Gia Cát

Gia Cát
họ Gia Cát viết bằng chữ Hán
Tiếng Trung
Chữ Hán諸葛
Trung Quốc đại lụcbính âmZhuge
Phiên âm Hán ViệtGia Cát

Gia Cát hay Chư Cát (chữ Hán: 諸葛, Bính âm: Zhuge) là một họ của người Trung Quốc. Gia Cát là một trong 60 họ kép (gồm hai chữ) trong danh sách Bách gia tính, nó xếp thứ 314 trong danh sách này. Tuy số lượng người Trung Quốc mang họ này khá hiếm nhưng Gia Cát vẫn rất nổi tiếng vì đây là họ của Gia Cát Lượng, thừa tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc.

Nguồn gốc

Theo Tam Quốc chí chú của Trần Thọ, Bùi Tùng Chi thì tổ tiên của dòng họ Gia Cát là người họ Cát.[1]

Sách Khổng Minh Gia Cát Lượng nêu quan điểm chữ "Cát" trong họ Gia Cát có nguồn gốc từ dòng dõi của Cát Anh, một tướng theo Trần Thắng khởi nghĩa chống Tần. Cát Anh có công, bị Trần Thắng giết oan. Khi Hán Văn Đế lên ngôi đã sai người tìm dòng dõi Cát Anh và cấp đất Gia làm nơi ăn lộc. Một chi sau này lấy sang họ Gia Cát - ghép chữ "Cát" cũ và đất "Gia".[2]

Đất Gia đến thời Đông Hán thuộc quận Lang Gia (hay Lang Nha), Từ Châu, ngày nay là huyện Nghi Nam, thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông.

Người Trung Quốc nổi tiếng

Thời Lưỡng Hán

  • Gia Cát Phong (zh), Tư Lệ Hiệu úy nhà Đông Hán, hầu hết các chi của dòng họ Gia Cát thời Tam Quốc đều là dòng dõi của Gia Cát Phong.

Thời Tam Quốc

Trong thời kỳ Tam Quốc, gia tộc Gia Cát xuất hiện nhiều nhân vật quan trọng, phục vụ cho cả ba triều đại Ngụy, Thục, Ngô.

Thế hệ thứ nhất:

  • Gia Cát Khuê (zh), nhân vật cuối thời Đông Hán, cha của Gia Cát Cẩn và Gia Cát Lượng.
  • Gia Cát Huyền, Thái thú Dự Chương dưới quyền Viên Thuật, em Gia Cát Khuê.

Thế hệ thứ hai:

  • Gia Cát Cẩn, con trưởng của Gia Cát Khuê, anh trai của Gia Cát Lượng, đại thần Đông Ngô.
  • Gia Cát Lượng, con thứ của Gia Cát Khuê, thừa tướng Thục Hán.
  • Gia Cát thị, con gái trưởng của Gia Cát Khuê, vợ của danh sĩ Kinh Châu Bàng Sơn Dân (zh), con học giả Bàng Đức Công)
  • Gia Cát thị, con gái thứ hai của Gia Cát Khuê, lấy Khoái Ký (zh) (con cháu Tương Dương Khoái thị).
  • Gia Cát Quân, em trai của Gia Cát Lượng, đại thần Thục Hán.
  • Gia Cát Đản, em họ của Gia Cát Lượng, đại thần Tào Ngụy.
  • Gia Cát Chương (諸葛璋), yết giả bộc xạ Tào Ngụy.
  • Gia Cát Trực (zh), tướng lĩnh Đông Ngô, xử tử năm 231.

Thế hệ thứ ba:

  • Gia Cát Khác, con trưởng của Gia Cát Cẩn, đại thần phụ chính nhà Đông Ngô.
  • Gia Cát Dung (zh), con Gia Cát Cẩn, tướng nhà Đông Ngô, tập tước của Gia Cát Cẩn.
  • Gia Cát thị, con gái của Gia Cát Cẩn, vợ Trương Thừa (con trai Trương Chiêu), sinh Trương Chấn.
  • Gia Cát Kiều, con nuôi của Gia Cát Lượng, là con thứ của Gia Cát Cẩn.
  • Gia Cát Chiêm, con trai của Gia Cát Lượng, đại thần nhà Thục Hán.
  • Gia Cát Tịnh, con trưởng của Gia Cát Đản, sang Đông Ngô làm con tin khi cha khởi binh, sống đến thời Tây Tấn.
  • Gia Cát thị, con gái trưởng của Gia Cát Đản, lấy Vương Quảng (zh).
  • Gia Cát thị, con gái thứ của Gia Cát Đản, lấy Tư Mã Trụ (zh).

