Cải cách Kiến Văn

Cải cách Kiến Văn (chữ Hán: 建文改制, Kiến Văn cải chế) là những cải cách do Kiến Văn đế Chu Doãn Văn cùng các danh thần như Tề Thái, Phương Hiếu Nhụ (hay Hiếu Nho) tiến hành, chủ yếu nhằm vào việc thay đổi chính sách trọng võ khinh văn dưới thời Hồng Vũ đế, đề cao tầng lớp văn nhân, đồng thời tước bỏ thế lực ngoại phiên để tập trung quyền lực về trung ương. Dưới ảnh hưởng của Phương Hiếu Nhụ, Kiến Văn đế bãi bỏ chính sách cai trị hà khắc của Hồng Vũ đế, giảm tô thuế cho người dân Giang Chiết, mở đường ngôn lộ, tích cực tiếp nhận lời can ngăn; đồng thời dưới chủ trương của Tề Thái, Hoàng Tử Trừng, thực thi chính sách tước phiên. Các cải cách của Kiến Văn chủ yếu dựa theo mô hình thời cổ xưa, trên lý thuyết thì rất lý tưởng song về thực tế khó có thể thực thi được[1]. Ngay từ khi kế vị, vua Kiến Văn đã ban hành "Duy tân chi chánh", với hi vọng lập ra cho Minh triều một thời đại thịnh vượng tương tự như "Ung Hy chi thịnh" đời nhà Tống.[2]. Sau khi nắm quyền lại triệu Phương Hiếu Nhụ từ Hán Trung, làm Thị giảng Viện Hàn lâm; tháng 6 năm đó lại lấy Tề Thái làm Thượng thư bộ Binh, Hoàng Tử Trừng làm Thái thượng tự khanh, tham dự vào quốc sự [3]. Trong bốn năm tại vị, đã ban hành rất nhiều chính sách cải cách nhưng chủ yếu chỉ nhắm vào quyền lợi của giới nho sĩ, nhưng đến cuối cùng đã thất bại trong chính sách tước phiên, dẫn đến kết cục Yến vương tạo phản, vương triều Kiến Văn vì thế mà diệt vong[4]

Nội dung cải cách

Kiến Văn đế Chu Doãn Văn (1377 - ?)

Cải cách chế độ văn quan

Thời kì Hồng Vũ, ở trong triều đình, địa vị của quan võ là cao nhất, kế đến là sự vụ quan, quan văn chỉ được xếp thứ. Sách "Đại Minh luật", quyển 2, Lại luật, có ghi chép "Văn quan không được phong công hầu", nên tước vị cao nhất của một quan văn có thể đạt đến chỉ là tước Bá, điển hình là Uông Quảng Dương và Lưu Cơ. Duy có Lý Thiện Trường được phong tước Công, nhưng đó là do Hồng Vũ đế xếp ông ta vào hàng sự vụ quan thuộc ban võ. Sau này Hồng Vũ đế phế bỏ Hành Trung thư tỉnh và Thừa tướng mà đề cao địa vị của Lục bộ, tuy nhiên lại đặt Thượng thư các bộ (tương đương Bộ trưởng ngày nay) ở hàm Chánh nhị phẩm, mà đặt Ngũ quân Đô đốc phủ ở Chánh nhất phẩm nha môn, vì thế địa vị tối cao của quan văn đã bị quan võ đoạt lấy[4].

Kiến Văn đế kế vị, ngay năm đầu tiên thi hành theo lời của Phương Hiếu Nhụ, áng theo Chu lễ thiết đặt lại quan chế. Về việc này ông thi hành theo ba phương hướng chủ yếu: đổi thiết trí và danh xưng, đề cao địa vị quan văn, khuếch đại văn chức Hàn lâm và gia tăng chức năng gián trách của tầng lớp quan văn trong chính phủ[4]. Một số nội dung chính gồm:[5]

  • Thăng Thượng thư lục bộ lên hàm Chánh nhất phẩm, lập ra Thị trung tả, hữu có vị trí đứng trên Thị lang.
  • Cải Viện đô sát thành phủ Nội vụ, Đô ngự sử cải thành Ngự sử đại phu.
  • Bãi Thập nhị đạo xuống Tả, Hữu lưỡng viện, tả là Thập di, hữu là Bổ khuyết.
  • Cải Thông chánh ty là Tự, Đại lý tự là Ty.
  • Ở phủ Chiêm sự lập ra viện Tư Đức.
  • Ở Hàn lâm viện phục lại chức Thừa chỉ, cải Thị độc, Thị giảng học sĩ là Văn học bác sĩ.
  • Lập ra các quán Văn hàn, Văn sử, phân biệt hạ hạt Thị độc, Thị giảng và Tu soạn, Biên tu, Kiểm thảo.
  • Cải điện Cẩn Thân thành điện Chánh Tâm, bố trí thêm một học sĩ trong điện Chánh Tâm.
  • Theo Chu lễ mà định ra phẩm cấp của nha môn nội, ngoại.

