Giao phối cận huyết

Ruồi giấm thường cái thích giao phối với anh em của chính nó hơn là các con đực không cùng huyết thống.[1]

Giao phối cận huyết hay cận huyết thống thường gọi là giao phối gần hay cận giao hay nội phối là quá trình giao phối giữa các sinh vật có quan hệ họ hàng, giống nhau nhiều về kiểu gen.[2][3][4] Thuật ngữ này còn sử dụng trong sinh sản của loài người, luôn gắn với các rối loạn di truyền và các hậu quả khác có thể phát sinh ra từ các mối quan hệ về mặt tình dục loạn luân, gây thoái hoá giống nòi.

Giao phối cận huyết dẫn tới hậu quả tăng tỷ lệ thể đồng hợp tử, trong đó, các gen lặn có hại có nhiều điều kiện để biểu hiện.[5] Điều này thường dẫn tới hiện tượng giảm đa dạng sinh học của quần thể[6][7] (gọi là thoái hóa giống) dẫn đến giảm khả năng tồn tại và thích nghi của nó. Việc tránh bộc lộ những alen lặn có hại gây ra bởi giao phối cận huyết, thông qua các cơ chế tránh giao phối cận huyết, là lý do lựa chọn giao phối xa.[8][9] Giao phối giữa các quần thể có kiểu gen khác nhau thường có các tác động tích cực lên quá trình thích nghi và tiến hoá của quần thể,[3][10] nhưng đôi khi cũng dẫn tới những tác động tiêu cực được gọi là thoái hóa do giao phối xa.

Tham khảo

  1. ^ “Incestuous Sisters: Mate Preference for Brothers over Unrelated Males in Drosophila melanogaster”. PLoS ONE. 7: e51293. doi:10.1371/journal.pone.0051293.
  2. ^ Campbell và cộng sự: "Sinh học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010.
  3. ^ a b "Sinh học 12" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2019.
  4. ^ Inbreeding tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  5. ^ Nabulsi MM, Tamim H, Sabbagh M, Obeid MY, Yunis KA, Bitar FF (2003). “Parental consanguinity and congenital heart malformations in a developing country”. American Journal of Medical Genetics Part A. 116A (4): 342–7. doi:10.1002/ajmg.a.10020. PMID 12522788.
  6. ^ Jiménez JA, Hughes KA, Alaks G, Graham L, Lacy RC (1994). “An experimental study of inbreeding depression in a natural habitat” (PDF). Science. 266 (5183): 271–3. doi:10.1126/science.7939661. PMID 7939661. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2012.
  7. ^ Chen X. (1993). “Comparison of inbreeding and outbreeding in hermaphroditic Arianta arbustorum (L.) (land snail)”. Heredity. 71 (5): 456–461. doi:10.1038/hdy.1993.163.
  8. ^ Bernstein H, Byerly HC, Hopf FA, Michod RE (1985). “Genetic damage, mutation, and the evolution of sex”. Science. 229 (4719): 1277–81. doi:10.1126/science.3898363. PMID 3898363.
  9. ^ Michod RE. Eros and Evolution: A Natural Philosophy of Sex. (1994) Perseus Books, ISBN 0-201-40754-X
  10. ^ Lynch, Michael. (1991). The Genetic Interpretation of Inbreeding Depression and Outbreeding Depression. Oregon: Society for the Study of Evolution.

Liên kết ngoài

  • Dale Vogt, Helen A. Swartz and John Massey, 1993. Lưu trữ 2012-03-08 tại Wayback Machine Inbreeding: Its Meaning, Uses and Effects on Farm Animals. University of Missouri, Extension. Lưu trữ 2012-03-08 tại Wayback Machine
  • Consanguineous marriages with global map Lưu trữ 2012-03-02 tại Wayback Machine
  •  Ernest Ingersoll (1920). “Cross-Fertilization in Animals and in Man” . Encyclopedia Americana.
  • x
  • t
  • s
  • Giới thiệu
  • Lịch sử
  • Đại cương
  • Chỉ mục
Thành phần then chốt
Chủ đề chính
Khảo cổ học di truyền
  • Châu Mỹ
  • Quần đảo Anh
  • Châu Âu
  • Ý
  • Cận Đông
  • Nam Á
Chủ đề liên quan
  • Danh sách những tổ chức nghiên cứu di truyền học
  • Thể loại Di truyền học