Thế hệ thứ tư:

  • Gia Cát Xước (zh), con trưởng của Gia Cát Khác, tướng nhà Đông Ngô.
  • Gia Cát Tủng (zh), con Gia Cát Khác, quan nhà Đông Ngô.
  • Gia Cát Kiến (zh), con Gia Cát Khác.
  • Gia Cát Thượng, con trưởng của Gia Cát Chiêm, tướng nhà Thục Hán.
  • Gia Cát Kinh (zh), thứ sử Giang Châu nhà Tây Tấn, con thứ hai của Gia Cát Chiêm, cháu Gia Cát Lượng.
  • Gia Cát Phàn (zh), con Gia Cát Kiều, cháu nuôi của Gia Cát Lượng, về sau trở lại Đông Ngô tập tước của cha ruột là Gia Cát Cẩn.

Hậu Tam Quốc

  • Gia Cát Hiển (zh), con Gia Cát Phàn, sau sự sụp đổ của Tam Quốc, cùng Gia Cát Kinh di chuyển tộc nhân sang Hà Đông.
  • Gia Cát Tự, tướng nhà Tào NgụyTây Tấn.
  • Gia Cát Xung (zh), con trưởng của tướng Gia Cát Tự thời Tam Quốc, quan nhà Tây Tấn.
  • Gia Cát Quăng (zh), con thứ của tướng Gia Cát Tự thời Tam Quốc, quan nhà Tây Tấn.
  • Gia Cát Thuyên (zh), con trưởng của Gia Cát Xung, một trong Kim Cốc nhị thập tứ hữu.
  • Gia Cát Mân (zh), con thứ của Gia Cát Xung, đại thần Tây Tấn.
  • Gia Cát Uyển (zh), con gái của Gia Cát Xung, phi tần của Tấn Vũ Đế.
  • Gia Cát Nam Tỷ (zh), con gái út của Gia Cát Xung, lấy Thạch Tiển (石尠), con trai thứ sử U Châu Thạch Giám (石鑒).
  • Gia Cát Khôi (zh), con trưởng Gia Cát Tịnh, quan nhà Tây Tấn.
  • Gia Cát Di (zh), con thứ Gia Cát Tịnh.
  • Gia Cát Hàm (zh), con trai trưởng của Gia Cát Khôi.
  • Gia Cát Thúc (zh), con trai thứ của Gia Cát Khôi, tướng nhà Đông Tấn.
  • Gia Cát Hành (zh), con trai thứ của Gia Cát Khôi.
  • Gia Cát Văn Bưu (zh), con gái trưởng của Gia Cát Khôi, lấy Dữu Hội (zh) (cháu Dữu Lượng), sau tái giá.
  • Gia Cát thị, con gái thứ của Gia Cát Khôi, lấy Dương Khải (羊楷), con trai Dương Thầm (zh).
  • Gia Cát Văn Hùng (zh), con gái của Gia Cát Khôi, lấy Tạ Bầu (zh).
  • Gia Cát Du (諸葛攸), thái thú Thái Sơn thời Đông Tấn. Năm 358 tấn công Tiền Yên.
  • Gia Cát Trường Dân, đại thần nhà Đông Tấn.
  • Gia Cát Lê Dân (諸葛黎民), em trai Gia Cát Trường Dân, tướng nhà Đông Tấn.
  • Gia Cát Ấu Dân (諸葛幼民), em trai Gia Cát Trường Dân, tướng nhà Đông Tấn.
  • Gia Cát Cừ (zh), quan viên Nam Tề, Nam Lương.
  • Gia Cát Dĩnh (zh), con cháu Gia Cát Thuyên, quan viên Nam Lương, Bắc Tề, Tùy.
  • Gia Cát Đức Uy (zh), tướng thời Tùy mạt Đường sơ.
  • Pháp Tạng (zh), hậu duệ của Gia Cát Cẩn, tổ đời thứ ba của Hoa Nghiêm tông.
  • Gia Cát Sảng (zh), tướng lĩnh thời mạt Đường.
  • Gia Cát Trọng Phương (zh), con Gia Cát Sảng, tướng lĩnh thời mạt Đường.
  • Gia Cát Hi (zh), tiến sĩ thời Minh, tác giả Gia Cát Khổng Minh Toàn tập.
  • Gia Cát Biểu (zh), tiến sĩ thời Minh.
  • Gia Cát Dung (zh), quan lại cuối thời nhà Thanh.

