Khỏa thân trong tôn giáo

Một phụ nữ khỏa thân đang làm một nghi thức dâng cúng thần linh

Khoả thân trong tôn giáo (Nudity in religion) liên quan đến niềm tin tôn giáo làm cơ sở cho thái độ và hành vi ngày nay của con người liên quan đến khoả thân. Từ rất sớm, vấn đề khỏa thân đã được nhắc đến trong Kinh Thánhcác tôn giáo khởi nguồn từ Abraham trong Do Thái giáo, Cơ đốc giáoHồi giáo đều kể lại câu chuyện sáng tạo của sách Sáng thế ký trong đó Adam và Eva hoàn toàn không biết gì về sự trần truồng cho đến khi họ ăn trái cấm từ cây biết điều thiện ác ở vườn Địa Đàng. Sau đó, họ cảm thấy xấu hổ và cố che thân bằng lá vả[1]. Do Thái giáo không chia sẻ mối liên hệ khỏa thân của Cơ đốc giáo với tội tổ tông, một khía cạnh không thể thiếu trong học thuyết về sự cứu chuộc và cứu rỗi. Những câu chuyện trong Kinh thánh kể về Bathsheba và Susanna cho thấy sự khơi dậy ham muốn tình dục ở nam giới khi họ nhìn thấy những phụ nữ đang tắm, điều này trái ngược với câu chuyện về Judith cố tình tắm lộ để quyến rũ và sau đó chém đầu tướng địch Holofernes. Tuy nhiên, cả ba câu chuyện đều dựa trên niềm tin rằng đàn ông không thể kiềm chế bản năng tình dục của mình khi nhìn thấy phụ nữ khỏa thân[2].

Do Thái giáo

Trong Do Thái giáo thì khoả thân là một khía cạnh của thân thể đoan trang được coi là rất quan trọng trong hầu hết các tình huống xã hội và gia đình. Thái độ đối với sự khiêm tốn khác nhau giữa các phong trào khác nhau trong đạo Do Thái cũng như giữa các cộng đồng trong mỗi phong trào. Trong các cộng đồng (chính thống) nghiêm ngặt hơn, sự khiêm tốn là một khía cạnh của Tzniut thường có các quy tắc chi tiết về hành xử phù hợp với phép tắc. Do Thái giáo Bảo thủ và Do Thái giáo Cải cách thường đề cao các giá trị khiêm tốn nhưng không coi các quy tắc nghiêm ngặt của Tzniut là sự ràng buộc mà được đặt ra các tiêu chuẩn của riêng họ. Ngoại trừ cộng đồng Do Thái giáo Haredi, các cộng đồng Do Thái thường có xu hướng ăn mặc theo phép tắc lề luật xã hội.

Luật Do Thái Chính thống (Halakha) quy định rõ ràng phụ nữ phải có trách nhiệm duy trì đức tính khiêm tốn (Tzniut) bằng cách che phủ cơ thể, kể cả mái tóc.[3] Đối với nam giới, việc khỏa thân chỉ giới hạn ở việc không để lộ dương vật, nhưng không chỉ giới hạn ở việc lộ ra nơi công cộng mà cả ở nơi riêng tư. Vào cuối thời cổ đại, người Do Thái ghê tởm tục lệ khỏa thân của người Hy LạpLa Mã và những hình ảnh điêu khắc về các nam thần khỏa thân. Trong bất kỳ bối cảnh tôn giáo nào, hình ảnh khoả thân của nam giới được quan tâm đánh giá nhiều hơn ảnh khoả thân của nữ giới vì đó là hành vi xúc phạm đến Chúa. Trong hoạt động hàng ngày, nam giới khỏa thân có thể là cần thiết nhưng nên tránh. Việc khỏa thân của phụ nữ không phải là hành vi xúc phạm đến Chúa mà chỉ nhằm khơi dậy đam mê tình dục của đàn ông, do đó ảnh khỏa thân riêng tư hoặc chỉ dành cho phụ nữ không phải là hành động khiếm nhã[4].

Một người bước vào bồn tắm nghi lễ (mikveh) làm như vậy mà không mặc quần áo, không trang sức hay thậm chí băng bó. Cần phải cẩn thận khi đọc Kinh thánh trong đó một số đề cập đến sự trần trụi được dùng như một uyển ngữ cho hành vi ân ái[5]. Ví dụ, trong câu chuyện về Nô-ê, có thể thấy sự do dự của hai người con trai Noah khi họ phải che thân thể trần truồng của cha mình, ngoảnh mặt đi, sau khi người con trai út của Nô-ê nhìn thấy cha mình khỏa thân và nói với hai người anh em bên ngoài những gì anh ta đã làm với cha mình (Genesis 9:21-25). Khỏa thân cũng có thể là một phép ẩn dụ cho sự trắng tay, đặc biệt là trong những tình huống cần phải hiến sinh hoặc dâng lễ vật cho Chúa.