Sau đó, ở địa phương trước đây có Tả, Hữu bố chánh sử tài thì nay chỉ còn một quan Bố chánh sứ duy nhất, địa vị từ Tòng nhị phẩm lên Chánh nhị phẩm[6]. Tháng 4 năm Kiến Văn thứ hai lại định lại huân giai từ Thượng thư trở xuống.

Minh Thành Tổ soán ngôi thành công, đã thu hồi lại toàn bộ Kiến Văn cải chế mà khôi phục cựu chế thời Hồng Vũ. Tuy nhiên về đời Hồng Hy trở đi, do chiến tranh giảm thiểu mà triều đình quyết định thiết lập Nội các, từ đó văn quan lại có cơ hội quật khởi, cuối cùng hình thành chế độ dĩ văn chế vũ dưới thời nhà Minh.

Khoan chánh giảm hình

Kiến Văn đế từ nhỏ hay đọc Nho gia Kinh Thư, những cận thần của ông như Phương Hiếu Nho, Hoàng Tử Trừng đều mộng tưởng về một chủ nghĩa lý tưởng, tính tình hòa nhã của ông rất giống với thân phụ là Ý Văn thái tử Chu Tiêu. Thời còn là Hoàng thái tôn đã thỉnh cầu Hoàng tổ phụ xin cải cách Đại Minh luật, tham khảo Lễ kinh cùng hình pháp các triều, tu cải 13 điều quá ư hà khắc trong Đại Minh luật do đó đạt được nhân tâm.[7]. Sau khi tức vị lại tiến hành chánh sách khoan dung, từ trong việc đặt niên hiệu Kiến Văn đã thể hiện ý chí trái ngược với Hồng Vũ. Minh sử - Hình pháp 2, ghi lại: "Nguyên niên hình bộ báo tù, giảm Thái Tổ thời thập tam hĩ".[4]

Ngoại hình pháp khoan giảm, Kiến Văn đế còn ban nhiều chính sách có lợi cho dân, như:

  • Tháng 8 năm Hồng Vũ thứ 31[8], quy định các gia đình ở Hưng châu, Doanh châu, Khai Bình (Bắc phương vệ sở), nếu mà toàn gia đều trong quân ngũ thì tha một người về làm dân. Các hữu vệ sở trong toàn quốc, nếu ai là con trai độc nhất mà đang sung quân cũng được tha về.[9]
  • Nhiều lần miễn trừ tô thuế địa phương[10]
  • Lệnh cho các địa phương chiếu cố những người già yếu, bệnh tật, cô quả, trọng nông tang, hưng học giáo[11]
  • Đầu năm 1400 giảm miễn phú ruộng Giang Chiết (sau khi Vĩnh Lạc đăng cơ để phế bỏ lệnh này)[12].

Những chánh sách của Kiến Văn tuy là nói cải lại chế độ hà khắc của Hồng Vũ, nhưng cũng có bất cập:

