Số nguyên tố Wolstenholme

Số nguyên tố Wolstenholme
Đặt tên theoJoseph Wolstenholme
Năm xuất bản1995[1]
Tác giảMcIntosh, R. J.
Số các phần tử đã biết2
Giả thuyết số phần tửVô hạn
Dãy con củaDãy số nguyên tố phi chính quy
Các phần tử đầu tiên16843, 2124679
Phần tử lớn nhất đã được biết2124679
Chỉ số OEIS
  • A088164
  • Số nguyên tố Wolstenholme: các số nguyên tố p sao cho hệ số nhị thức(2p-1,p-1) == 1 (mod p^4)

Trong lý thuyết số, số nguyên tố Wolstenholme là loại số nguyên tố đặc biệt thỏa mãn dạng mạnh hơn của định lý Wolstenholme. Định lý Wolstenholme là quan hệ đồng dư được thỏa mãn bởi mọi số nguyên tố lớn hơn ba. Các số nguyên tố Wolstenholme được đặt tên theo nhà toán học Joseph Wolstenholme, người lần đầu phát biểu định lý trên trong thế kỷ 19.

Các số nguyên tố này được chú ý tới bởi quan hệ của chúng với định lý lớn Fermat. Ngoài ra các số nguyên tố Wolstenholme cũng có quan hệ với một số lớp nguyên tố khác.

Chỉ có hai số nguyên tố Wolstenholme được biết là 16843 và 2124679 (dãy số A088164 trong bảng OEIS). Không có số nguyên tố Wolstenholme nào khác nằm dưới 109.[2]

Định nghĩa

Vấn đề mở trong toán học:
Liệu có các số nguyên tố Wolstenholme nào khác ngoài 16843 và 2124679 không?
(các vấn đề mở khác trong toán học)

Số nguyên tố Wolstenholme có thể định nghĩa dưới các cách sau.

Định nghĩa qua hệ số nhị thức

Số nguyên tố Wolstenholme là số nguyên tố p > 7 thỏa mãn biểu thức đồng dư sau:

( 2 p 1 p 1 ) 1 ( mod p 4 ) , {\displaystyle {2p-1 \choose p-1}\equiv 1{\pmod {p^{4}}},}

Trong đó dấu ngoặc ở vế trái kí hiệu hệ số nhị thức.[3] Định lý Wolstenholme phát biểu rằng với mọi số nguyên tố p > 3 quan hệ đồng dư sau được thỏa mãn:

( 2 p 1 p 1 ) 1 ( mod p 3 ) . {\displaystyle {2p-1 \choose p-1}\equiv 1{\pmod {p^{3}}}.}

Định nghĩa qua các số Bernoulli

Số nguyên tố Wolstenholme là số nguyên tố p là ước của tử số của số Bernoulli Bp−3.[4][5][6] Do đó các số nguyên tố Wolstenholme tạo thành tập con của các số nguyên tố phi chính quy.

Định nghĩa qua các cặp số phi chính quy

Số nguyên tố Wolstenholme là số nguyên tố p sao cho (p, p–3) là cặp số phi chính quy.[7][8]

Định nghĩa qua các số điều hòa

Số nguyên tố Wolstenholme là số nguyên tố p sao cho[9]

H p 1 0 ( mod p 3 ) , {\displaystyle H_{p-1}\equiv 0{\pmod {p^{3}}}\,,}

Tìm kiếm số nguyên tố Wolstenholme

Công cuộc tìm kiếm các số nguyên tố Wolstenholme bắt đầu từ những năm 1960 cho tới ngày nay, với kết quả mới nhất vào năm 2007. Số nguyên tố Wolstenholme đầu tiên 16843 được tìm thấy vào năm 1964, mặc dù nó không được báo cáo vào thời gian đó.[10] Phát hiện năm 1964 sau đó được công nhận vào những năm 1970. Đây là số nguyên tố Wolstenholme duy nhất được biết trong suốt 20 năm, cho đến khi thông báo tìm được thêm số nguyên tố Wolstenholme thứ hai 2124679 trong 1993.[11] Cho tới 1,2×107, không có số nguyên tố Wolstenholme nào khác được tìm thấy.[12] Sau này được cải tiến lên tới 2×108 bởi McIntosh vào 1995.[5] Trevisan & Weber cải tiến thêm lên tới 2,5×108.[13] Kết quả mới nhất trong 2007 báo cáo rằng không có số nguyên tố Wolstenholme nào khác nằm dưới 109.[14]

Phỏng đoán số số nguyên tố Wolstenholme

Hiện các nhà toán học đang giả thuyết rằng có vô số số nguyên tố Wolstenholme.[5] Hơn nữa còn có giả thuyết số các số nguyên tố Wolstenholme nhỏ hơn hoặc bằng x nằm vào khoảng ln ln x, trong đó ln ký hiệu lôgarit tự nhiên. Với mỗi số nguyên tố p ≥ 5, thương Wolstenholme được định nghĩa như sau

W p = ( 2 p 1 p 1 ) 1 p 3 . {\displaystyle W_{p}{=}{\frac {{2p-1 \choose p-1}-1}{p^{3}}}.}

p là số nguyên tố Wolstenholme khi và chỉ khi Wp ≡ 0 (mod p).

Xem thêm

  • Số nguyên tố Wieferich
  • Số nguyên tố Wall–Sun–Sun
  • Số nguyên tố Wilson

Chú thích

  1. ^ Số nguyên tố Wolstenholme được miêu tả đầu tiên trong McIntosh 1995, tr. 385
  2. ^ Weisstein, Eric W., "Wolstenholme prime" từ MathWorld.
  3. ^ Cook, J. D. “Binomial coefficients”. Truy cập 21 Tháng mười hai năm 2010.
  4. ^ Clarke & Jones 2004, tr. 553.
  5. ^ a b c McIntosh 1995, tr. 387.
  6. ^ Zhao 2008, tr. 25.
  7. ^ Johnson 1975, tr. 114.
  8. ^ Buhler và đồng nghiệp 1993, tr. 152.
  9. ^ Zhao 2007, tr. 18.
  10. ^ Selfridge và Pollack xuất bản số nguyên tố Wolstenholme đầu tiên trong Selfridge & Pollack 1964, tr. 97 (xem McIntosh & Roettger 2007, tr. 2092).
  11. ^ Ribenboim 2004, tr. 23.
  12. ^ Zhao 2007, tr. 25.
  13. ^ Trevisan & Weber 2001, tr. 283–284.
  14. ^ McIntosh & Roettger 2007, tr. 2092.

Tham khảo

  • Selfridge, J. L.; Pollack, B. W. (1964), “Fermat's last theorem is true for any exponent up to 25,000”, Notices of the American Mathematical Society, 11: 97
  • Johnson, W. (1975), “Irregular Primes and Cyclotomic Invariants” (PDF), Mathematics of Computation, 29 (129): 113–120, doi:10.2307/2005468, JSTOR 2005468, Bản gốc (PDF) lưu trữ 22 tháng Chín năm 2022, truy cập 27 tháng Bảy năm 2022
  • Buhler, J.; Crandall, R.; Ernvall, R.; Metsänkylä, T. (1993), “Irregular Primes and Cyclotomic Invariants to Four Million” (PDF), Mathematics of Computation, 61 (203): 151–153, Bibcode:1993MaCom..61..151B, doi:10.2307/2152942, JSTOR 2152942, Bản gốc (PDF) lưu trữ 27 tháng Bảy năm 2022, truy cập 27 tháng Bảy năm 2022
  • McIntosh, R. J. (1995), “On the converse of Wolstenholme's Theorem” (PDF), Acta Arithmetica, 71 (4): 381–389, doi:10.4064/aa-71-4-381-389, Bản gốc (PDF) lưu trữ 8 Tháng tám năm 2022, truy cập 27 tháng Bảy năm 2022
  • Trevisan, V.; Weber, K. E. (2001), “Testing the Converse of Wolstenholme's Theorem” (PDF), Matemática Contemporânea, 21: 275–286, Bản gốc (PDF) lưu trữ 22 tháng Chín năm 2022, truy cập 27 tháng Bảy năm 2022
  • Ribenboim, P. (2004), “Chapter 2. How to Recognize Whether a Natural Number is a Prime”, The Little Book of Bigger Primes, New York: Springer-Verlag New York, Inc., ISBN 978-0-387-20169-6, Bản gốc lưu trữ 14 tháng Năm năm 2023, truy cập 5 tháng Bảy năm 2023
  • Clarke, F.; Jones, C. (2004), “A Congruence for Factorials” (PDF), Bulletin of the London Mathematical Society, 36 (4): 553–558, doi:10.1112/S0024609304003194
  • McIntosh, R. J.; Roettger, E. L. (2007), “A search for Fibonacci-Wieferich and Wolstenholme primes” (PDF), Mathematics of Computation, 76 (260): 2087–2094, Bibcode:2007MaCom..76.2087M, doi:10.1090/S0025-5718-07-01955-2
  • Zhao, J. (2007), “Bernoulli numbers, Wolstenholme's theorem, and p5 variations of Lucas' theorem” (PDF), Journal of Number Theory, 123: 18–26, doi:10.1016/j.jnt.2006.05.005, S2CID 937685, Bản gốc (PDF) lưu trữ 20 tháng Bảy năm 2022, truy cập 27 tháng Bảy năm 2022
  • Zhao, J. (2008), “Wolstenholme Type Theorem for Multiple Harmonic Sums” (PDF), International Journal of Number Theory, 4 (1): 73–106, doi:10.1142/s1793042108001146, Bản gốc (PDF) lưu trữ 20 tháng Chín năm 2022, truy cập 27 tháng Bảy năm 2022

Đọc thêm

  • Babbage, C. (1819), “Demonstration of a theorem relating to prime numbers”, The Edinburgh Philosophical Journal, 1: 46–49
  • Krattenthaler, C.; Rivoal, T. (2009), “On the integrality of the Taylor coefficients of mirror maps, II”, Communications in Number Theory and Physics, 3 (3): 555–591, arXiv:0907.2578, Bibcode:2009arXiv0907.2578K, doi:10.4310/CNTP.2009.v3.n3.a5
  • Wolstenholme, J. (1862), “On Certain Properties of Prime Numbers”, The Quarterly Journal of Pure and Applied Mathematics, 5: 35–39

Liên kết ngoài

  • Caldwell, Chris K. Wolstenholme prime from The Prime Glossary
  • McIntosh, R. J. Wolstenholme Search Status as of March 2004 e-mail to Paul Zimmermann
  • Bruck, R. Wolstenholme's Theorem, Stirling Numbers, and Binomial Coefficients
  • Conrad, K. The p-adic Growth of Harmonic Sums interesting observation involving the two Wolstenholme primes


  • x
  • t
  • s
Phân loại các số nguyên tố
Theo công thức
  • Fermat (22n + 1)
  • Mersenne (2p − 1)
  • Mersenne kép (22p−1 − 1)
  • Wagstaff (2p + 1)/3
  • Proth (k·2n + 1)
  • Giai thừa (n! ± 1)
  • Primorial (pn# ± 1)
  • Euclid (pn# + 1)
  • Pythagorean (4n + 1)
  • Pierpont (2u·3v + 1)
  • Quartan (x4 + y4)
  • Solinas (2a ± 2b ± 1)
  • Cullen (n·2n + 1)
  • Woodall (n·2n − 1)
  • Cuban (x3 − y3)/(x − y)
  • Carol (2n − 1)2 − 2
  • Kynea (2n + 1)2 − 2
  • Leyland (xy + yx)
  • Thabit (3·2n − 1)
  • Mills (A3n)
Theo dãy số nguyên
Theo tính chất
  • (Cặp Wieferich)
  • Wall–Sun–Sun
  • Wolstenholme
  • Wilson
  • May rủi
  • May mắn
  • Ramanujan
  • Pillai
  • Chính quy
  • Mạnh
  • Stern
  • Siêu trội (đối với đường cong elliptic)
  • Siêu trội (trong thuyết Ánh trăng)
  • Tốt
  • Siêu phàm
  • Higgs
  • Fortune
Phụ thuộc vào hệ số
  • May mắn
  • Nhị diện
  • Palindromic
  • Emirp
  • Repunit (10n − 1)/9
  • Hoán vị
  • Vòng
  • Rút ngắn được
  • Strobogrammatic
  • Tối thiểu
  • Yếu
  • Đầy đủ
  • Đơn nhất
  • Nguyên thủy
  • Smarandache–Wellin
Theo mô hình
  • Sinh đôi (p, p + 2)
  • Chuỗi bộ đôi (n − 1, n + 1, 2n − 1, 2n + 1, …)
  • Bộ tam (p, p + 2 or p + 4, p + 6)
  • Bộ tứ (p, p + 2, p + 6, p + 8)
  • Bộ k
  • Họ hàng (p, p + 4)
  • Sexy (p, p + 6)
  • Chen
  • Sophie Germain (p, 2p + 1)
  • chuỗi Cunningham (p, 2p ± 1, …)
  • An toàn (p, (p − 1)/2)
  • Trong cấp số cộng (p + a·n, n = 0, 1, …)
  • Đối xứng (consecutive p − n, p, p + n)
Theo kích thước
  • Hàng nghìn (1,000+ chữ số)
  • Hàng chục nghìn (10,000+ chữ số)
  • Hàng triệu (1,000,000+ chữ số)
  • Lớn nhất từng biết
Số phức
Hợp số
Chủ đề liên quan
  • Số có thể nguyên tố
  • Số nguyên tố cấp công nghiệp
  • Số nguyên tố bất chính
  • Công thức của số nguyên tố
  • Khoảng cách nguyên tố
50 số nguyên tố đầu
  • 2
  • 3
  • 5
  • 7
  • 11
  • 13
  • 17
  • 19
  • 23
  • 29
  • 31
  • 37
  • 41
  • 43
  • 47
  • 53
  • 59
  • 61
  • 67
  • 71
  • 73
  • 79
  • 83
  • 89
  • 97
  • 101
  • 103
  • 107
  • 109
  • 113
  • 127
  • 131
  • 137
  • 139
  • 149
  • 151
  • 157
  • 163
  • 167
  • 173
  • 179
  • 181
  • 191
  • 193
  • 197
  • 199
  • 211
  • 223
  • 227
  • 229