Cơ Đốc giáo

Những bức họa về Adam và Eva luôn khắc họa sự lõa lồ của hai người này trong vườn địa đàng

Trong các giáo phái Kitô giáo chính thống đều có những câu trong Kinh thánh Kitô giáo thảo luận về yếu tố khỏa thân[6]. Trước khi xảy ra sự sa ngã của con người thì "Việc khỏa thân là rất tốt ngay từ đầu, nhưng sự vô tội đã bị hủy hoại bởi sự sa ngã" là một khái niệm được răn dạy trong Sáng thế ký (Genesis) 1:31[7] và Genesis 2:25.[6][8] Genesis 3:8–10,[9], Khải thị (Revelation) 3:18[10] và Khải thị 16:15[11] đã nghị luận rằng đằng sau sự sa ngã của con người thì "sự trần truồng phơi bày nơi công cộng [đã trở nên] minh chứng của sự xấu hổ về tội lỗi"[6]. Tại sách Sáng thế ký-Genesis 3:7,[12] kể việc Adam và Eve đã cố gắng che đậy sự trần truồng của họ, mặc dù nỗ lực của họ không phù hợp với Đức Chúa Trời và vì vậy Đức Chúa Trời đã chỉ dạy cách ăn mặc quần áo cho con người. Theo Sáng thế ký 3:21[6][13], Sách Xuất hành-Exodus 20:26[14] and 28:42–43[15] giải thích rằng Đức Chúa Trời chỉ dạy cho con người phải che thân và che cái đùi của họ[6]. Giáo hội sơ khai đã phản ánh thái độ đương thời của Do Thái giáo đối với yếu tố khoả thân. Kinh Cựu Ước tỏ ra không mấy tích cực đối với việc khoả thân[16]. Trong Isaiah 20,[17] cho biết Isaiah khỏa thân là như một dấu hiệu của sự xấu hổ.

Hồi giáo

Tập tục được gọi là mạng che mặt của phụ nữ ở nơi công cộng có trước Hồi giáo ở Ba Tư, SyriaAnatolia. Trang phục Hồi giáo dành cho nam giới bao phủ khu vực từ thắt lưng đến đầu gối. Trong thời trung cổ, các chuẩn mực Hồi giáo trở nên gia trưởng hơn, và rất quan tâm đến sự trong trắng của phụ nữ trước hôn nhân và sự chung thủy sau khi kết hôn. Phụ nữ Hồi giáo không chỉ che mặt mà còn bị tách biệt khỏi xã hội, không được tiếp xúc với đàn ông không có quan hệ họ hàng gần, sự hiện diện của họ xác định sự khác biệt giữa không gian công cộng và riêng tư[18]. Các quốc gia Hồi giáo được định hướng từ các quy tắc cấm khỏa thân với sự khác biệt giữa năm trường phái luật Hồi giáo. Bảo thủ nhất là trường phái Hanbali ở Ả Rập SaudiQatar, ở Afghanistan, nơi thịnh hành việc phụ nữ mặc niqab, trang phục che toàn bộ cơ thể và khuôn mặt với một khe hở nhỏ cho mắt. Tay của họ cũng được giấu trong tay áo càng nhiều càng tốt và Burqa cũng có một màn lưới che lỗ mở mắt[19].