  • Hạ lệnh tước giảm quan lại, vào thời Minh sơ đến cả một viên quan huyện cũng được Hồng Vũ đế tính toán xem xét rất kĩ, quản lý với một chế độ chặt chẽ, làm việc do đó mới đi vào quy củ. Nếu đột ngột giảm đi sẽ khiến những vị quan địa phương có nhiều cơ hội nắm nhiều quyền hơn không bị kềm chế, kết thân với thân sĩ các địa phương, tạo thành mối lo môn phiệt cát cứ.
  • Việc nâng cao địa vị của quan văn lên trên tầng lớp võ quan lập công lao trong chiến trận từ buổi đầu khai quốc, thay vì văn võ hai ban cùng đứng cùng ngồi, nay thì quan văn cao hơn quan võ một cái đầu, gây bất mãn trong tầng lớp võ tướng.
  • Tỉnh giảm hình ngục, cải chế Đại Minh luật: Khi Chu Nguyên Chương lập ra pháp luật dùng hình phạt nặng để trừng trị quan lại tham ô, khi khoan dung bớt đi sẽ khiến nạn tham ô lại nổi lên.
  • Giảm miễn điền phú ở Giang Chiết là nơi đóng góp nhiều sưu thuế nhất cho quốc gia. Vào đầu thời Minh, thuế trong nước thu được 3 phần thì Giang Chiết đóng đến 2. Có nhiều cho rằng vùng này là đất cũ của Trương Sĩ Thành, nên Chu Nguyên Chương mới đánh thuế nặng để trút giận, nhưng sự thực là vùng này đất rộng người đông, là vựa lớn lớn của Trung Nguyên, tuy rằng thu thuế cao nhưng dân chúng vẫn có thể đáp ứng được. Việc giảm thuế của Kiến Văn khiến cho tiền bạc và quân hưởng của triều đình giảm rõ rệt, nhất là khi bước vào Chiến dịch Tĩnh Nan.

Chánh sách tước phiên

Thời Hồng Vũ đế vì củng cố hoàng quyền, đã phong cho tông thất làm phiên vương, cho phép tự chiêu tập quân đội. Kiến Văn đế tức vị lập tức thu hồi chánh sách này, hạ lệnh quan viên văn vũ các nơi nghe theo sự tiết chế của triều đình. Chánh sách tước phiên chủ yếu do Tề Thái và Hoàng Tử Trừng chủ trương, trước sau đã loại bỏ được các vị hoàng thúc là Chu vương Túc, Tề vương Phù, Tương vương Bách, Đại vương Quế, Dân vương Biền; tuy nhiên vẫn còn lại hai thế lực lớn là Yến vương Lệ và Ninh vương Quyền. Cuối cùng Yến vương dùng kế tiên phát chế nhân, vào năm Hồng Vũ thứ 32 (1399) mùa thu tại đất phong Bắc Bình lấy danh nghĩa "Thanh quân trắc, Tĩnh nội nan" mà khởi binh, sử xưng là Chiến dịch Tĩnh Nan[1]. Kết cục của cuộc chiến quân triều thất bại trước quân Yến, Kiến Văn đế không rõ tung tích, còn Chu Đệ tức vị làm đế, gọi là Vĩnh Lạc đế.

Kết quả

Cải cách Kiến Văn phần nhiều tập trung củng cố quyền hạn văn quan, động chạm đến tầng lớp võ quan, do đó trong quá trình tiến hành đã ít nhiều gặp phải sự phản đối từ các cựu thần có công huân, mặt khác dẫn đến biến loạn Tĩnh Nan. Vì Kiến Văn đế đối với công cuộc tước phiên gấp gáp điều động binh lính khiến cho Yến vương nghi ngờ mà lấy lý do triều đình tự ý "Canh cải tổ chế" khởi loạn. Khi chiến tranh bắt đầu, thế lực quân Minh nhỉnh hơn, nhưng dần dần thua trận bỏ chạy, cuối cùng chiến bại trong tay quân Yến. Chu Lệ vào Nam Kinh xưng là Vĩnh Lạc đế. Vì để chứng tỏ ngôi vị của mình là hợp pháp, đàn áp những đàm tiếu nói mình là kẻ soán vị, ông ta thẳng tay tàn sát văn thần Kiến Văn, khôi phục toàn bộ cựu chế Hồng Vũ, thậm chí tước bỏ niên hiệu Kiến Văn, đổi 4 năm này thành Hồng Vũ thứ 32 đến 35.

