Phạm Kiệt

Phạm Kiệt, tên thật là Phạm Quang Khanh (1910-1975[1]), quê ở xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; là nhà cách mạng Việt Nam, có đóng góp quan trọng đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa III, IV; Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam; nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Tư lệnh kiêm Chính ủy Lực lượng Công an nhân dân vũ trang.

Tiểu sử

Phạm Kiệt tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội từ năm 1929. Tháng 6 năm 1931, bị thực dân Pháp bắt, kết án tù chung thân, đày đi Buôn Ma Thuật. Năm 1943, được trả tự do.

Ông đã lãnh đạo, xây dựng và là đội trưởng đầu tiên đội du kích Ba Tơ; tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Ba Tơ (ngày 11 tháng 3 năm 1945) [2]. Tháng 8 năm 1945, ông là Ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa và lãnh đạo giành chính quyền ở tỉnh Quảng Ngãi.

  • Năm 1946, ông là đại đoàn trưởng đại đoàn 31 thuộc khu 5.
  • Năm 1953 đến năm 1960, ông là Cục phó, rồi Cục trưởng Cục bảo vệ thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Công an Việt Nam.
  • Năm 1954, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với nhiệm vụ phụ trách công tác bảo vệ, ông đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp cử đi kiểm tra công tác chuẩn bị chiến trường ở phía Đông Bắc. Ông đã đến tận nơi, kiểm tra trận địa pháo binh, phát hiện sự nguy hiểm bố trí pháo binh dã chiến tại một địa bàn tương đối bằng phẳng. Ông đã đề nghị Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc". Quan điểm không "đánh nhanh thắng nhanh, vì đánh nhanh tất sẽ…thua, mà đánh chắc tiến chắc, đánh như thế mới có thể thắng" mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang nung nấu trong lòng, nhận được sự đóng góp qua điện thoại của tướng Phạm Kiệt, đã được Đại tướng hết sức tâm đắc và đã quyết định thay đổi cách đánh Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mang lại chiến thắng lịch sử cho dân tộc ta.[3]
  • Năm 1961, ông là Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Lực lượng Công an nhân dân vũ trang, hàm Thiếu tướng. Năm 1971, ông là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Năm 1974, ông là Trung tướng, Tư lệnh kiêm Chính ủy Lực lượng Công an vũ trang.

Năm (1961-1975) Tư lệnh kiêm Chính ủy Công an nhân dân vũ trang, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ công an.[2]

Tôn vinh

Ông được tặng Huân chương Hồ Chí Minh,năm 2012 ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân;và một số trường phổ thông trung học tại huyện Ba Tơ (đặt tại Xã Ba Vì), huyện Sơn Hà (Trường Trung hoc phổ thông Phạm Kiệt được xây dựng tại xã Sơn Kỳ) thuộc tỉnh Quảng Ngãi được mang tên ông [4]. Nhà Lưu niệm Trung tướng Phạm Kiệt đặt tại xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh do Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đầu tư xây dựng.

Chú thích

  1. ^ Kỷ niệm 105 ngày sinh Trung tướng Phạm Kiệt Lưu trữ 2014-01-15 tại Wayback Machine, VOV News, 10 tháng 1 năm 2014
  2. ^ a b Trang tin điện tử tỉnh Quảng Ngãi. “Bản sao đã lưu trữ”. Trang tin điện tử tỉnh Quảng Ngãi. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2010. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  3. ^ Ai đã đề nghị tướng Giáp thay đổi cách đánh tại Điện Biên Phủ?
  4. ^ X.Thiên (6 tháng 1 năm 2010). “Bản sao đã lưu trữ”. Báo Quảng Ngãi. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
Flag of Việt NamPolitician icon Bài viết tiểu sử liên quan đến chính khách Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Thập niên 1970
1974
  • Phạm Kiệt
1978
Thập niên 1980
1987
1989
Thập niên 1990
1991
1998
Thập niên 2000
2002
2003
2004
2006
2007
2008
2009
Thập niên 2010
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
Thập niên 2020
2020
2021
2022
2023
Chưa rõ thời điểm phong/thăng
  • Thể loại