Ấn Độ giáo

Trong các nền văn hóa Ấn Độ cổ đại, có một truyền thống khổ hạnh cực độ bao gồm cả việc khỏa thân trần như nhộng. Truyền thống này tiếp tục từ các triết gia thời cổ đại (gymnosophists) cho đến một số thánh nhân, ẩn sĩ, tuy nhiên, những người này khi họ khỏa thân thì có thể phủ tro lên người. Đây là truyền thống khỏa thân trong sự sùng kính Ấn Độ giáo ngày nay và trong Kỳ Na giáo. Vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, Alexander Đại đế đã bắt gặp ở Ấn Độ những nhóm lang thang thánh thiện trần truồng mà ông gọi là nhà triết học khỏa thân. Nhà triết học Onesicritus còn điều tra niềm tin và lối sống của họ. Pyrrho Sceptic đã rất ấn tượng và kết hợp yếu tố khoả thân vào triết lý của mình. Những người theo đạo Hindu, đạo Jain và Ajivika thì các tu sĩ thực hành khỏa thân như một lời tuyên bố rằng họ đã từ bỏ mọi của cải thế gian[20]. Trong khía cạnh tâm linh của Ấn Độ giáo, việc khoả thân tượng trưng cho sự từ bỏ (tiếng Hindi: Tyaga) thuộc cảnh giới cao nhất. Một người hoặc vị thần khỏa thân (ví dụ Kali là một vị thần khỏa thân) biểu thị một người không có Maya hoặc sự gắn bó với cơ thể và là hiện thân của sự vô tận[21].

Chú thích

  1. ^ Genesis 3:74
  2. ^ Tamber-Rosenau 2017.
  3. ^ Irshai 2015.
  4. ^ Satlow 1997.
  5. ^ Telushkin 1977, tr. 17-18.
  6. ^ a b c d e Arnold, Johnathan (21 tháng 1 năm 2022). “A Simple Outline for Teaching on Modest Clothing”. Holy Joys. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  7. ^ Genesis 1:31
  8. ^ Genesis 2:25
  9. ^ Genesis 3:8-10
  10. ^ Revelation 3:18
  11. ^ Revelation 16:15
  12. ^ Genesis 3:7
  13. ^ Genesis 3:21
  14. ^ Exodus 20:26
  15. ^ Exodus 28:42-43
  16. ^ Knights 1999.
  17. ^ Isaiah 20
  18. ^ Lindsay 2005, tr. 173.
  19. ^ Al-Absi 2018.
  20. ^ “Jain sects”. BBC. 11 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2012.
  21. ^ Vedantaprana 2015, tr. 16.