Tham khảo

  1. ^ a b Khương Công Thai. "Trung Quốc thông sử", Minh Thanh sử, chương thứ hai: Thái Tổ khai quốc đích quy mô. trang 33 - 35.
  2. ^ Đàm Thiên. "Quốc các", quyển 11.
  3. ^ "Minh thông giám", quyển 11:(六月)以齊泰為兵部尚書,黃子澄為太常寺卿兼翰林院學士,同參軍國事.
  4. ^ a b c d 《明史:一個多重性格的時代》〈第一篇 第三章 從創業到守成的轉變〉. trang 46 - 49.
  5. ^ "Minh thông giám", quyển 12.
  6. ^ "Minh sử", quyển 75: [Hồng Vũ] năm thứ 22 định trật Tòng nhị phẩm. Trong thời kỳ Kiến Văn, thăng Chánh nhị phẩm, một người. Thành Tổ phục lại quy chế cũ.
  7. ^ Minh sử, quyển 4.
  8. ^ Do sắc lệnh của Vĩnh Lạc đế, toàn bộ bốn năm trị vì của Kiến Văn Đế bị xóa bỏ, đổi thành Hồng Vũ năm 32 đến 36
  9. ^ Minh thông giám, quyển 11: 詔:「興州、營州、開平全家在伍者,免一人;天下衛所軍單丁者,放為民。」
  10. ^ Minh thông giám, quyển 11: 秋,七月,長星西隕。詔行寬政,赦有罪,蠲逋賦。……(十二月)是月,賜天下明年田租之半,釋黥軍及囚徒還鄉里。
  11. ^ Minh thông giám, quyển 12: (建文元年二月)詔告天下:「舉遺賢。賜民高年米肉絮帛。鰥寡孤獨廢疾者,官為牧養。重農桑。興學校。考察官吏。賑罹災貧民。旌節孝。瘞暴骨。蠲荒田租。衛所軍戶絕者,除勿勾。」
  12. ^ Minh thông giám, quyển 12:是月,詔均江浙田賦。初,太祖屢蠲蘇、松、嘉、湖極重田畝,至是復諭戶部減免,畝不得過一斗。迨革除後,浙西賦復重云.

