Tốc độ vũ trụ cấp 1

Vận tốc vũ trụ cấp 1 hay tốc độ vũ trụ cấp 1tốc độ một vật cần có để nó chuyển động theo quỹ đạo tròn gần bề mặt của một hành tinh hay thiên thể chủ. Nó cũng là tốc độ tối thiểu của một vệ tinh phải có để không bị rơi xuống bề mặt thiên thể chủ. Nguyên nhân giúp vệ tinh đó tiếp tục chuyển động trên quỹ đạo mà không rơi vào bề mặt hành tinh chính là sự cân bằng giữa lực hấp dẫnlực quán tính li tâm do vật chuyển động tròn có được. Một cách nói khác, khi xét hệ qui chiếu gắn với thiên thể chủ, lực hấp dẫn đóng vai trò là lực hướng tâm giúp vật chuyển động tròn.

Từ điều kiện lực hấp dẫn bằng lực quán tính ly tâm, ta suy ra:

m g = m v 2 R {\displaystyle mg={\frac {mv^{2}}{R}}}
v = g R {\displaystyle v={\sqrt {gR}}}

Ở đây:

Với Trái Đất thì vận tốc vũ trụ cấp 1 xấp xỉ bằng 7,9 km/s:

v = 9 , 80 m / s 2 6378 k m {\displaystyle v={\sqrt {9,80\,\mathrm {m/s^{2}} \cdot 6378\,\mathrm {km} }}}
v = 7 , 9 k m / s {\displaystyle v=7,9\,\mathrm {km/s} }

Chú ý, gia tốc trọng trường g có thể được tính theo công thức định luật vạn vật hấp dẫn của Newton:

g = G M R 2 {\displaystyle g={\frac {GM}{R^{2}}}} ~ 9.806m/s2

với Ghằng số hấp dẫnM là khối lượng thiên thể chủ.

Những vật chuyển động với tốc độ lớn hơn tốc độ vũ trụ cấp 1 nhưng nhỏ hơn tốc độ vũ trụ cấp 2 cũng vẫn sẽ chuyển động quanh hành tinh nhưng với quỹ đạo hình elip.

Tham khảo

Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề vật lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Tổng quan
  • Cơ học quỹ đạo
  • Lịch sử

Khoa học không gian
Chuyến bay vũ trụ
có con người
Phần chung
Các dự án chính
Thiết bị vũ trụ
Đích đến
Phóng tàu không gian
Danh sách trạm