Tham khảo

  • Al-Absi, Marwan (2018). “The Concept of Nudity and Modesty in Arab-Islamic Culture” (PDF). European Journal of Science and Theology: 10.
  • al-Qaradawi, Yusuf (11 tháng 10 năm 2013). The Lawful and the Prohibited in Islam: الحلال والحرام في الإسلام. The Other Press. ISBN 978-967-0526-00-3.
  • Ariès, Philippe; Duby, Georges biên tập (1987). From Pagan Rome to Byzantium. A History of Private Life. I. Series Editor Paul Veyne. Cambridge, Mass: Belknap Press of Harvard University Press. ISBN 0-674-39975-7.
  • Botz-Bornstein, Thorsten (2015). Veils, Nudity, and Tattoos: The New Feminine Aesthetic. Lanham: Lexington Books. ISBN 978-1-4985-0047-0.
  • De Clercq, Eva (2011). “The vulnerability of the body: A daring Christian approach to nakedness”. Bijdragen. 72 (2): 183–200. doi:10.2143/BIJ.72.2.2131109 (không hoạt động 31 December 2022).Quản lý CS1: DOI không hoạt động tính đến tháng 12 2022 (liên kết)
  • Edwards, David Lawrence (1978). A Key to the Old Testament. Collins. ISBN 978-0-00-625192-7.
  • Guy, Laurie (2003). “"Naked" Baptism in the Early Church: The Rhetoric and the Reality”. Journal of Religious History. 27 (2): 133–142. doi:10.1111/1467-9809.00167. ISSN 0022-4227.
  • Havey, Francis Patrick (1907). “Adamites” . Trong Herbermann, Charles (biên tập). Catholic Encyclopedia. 1. New York: Robert Appleton Company.
  • Hippolytus (2013). Henry Chadwick & Gregory Dix (biên tập). The Treatise on the Apostolic Tradition of St Hippolytus of Rome Bishop and Martyr. Routledge. ISBN 978-1-136-10146-5.
  • Irshai, Ronit (5 tháng 5 năm 2015). “Judaism”. Trong Thatcher, Adrian (biên tập). The Oxford Handbook of Theology, Sexuality, and Gender. Oxford University Press. doi:10.1093/oxfordhb/9780199664153.013.022. ISBN 978-0-19-966415-3. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2022.
  • Knights, C. (1999). “Nudity, Clothing, and the Kingdom of God”. The Expository Times. 110 (6): 177–178. doi:10.1177/001452469911000604. ISSN 0014-5246. S2CID 170296732.
  • Kosso, Cynthia; Scott, Anne biên tập (2009). The Nature and Function of Water, Baths, Bathing, and Hygiene from Antiquity Through the Renaissance. Boston: Brill. ISBN 978-9004173576.
  • Lindsay, James E. (2005). Daily Life in the Medieval Islamic World. Daily Life through History. Westport, Conn: Greenwood Press.
  • Moye, David (24 tháng 8 năm 2014). “Take Off Your Shirt Everybody! It's Go Topless Day”. The Huffington Post. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2014.
  • Mughniyya, Muhammad Jawad (20 tháng 4 năm 2024). “The Rules of Modesty”. Al-Islam.org. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2021.
  • Sankarnath, Roy (1980). Bharater Sadhak [Saints of India]. 7. Hare Street, Kolkata.
  • Sanyal, Jagdiswar (1999). Guide to Indian Philosophy. Kolkota: Sribhumi.
  • Satlow, Michael L. (1997). “Jewish Constructions of Nakedness in Late Antiquity”. Journal of Biblical Literature. 116 (3): 429–454. doi:10.2307/3266667. ISSN 0021-9231. JSTOR 3266667.
  • Sharma, Suresh K.; Sharma, Usha (2004). Cultural and Religious Heritage of India: Jainism. Mittal Publications. ISBN 978-81-7099-957-7.
  • Siddharth, Gautam (15 tháng 1 năm 2013). “Nagas: Once were warriors”. Times of India. Times Syndication Service. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2014.
  • Smith, Jonathan Z. (Winter 1966). “The Garments of Shame”. History of Religions. The University of Chicago Press. 5 (2): 217–238. doi:10.1086/462523. JSTOR 1062112. S2CID 161638287.
  • Tamber-Rosenau, Caryn (2017). “Biblical Bathing Beauties and the Manipulation of the Male Gaze: What Judith Can Tell Us about Bathsheba and Susanna”. Journal of Feminist Studies in Religion. 33 (2): 55–72. doi:10.2979/jfemistudreli.33.2.05. ISSN 8755-4178. S2CID 149267512.
  • Telushkin, Joseph (1977). Biblical Literacy: The Most Important People, Events, and Ideas of the Hebrew Bible. New York: William Morrow and Company. ISBN 978-0-06-201301-9.
  • Vedantaprana, Pravrajika (10 tháng 10 năm 2015). “??”. Saptahik Bartaman. JBS Haldane Avenue, Kolkota: Bartaman. 28 (23).
  • Velleman, J. (2001). “The Genesis of Shame”. Philosophy and Public Affairs. 30 (1): 27–52. doi:10.1111/j.1088-4963.2001.00027.x. hdl:2027.42/72979. S2CID 23761301.
  • “The Woman Deacon's role at Baptism”. Wijngaards Institute for Catholic Research. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2022.
  • Wilpert, Josef (1929). I Sarcofagi Cristiani Antichi. Rome: Pontificio Istituto di Archeologia Cristiana.
  • Wojtyla, Karol (2013). Love and Responsibility. Pauline Books & Media. ISBN 978-0-8198-4558-0.
  • Wolfe, Robert (2011). The Gospel of Thomas: The Enlightenment Teachings of Jesus. Karina Library. ISBN 978-0-9824491-2-7.
  • Yogananda, Paramhansa (1997). “Chapter 20: We Do Not Visit Kashmir”. Autobiography of a Yogi. Mumbai: Jaico.
  • Zimmermann, Denise; Gleason, Katherine (2006). The Complete Idiot's Guide to Wicca and Witchcraft. New York: Penguin. ISBN 1592575331.
  • Ableman, Paul (1982). Anatomy of nakedness. Orbis Pub. ISBN 978-0-85613-175-2.
  • Basham, Arthur Llewellyn (1951). History and Doctrines of the Ajivikas, a Vanished Indian Religion. Motilal Banarsidass. ISBN 978-81-208-1204-8.
  • Biaggi, Cristina (1986). “The Significance of the Nudity, Obesity and Sexuality of the Maltese Goddess Figures”. Trong Anthony Bonanno (biên tập). Archaeology and Fertility Cult in the Ancient Mediterranean: Papers Presented at the First International Conference on Archaeology of the Ancient Mediterranean, University of Malta, 2-5 September 1985. John Benjamins Publishing. ISBN 90-6032-288-6.
  • Crooke, W. (Jul–Dec 1919). “Nudity in India in Custom and Ritual”. The Journal of the Royal Anthropological Institute of Great Britain and Ireland. Royal Anthropological Institute of Great Britain and Ireland. 49: 237–251. doi:10.2307/2843441. JSTOR 2843441. Zenodo 2412989.
  • Ferguson, Everett (2009). Baptism in the Early Church: History, Theology, and Liturgy in the First Five Centuries. Wm. B. Eerdmans Publishing. ISBN 978-0-8028-2748-7.
  • Keller, Sharon R. (Winter 1993). “Aspects of Nudity in the Old Testament”. Source: Notes in the History of Art. Ars Brevis Foundation, Inc. 12 (2): 32–36. doi:10.1086/sou.12.2.23202933. JSTOR 23202933. S2CID 191415598.
  • Kyriakidis, Evangelos (1997). “Nudity in Late Minoan I Seal Iconography”. Kadmos. 36 (2). doi:10.1515/kadm.1997.36.2.119. ISSN 0022-7498. S2CID 162354519.
  • Le, Dan (2012). The Naked Christ: An Atonement Model for a Body-Obsessed Culture. Wipf and Stock Publishers. ISBN 978-1-61097-788-3.
  • Marinatos, Nanno (2002). Goddess and the Warrior: The Naked Goddess and Mistress of the Animals in Early Greek Religion. Routledge. ISBN 978-1-134-60148-6.
  • Meggitt, Justin (24 tháng 1 năm 2011). “Naked Quakers”. Fortean Times. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2014.
  • Miles, Margaret R. (2006). Carnal Knowing: Female Nakedness and Religious Meaning in the Christian West. Wipf and Stock Publishers. ISBN 978-1-59752-901-3.
  • Moon, Warren G. (Winter 1992). “Nudity and Narrative: Observations on the Frescoes from the Dura Synagogue”. Journal of the American Academy of Religion. 60 (4): 587–658. doi:10.1093/jaarel/lx.4.587. JSTOR 1465587.
  • Mormando, Franco (2008). “Nudus Nudum Christum Sequi: The Franciscans and Differing Interpretations of Male Nakedness in Fifteenth-Century Italy”. Fifteenth Century Studies. 33: 171. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2014.
  • Randolph, Vance (Oct–Dec 1953). “Nakedness in Ozark Folk Belief”. The Journal of American Folklore. American Folklore Society. 66 (262): 333–339. doi:10.2307/536729. JSTOR 536729.
  • Riley, Gregory J. (2011). “A Note on the Text of Gospel of Thomas 37”. Harvard Theological Review. 88 (1): 179–181. doi:10.1017/S0017816000030443. ISSN 0017-8160. S2CID 170566284.
  • Schafer, Edward H. (tháng 6 năm 1951). “Ritual Exposure in Ancient China”. Harvard Journal of Asiatic Studies. Harvard-Yenching Institute. 14 (1/2): 130–184. doi:10.2307/2718298. JSTOR 2718298.
  • Smith, Alison (1996). The Victorian Nude: Sexuality, Morality, and Art. Manchester University Press. ISBN 978-0-7190-4403-8.
  • Squire, Michael (2011). The Art of the Body: Antiquity and Its Legacy. I.B.Tauris. ISBN 978-1-84511-931-7.