Xem thêm

  • x
  • t
  • s
Sự kiện lịch sử thời nhà Minh
Sơ kỳ
(Hồng Vũ đến
Tuyên Đức)
Nguyên mạt dân biến · Khởi nghĩa Khăn Đỏ (Cái chết của Hàn Sơn Đồng, Khởi nghĩa Hàn Lâm Nhi, Khởi nghĩa Từ Thọ Huy, Khởi nghĩa Quách Tử Hưng, Trương Sĩ Thành khởi sự· Minh Sơ nhị thập tứ tướng · Ba lần đánh Tập Khánh · Diệt Trần Hữu Lượng (Trận chiến bảo vệ thành Hồng Đô, Trận hồ Bà Dương · Diệt Trương Sĩ Thành · Diệt Phương Quốc Trân · Bình định Mân, Quảng) · Bắc phạt và thống nhất (Từ Đạt bắc phạt, Hồng Vũ bắc phạt, Công thủ Hà Nam và Sơn Đông, Hà Bắc và Thượng Đô, bình định Sơn Tây và Thu phục Cam Túc, Bình định Vân Nam, Bình định Tứ Xuyên, Thu hồi Yến Vân 16 châu, Bình định Liêu Đông, Trận chiến Kim Sơn, Trận Bộ Ngư Hải) · Tiến quân Tây Tạng (Ô Tư Tạng hành đô chỉ huy sứ tư, Đóa Cam Tư hành đô chỉ huy sứ tư, Nga Lực Tư quân dân và phủ nguyên soái)  · Chế độ Vệ sở · Kiến Đô chi nghị · Thịnh trị đời Hồng Vũ · Cuộc di dân lớn thời Hồng Vũ (Giang Tây dời sang Hồ Quảng, Hồ Quảng dời sang Tứ Xuyên) · Trà mã mậu dịch · Phế trừ Trung thư tỉnh · Đô bố án tam tư (Đô chỉ huy sứ tư, Bố chánh sứ tư, Án sát sứ tư)  · Hải cấm · Bốn vụ án thời Minh sơ (Án Hồ Duy Dung, Án Không ấn, Án Quách Hoàn, Án Lam Ngọc)  · Nam Bắc bảng án · Cải cách Kiến Văn · Tĩnh Nan chi họa · Nhâm Ngọ chi nạn · Vĩnh Lạc dời đô (Phủ Thuận Thiên, Cố Cung· Thịnh trị đời Vĩnh Lạc · Kiến lập Nội các · Hán vệ (Cẩm y vệ, Đông xưởng, Tây xưởng, Nội hành xưởng) · Ngục văn tự · Trịnh Hòa hạ Tây Dương · Kinh doanh Nam Hải (Vĩnh Lạc quần đảo, Vĩnh Lạc hoàn tiều, Tuyên Đức quần đảo, Vĩnh Lạc long đỗng, Chiến tranh Minh - Sri Lanka, Cựu Cảng tuyên úy tư) · Vạn quốc lai triều (Triều Tiên, An Nam, Lưu Cầu, Chiêm Thành, Tiêm La, Trảo Oa, Bột Nệ, Lữ Tống, Tô Lộc, Hợp Miêu Khỏa, Mỹ Lạc Cư, Bà La, Cổ Ba Lạt Lãng, Chân Lạp, Đế quốc Thiếp Mục Nhi) · Tông phiên · Tam đại doanh (Ngũ quân doanh, Tam thiên doanh, Thần Cơ doanh· Nam chinh An Nam · Thống trị An Nam (Giao Chỉ đẳng thừa tuyên bố chánh sứ tư, Khởi nghĩa Lam Sơn· Quý Châu kiến chế · Tam tuyên lục úy · Biến loạn Đường Tái · Minh Thành Tổ bắc phạt · kinh doanh đông bắc (Nỗ Nhi Can đô chỉ huy sử tư, Diệc Thất Ha tuần thị đông bắc, Thành Đặc Lâm, Chùa Vĩnh Ninh, Vĩnh Ninh tự bi, Kiến châu tam vệ, Liêu Đông đô chỉ huy sứ tư) · Trần Thành đi sứ Đế quốc Timur (Tây Vực phiên quốc chí, Tây Vực hành trình kí· Vĩnh Lạc đại điển · Chu Cao Xí giám quốc · Loạn Cao Hú · Nhân Tuyên chi trị · Tam Dương phụ chánh · Tuyên Tông phế hậu · Ha Mật vệ
Trung kỳ
(từ Chánh Thống
đến Gia Tĩnh)
Vương Chấn thiện chánh · Chiến dịch Lộc Xuyên · Chiết Mân dân biến · Trận Đại Đồng · Sự biến Thổ Mộc Bảo · Cảnh Thái kế thống · Huyết án Ngọ môn · Chiến dịch bảo vệ kinh sư · Đổi trữ quân chi tranh · Nam cung phục ngôi · Tào Thạch chi biến · Trọng tu Hoàn Vũ thông chí · Uông Trực thiện chánh · Dân biến Vân Dương · Loạn Đằng Hạp Đạo · Ha Mật chi tranh · Loạn Cố Nguyên Đạo · Loạn Hà Sáo · Thành Hóa tân phong · Vương Văn Tố với Tân tập thông chứng cổ kim Toán học bảo giám · Hoằng Trị trung hưng · Cửu biên · Nam Huy Bắc Tấn · Án Mãn Thương Nhi · Hải vận nghiêm cấm · Án yêu ngôn Trịnh Vương · Lưu Cẩn thiện chánh · Khởi nghĩa An Hóa vương ·  · Khởi nghĩa Lưu Lục, Lưu Thất · Giặc cướp Xuyên Thục · Chánh Đức nam tuần · Ứng châu đại tiệp · Loạn Ninh vương · Đạo loạn ở Nam Cám · Giang Bân thiện chánh · Vương Dương