9].

Thời Konoe trị vì chứng kiến sự thao túng quyền lực ngày càng lớn giữa hai dòng họ Fujiwara và Minamoto. Dòng họ Fujiwara sau các cuộc "tấn công" liên tiếp của Thiên hoàng và các dòng họ quý tộc khác thì họ ngày càng suy yếu dần. Để cứu vãn sự suy yếu, dòng họ Fujiwara đã gả cho Thiên hoàng hai công nương là Fujiwara no Tokoku (2/1150), Feï-si (4/1150)[9] để đảm bảo chỗ đứng của họ trong triều đình. Cũng trong thời trị vì của Konoe, các dòng họ quý tộc khác là Minamoto, Taira (có gốc từ các Thiên hoàng Nhật vào thế kỷ IX - X) dựa vào võ sĩ (samurai) để cạnh tranh với Fujiwara. Biểu hiện cụ thể cho sự cạnh tranh này là: năm 1150, Minamoto no Tadamichi, được Thiên hoàng phong làm daijō daijin; Taira-no Kiyomori được vua cử làm quan của triều đình[10] Thiên hoàng thay cha (1153), trong khi các quý tộc của họ Fujiwara lại mâu thuẫn về quyền lực giữa Tadamichi và Yorinaga ở triều đình nhà vua[11].

Tháng 8/1155, Thiên hoàng Konoe đột ngột băng hà mà không có người thừa kế. Ngay sau đó, Pháp hoàng Toba cử con trai thứ tư của mình là thân vương Masahito lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Go-Shirakawa.

Kugyō

  • Nhiếp chính: Fujiwara Tadamichi, 1099-1164.
  • Thái Chính đại thần: Sanjō Saneyuki, 1079-1162.
  • Tả đại thần: Fujiwara Yorinaga, 1120-1156.
  • Tả đại thần: Minamoto Arihito, 1103-1147.
  • Hữu đại thần: Sanjō Saneyuki, 1079-1162.
  • Hữu đại thần: Minamoto Arihito, 1103-1147.
  • Nội đại thần, Minamoto Arihito, 1103-1147.

Nengō (Niên hiệu)

  1. Kōji (1142-1144)
  2. Ten'yō (1144-1145)
  3. Kyūan (1145-1151)
  4. Ninpei (1151-1154)
  5. Kyūju (1154-1156)

Tham khảo

  1. ^ Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản (Kunaichō): 近衛天皇 (76)
  2. ^ Ponsonby-Fane, Richard. (1959). Các Hoàng gia Nhật Bản, tr. 80.
  3. ^ Titsingh, Isaac. (1834). Annales des empereurs du Japon, pp 186-188. Brown, Delmer et al. (1979). Gukanshō, pp 324-326. Varley, H. Paul. (1980). Jinno Shōtōki. p. 205.
  4. ^ Brown, tr. 264.
  5. ^ Brown, p. 324; Varley, p. 205.
  6. ^ a b Titsingh, p. 186.
  7. ^ Kitagawa, H. (1975).The Tale of the Heike, p. 240
  8. ^ Titsingh, p. 186
  9. ^ a b Titsingh, p. 187.
  10. ^ Titsingh, p. 188.
  11. ^ Titsingh, p. 187-188.
  • x
  • t
  • s
Hiện nay: Naruhito
Thiên hoàng
truyền thuyết
Jimmu  · Suizei  · Annei  · Itoku  · Kōshō  · Kōan  · Kōrei  · Kōgen  · Kaika  · Sujin  · Suinin  · Keikō  · Seimu  · Chūai
Thời kỳ Yamato
(Thời kỳ Kofun)

Ōjin  · Nintoku  · Richū  · Hanzei  · Ingyō  · Ankō  · Yūryaku  · Seinei  · Kenzō  · Ninken  · Buretsu  · Keitai  · Ankan  · Senka

Thời kỳ Asuka

Kimmei  · Bidatsu  · Yōmei  · Sushun  · Suikō♀  · Jomei  · Kōgyoku♀  · Kōtoku  · Saimei♀  · Tenji  · Kōbun  · Tenmu  · Jitō♀  · Mommu  · Gemmei

Thời kỳ Nara

Genshō♀  · Shōmu  · Kōken♀  · Junnin  · Shōtoku♀  · Kōnin

Thời kỳ Heian

Kanmu  · Heizei  · Saga  · Junna  · Ninmyō  · Montoku  · Seiwa  · Yōzei  · Kōkō  · Uda  · Daigo  · Suzaku  · Murakami  · Reizei  · En'yū  · Kazan  · Ichijō  · Sanjō  · Go-Ichijō  · Go-Suzaku  · Go-Reizei  · Go-Sanjō  · Shirakawa  · Horikawa  · Toba  · Sutoku  · Konoe  · Go-Shirakawa  · Nijō  · Rokujo  · Takakura  · Antoku  · Go-Toba

Kamakura
Tsuchimikado  · Juntoku  · Chūkyō  · Go-Horikawa  · Shijō  · Go-Saga  · Go-Fukakusa  · Kameyama  · Go-Uda  · Fushimi  · Go-Fushimi  · Go-Nijō  · Hanazono  · Go-Daigo
Bắc triều
Kōgon  · Kōmyō  · Sukō  · Go-Kōgon  · Go-En'yū  · Go-Komatsu
Muromachi
Thời kỳ Edo

Go-Mizunoo  · Meishō♀  · Go-Kōmyō  · Go-Sai  · Reigen  · Higashiyama  · Nakamikado  · Sakuramachi  · Momozono  · Go-Sakuramachi♀  · Go-Momozono  · Kōkaku  · Ninkō  · Kōmei

Đế quốc Nhật Bản
Meiji  · Taishō  · Shōwa
Sau chiến tranh
- Nữ hoàng
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata