Ryūjin

Công chúa Tamatori ăn trộm viên ngọc của Ryūjin, Utagawa Kuniyoshi.

Ryūjin or Ryōjin (龍神, ‘’Long Thần’’?), còn được gọi là Ōwatatsumi, là thần cai quản biển khơi trong thần thoại Nhật Bản. Hình tượng con rồng Nhật Bản biểu trưng cho sức mạnh của đại dương có miệng lớn và có thể biến thành hình dạng con người. Ryujin sống ở cung điện Ryūgū-jō dưới biển khơi xây bằng san hô đỏ và trắng. Từ đây ông điều khiển thủy triều bằng hai viên ngọc Kanju (‘’can châu’’) và Manju. Rùa biển, cá và sứa thường được vẽ làm nô bộc của Ryujin.

Ryūjin là cha của nữ thần xinh đẹp Otohime, vợ của hoàng tử thợ săn Hoori. Thiên hoàng đầu tiên của nước Nhật, Jimmu, được cho là cháu nội của Otohime và Hoori. Do đó, Ryujin được coi là một trong các tổ tiên của các Thiên hoàng Nhật Bản.

Truyền thuyết khác

Theo truyền thuyết, Hoàng hậu Jingu tấn công được Triều Tiên là nhờ có hai viên ngọc của Ryujin. Khi giáp chiến với hải quân Triều tiên, Jing ném viên Kanju xuống biển làm nước rút đi. Hạm đội Triều Tiên bị mắc cạn và lính tráng trèo ra khỏi thuyền. Khi ấy Jingu mới ném viên Manju xuống làm nước dâng lên nhấn chìm lính Triều Tiên. Hàng năm lễ hội Gion Matsuri, tại đềnYasaka được tổ chức để tưởng nhớ huyền thoại này.

Một truyền thuyết khác có liên quan đến Ryujin là câu chuyện con sứa mất xương. Truyện kể rằng, Ryujin muốn ăn gan khỉ (theo một số dị bản là để chữa chứng phát ban) nên cử sứa đi tìm khỉ. Khỉ thoát được nhờ nói với sứa rằng nó đã để gan ở một chiếc bình vại trong rừng, phải để nó đi lấy đã. Sứa quay về bẩm báo với Ryujin làm ông giận tới mức đánh nát tất cả xương của sứa.

Trong Thần đạo

Ryūjin shinkō (竜神信仰, "Long Thần tín ngưỡng"?) là một nhánh Thần đạo thờ rồng làm thần nước. Nó có liên quan tới các lễ nghi nông nghiệp, cầu mưa và ngư dân được mùa.

Link có liên quan

  • Ryūjin Lưu trữ 2016-03-06 tại Wayback Machine, Encyclopedia Mythica
  • Ryūjin shinkō, Bách khoa toàn thư về Shinto
  • x
  • t
  • s
Văn bản ghi chép thần thoại
Sun goddess Amaterasu emerging out of a cave Susanoo slaying Yamato-no-Orochi
Truyền thuyết khai thiên lập địa
  • Kotoamatsukami
  • Kamiyo (Kamiyonanayo)
  • Kuniumi
  • Kamiumi
  • Izanami
  • Izanagi
  • Kagutsuchi
  • Watatsumi
  • Shinigami
Thần thoại Takamagahara
Thần thoại Izumo
Thần thoại Hyūga
Thời đại con người
Địa điểm linh thiêng và thần thoại
Biểu tượng Phật giáo chính
Thất Phúc Thần

Tham khảo

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s