Minh và Dương Minh Học · Gia Tĩnh kế thống · Đại lễ nghị · người Phật Lăng Cơ (Bồ Đào Nha) đến (Truân Môn: Hải chiến Truân Môn, Tây Thảo Loan chi chiến, Cảng Song Tự, Áo Môn· Binh biến Đại Đồng · Gia Tĩnh nam tuần · Thiên Lăng chi nghị · Loạn Sầm Mãnh · Nhâm Dần cung biến · Gia Tĩnh trung hưng · Cung biến ở Sở phiên · Nghiêm Tung thiện chánh · Nam Uy bắc Lỗ · Thích Kế Quang kháng người Oa · Lý Phúc Đạt chi ngục · Nghị phục Hà Sáo · Chính biến Canh Tuất · Gia Tĩnh đại địa chấn · Lý Thời Trân với Bảo thảo cương mục
Mạt kỳ
(Long Khánh đến
Sùng Trinh)
Long Khánh tân chánh(Long Khánh khai quan, Yêm Đáp phong cống, Khai Trung pháp)  · Trương Cư Chánh phụ chánh (Nhất điều tiên pháp, Khảo thành pháp, Vương Quốc Quang và Vạn Lịch hội kế lục, Phan Quý Tuần trị thủy) · Vạn Lịch trung hưng · Trọng tu trường thành · Ba cuộc chinh phạt thời Vạn Lịch (Chiến dịch Ninh Hạ, Chiến tranh Mậu Thìn, Chiến dịch Bá châu) · Tần Lương Ngọc cùng Bạch Can binh · Cuộc chiến tranh giành Quốc bổn · Vạn Lịch đãi chánh · Tề Sở Chiết đảng · Chu Tái 堉 với Thập nhị bình quân luật · người Y Lợi Á (Tây Ban Nha) đông lai (Đại đồ sát ở Lữ Tống · Minh tây liên quân diệt Lâm Phụng· Chiến tranh Minh - Miến · Quáng thuế chi tệ · Án yêu thư(lần thứ nhất, lần thứ hai) · Án Sở phiên (Án Sở Thái tử, Án Sở tông kiếp cống)  · Ba vụ án thời Minh mạt (Án đĩnh kích, Án hồng hoàn, Án di cung· Đông Lâm đảng tranh · Quang Tông trung hưng · Người (Hà Lan) đông lai (Thẩm Hữu Dung dụ lui Hồng Mao phiên bi, Trận Bành Hồ, Hải chiến Minh Hà thời Sùng Trinh· Đạo Thiên Chúa du nhập (Tây học đông tiệm, Lợi mã đậu, Thánh giáo tam trụ thạch), Nam kinh giáo án, Sùng Trinh lịch thư, Kỉ Hà nguyên bản, Hồng di đại pháo· Từ Quang Khải với Nông chánh toàn thư · Kiến châu Nữ Chân phản Minh · Trận Tát Nhĩ Hử · Tam Hướng gia phái · Loạn Xa An · Dân biến Từ Hồng Nho · Hùng Đình Bật và Tôn Thừa Tông kháng Kim · Ngụy Trung Hiền thiện chánh (đảng Yêm) · Phục xã chi hưng · Vụ nổ Vương cung xưởng · Viên Sùng Soán đốc sư Kế, Liêu (Phòng tuyến Quan Ninh Cẩm, Trận Ninh Viễn, Trận Ninh Cẩm, tru sát Mao Văn Long) · Sùng Trinh trị loạn · Binh biến Ninh Viễn · Người Thanh xâm phạm kinh sư (Trận Kinh Kỳ, Tuân Viễn đại tiệp, Trận Tuyên Đại, Trận Kinh Kỳ lần thứ hai, Chiến dịch Bắc Trực Lệ và Sơn Đông, Chiến dịch Bắc Trực Lệ và Sơn Đông lần thứ hai) · Hải chiến Bì Đảo lần thứ nhất · lần thứ hai · Tẩu Tây Khẩu · Chính biến Kỉ Tị · Loạn Sa Định châu · Binh biến Ngô Kiều · Người Anh (Anh quốc) đông lai (Bức thư của Elizabeth I gửi cho Vạn Lịch Đế, Trận Hổ Môn· Từ Hà Khách du kí · Thiên tai liên tiếp (đê vỡ, dịch bệnh, thủy tai, hạn hán, châu chấu · Ngô Hữu Tính với Luận về ôn dịch · Trận Tùng Cẩm (Hồng Thừa Trù hàng Thanh, Tổ Đại Thọ hàng Thanh) · Minh mạt dân biến (Khởi nghĩa Vương Nhị, Khởi nghĩa Trương Hiến Trung, Khởi nghĩa Lý Tự Thành, Trận trấn Chu Tiên, Trận Phượng Dương, Đại hội Huỳnh Dương, Lý Tự Thành phá Khai Phong, Trận Mã Não Sơn, Trận Tương Dương) · Tôn Truyện Đình kháng kích Sấm tặc · Lô Tượng Thăng luyện quân Thiên Hùng · Dương Tự Xương diệt lưu khấu · Tào Văn Chiếu · Tam Thuận vương (Cung Thuận vương Khổng Hữu Đức, Hoài Thuận vương Cảnh Trọng Minh, Trí Thuận vương Thượng Khả Hỉ) · Giáp Thân nam thiên · Chính biến Giáp Thân · Trận Nhất Phiến Thạch · Tử ải tại Môi Sơn · Lý Tự Thành xưng đế · Ngô Tam Quế mở Sơn Hải quan
Nam Minh