Liên kết ngoài

  • Christian Nudist Convocation : Supporting and Gathering Christian Nudists Lưu trữ 2015-10-11 tại Wayback Machine
  • gotopless.org
  • Raëlism: Publicity as a Recruitment Technique
  • x
  • t
  • s
Khỏa thân, Giản dị và những chủ đề liên quan
Chủ nghĩa khỏa thân
Giải trí khỏa thân
Nghệ thuật và phương tiện
Khỏa thân và tình dục
Vấn đề xã hội và pháp lý
Vị trí địa lý
  • Châu Phi
  • Châu Á
  • Châu Âu
  • Bắc Mỹ
  • Châu Đại Dương
  • Nam Mỹ
Nhân vật lịch sử
  • Kurt Barthel
  • Lee Baxandall
  • Paul Bindrim
  • Ilsley Boone
  • Lady Godiva
  • Heinrich Pudor
  • Richard Ungewitter
Xem thêm
  • American Nudist Research Library
  • Society for Indecency to Naked Animals
  • American Gymnosophical Association
  • Lịch sử khỏa thân
  • Timeline of non-sexual social nudity
  • Danh sách các tổ chức khỏa thân xã hội
  • Ảnh khoả thân thời thơ ấu
  • Khỏa thân trong chiến đấu
  • Điều khoản khỏa thân
  • Imagery of nude celebrities
  • Clothing-optional events
  • Social nudity advocates