Thời hiện đại

Nhân vật hư cấu

  • Gia Cát Hoài, con thứ của Gia Cát Lượng, xuất hiện trong dã sử.
  • Gia Cát Quả (zh), con gái của Gia Cát Lượng, xuất hiện trong Lịch đại thần tiên thông giám.
  • Gia Cát Chất (zh), con út của Gia Cát Chiêm, xuất hiện trong dã sử.
  • Gia Cát Anh (諸葛英), quân sư của Nhạc Phi, xuất hiện trong Thuyết Nhạc toàn truyện.
  • Gia Cát Cẩm (諸葛錦), quân sư của Nhạc Lôi, xuất hiện trong Thuyết Nhạc toàn truyện.
  • Gia Cát Tiên, nhân vật trong tiểu thuyết kiếm hiệp Phong linh trung đích đao thanh của Cổ Long.
  • Gia Cát Lôi, nhân vật trong tiểu thuyết kiếm hiệp Tiểu Lý phi đao của Cổ Long.
  • Gia Cát Chính Ngã (諸葛正我), nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết kiếm hiệp Tứ đại danh bổ của Ôn Thụy An.
  • Gia Cát Hiền Đức, nhân vật trong phần Tứ đại danh bổ chấn Quan Đông thuộc bộ tiểu thuyết kiếm hiệp Tứ đại danh bổ của Ôn Thụy An.
  • Gia Cát Tứ Lang, nhân vật trong bộ mạn họa Gia Cát Tứ Lang xuất bản 1958-1963.
  • Gia Cát Việt, tộc nhân nhà Gia Cát, tướng Thục Hán trong game online Tam Quốc Truyền Kỳ.

Người Nhật Bản nổi tiếng

Nhân vật lịch sử

  • Morokuzu Kankei (Gia Cát Cầm Đài), nhà Nho Nhật Bản.
  • Morokuzu Nobuzumi (Gia Cát Tín Trừng), nhân vật thời kỳ Minh Trị duy tân.
  • Morokuzu Muneo (Gia Cát Hồng Nam), nhà nghiên cứu nguyên tử.

Nhân vật hư cấu

Người Việt Nam nổi tiếng

Nhân vật lịch sử

Nhân vật hư cấu

Thôn Bát quái?

Vào cuối đời Tống, đầu nhà Nguyên (khoảng năm 1300), hậu duệ của Gia Cát Lượng lập cư ở phía nam thiết lập thôn Gia Cát (hay thôn Bát Quái) tại thị trấn Lan Khê, Triết Giang. Thôn được xây dựng bởi đời thứ 27 của Gia Cát Lượng là Gia Cát Đại Sư, vận dụng học thuyết Kham dư (phong thủy) vào Bát quái trận đồ của ông tổ mình, thiết lập thôn trang án theo Cửu cung bát quái. Năm 1925, chiến tranh ác liệt, quân đội của Quốc dân đảng là Tiêu Kính Quang đánh nhau với quân phiệt Tôn Truyền Phương 3 ngày dữ dội sát bên thôn Bát Quái nhưng không có viên đạn nào lọt vào thôn. Khi quân Nhật tấn công xuống phía nam, đại quân kéo qua đại lộ Long Cương nhưng không phát hiện ra thôn này. Duy có 1 lần máy bay Nhật ném bom trúng 1 phòng trong thôn. Thôn Gia Cát hay Bát Quái được mệnh danh là "Trung Quốc đệ nhất thôn".[6]

Gia Cát hay Chư Cát?

Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu phiên chữ 諸 thành chư, tức họ 諸葛 phải đọc là Chư Cát.

Tuy nhiên, nhiều từ điển Hán Việt ghi 2 cách đọc chưgia, đồng thời ở mục họ 諸葛 (Zhūgé) thì chỉ phiên là Gia Cát. Tại Wiktionary tiếng Anh chữ 諸 có hai phiên thiết là Chương Ngư thiết 章魚切 và Chính Xa thiết 正奢切. Chương Ngư thiết 章魚切 cho ra âm Chư; còn Chính Xa thiết đúng ra phải cho âm Cha, nhưng vì Chính 正 còn một âm nữa là Giêng (trong tháng Giêng, 正月, thường đọc là Chính nguyệt, nhưng đọc Giêng nguyệt thì hợp lý hơn) nên Giêng Xa thiết cho ra âm Gia.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Trần Thọ, Tam Quốc chí, Bùi Tùng Chi chú: Ngô thư quyển 7 - Trương Cố Gia Cát Bộ truyện.
  2. ^ Trần Văn Đức (2008), Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện, Nhà xuất bản Văn học, tr 25.
  3. ^ Truyền nhân Khổng Minh, Chu Du
  4. ^ Quan điểm và phương pháp biên soạn Việt điện u linh tập
  5. ^ “Ngắm "anh Dự" của Táo quân 2010”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2014.
  6. ^ “Kỳ bí thôn bát quái của hậu duệ Gia Cát Lượng”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2014.

Tham khảo

  • Trần Văn Đức (2008), Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện, Nhà xuất bản Văn học.
  • Trần Thọ, Tam Quốc chí, Bùi Tùng Chi chú, các thiên:
    • Đổng nhị Viên Lưu truyện
    • Vương Quán Khâu Gia Cát Đặng Chung truyện.
    • Gia Cát Lượng truyện.
    • Trương Cố Gia Cát Bộ truyện.
    • Gia Cát Đằng nhị Tôn Bộc Dương truyện