Minh Trịnh
Nam Minh phân lập (Phúc vương, Lỗ vương, Đường vương, Duật Việt , Quế vương) · Chiến tranh nhập quan · Giang Bắc tứ trấn (Cao Kiệt, Hoàng Đắc Công, Lưu Trạch Thanh, Lưu Lương Tá· Chính biến Thanh châu · Đại Thuận diệt vong (Chiến dịch Đồng Quan, Chiến dịch Thiểm Bắc, Sấm vương bị giết) · Ba vụ án thời Nam độ (Án đại bi, Án giả Thái tử, Án Đồng phi) · Mã, Nguyễn đảng tranh · Tả Lương Ngọc thanh quân trắc · Liên Lỗ bình khấu · Chính biến Tuy châu · Lộ vương giám quốc · Trương Hiến Trung tiếm đế vị · Các cuộc đồ sát của quân Thanh ở Giang Nam (Dương châu thập nhất, Gia Định tam đồ, Giang Âm bát thập nhất nhật, Nam Xương chi đồ, Đại Đồng chi đồ, Đại đồ sát ở Tứ Xuyên, Quảng Châu chi đồ) · Phản Thanh phục Minh (Kim Thanh Hoàn, Vương Đắc Nhân ở Giang Tây phản chánh · Lý Thành Đống phản chánh ở Quảng Đông · Khương Tương phản chánh ở Đại Đồng · Mễ Lạt Ấn, Đinh Quốc Đống dẫn người Hồi ở Cam Túc khởi nghĩa · Tạ Thiên dựng cờ phản Thanh · Du Viên Quân dựng cờ phản Thanh · Vương Vĩnh Cương dựng cờ phản Thanh ở Thiểm Bắc · Hạ Trân, Tôn Thủ Pháp, Vũ Đại Định khởi nghĩa phản Thanh  · Vương Quang Cương, Vương Quang Ân, Vương Quang thái dựng cờ phản Thanh) · Liên khấu kháng Thanh · Hoàng Đạo Chu bắc phạt · Biến Tĩnh Phiên · Quân nông dân kháng Thanh (Trung Trinh doanh, Quỳ Đông thập tam gia, Diêu Hoàng thập tam gia, Tây Sơn thập tam gia, Đình Khê đại tiệp, Tự châu đại tiệp, Thần châu đại tiệp, Chiến dịch Hồ Nam, Quế Lâm đại tiệp, Hành Dương đại tiệp, Trận Bảo Ninh) · Hà Đằng Giao kinh doanh Hồ Nam · Cù Thức Tỉ, Trương Đồng Xưởng tuẫn quốc · Loạn Sa Định châu · Quân Đại Tây kinh doanh Vân Nam · Lý Định Quốc lưỡng quyết danh vương · Trương Hoàng Ngôn kháng thanh · Hồng Thừa Trù kinh lược Giang Nam · Chiến dịch Thiệu Khánh · Trận Tân Hội · Án 18 người · Trận Khúc Tĩnh · Thất bại Bảo Khánh · Tôn Khả Vọng đầu Thanh · Chiến dịch Trùng Khánh · Huyết chiến Ma Bàn Sơn · Nam Minh diệt vọng (trận Bác Lạc Bình, Phúc Kiến, Luân hãm Hồ Nam,Luân hãm Quý châu, Luân hãm Vân Nam) · Đại Tây diệt vong · Chiến dịch Chu Sơn · Nhất quan đảng · Trịnh Chi Long hàng Thanh · Trịnh Thành Công kháng Thanh(Trịnh gia quân, Quốc Tính gia bắc phạt, Chiến dịch Trường Giang, Chiến dịch Đồng An, Chiến dịch Triều châu, Tuyền châu đại tiệp, Chiến dịch Hạ Môn, Chiến dịch Hải Trừng, Quốc Tính gia chinh Đài  · Trịnh, Thi giao tranh (Sự kiện Tằng Đức) · Lỗ giám quốc kháng Thanh ở Chiết Mân · Chú Thủy chi nạn · Trận Đức Lặc · Quỳ Đông hội chiến · Chiến dịch Mao Lộc Sơn · Vương triều họ Trịnh (Trịnh Kinh giành quyền kế vị, Sự kiện Trịnh Thái, Thanh Hà liên quân công Trịnh, Đông Ninh chi biến) · Thiên giới cấm hải · Minh Trịnh diệt vong · Chu Thuật Quế tuẫn quốc · Người Minh HươngViệt Nam
Sử chuyên môn
Lịch sử · Chánh trị · Quân sự · Ngoại giao · Kinh tể · Văn hóa · Khoa học kĩ thuật · Quân chủ
Chú giải:Màu xanh lá chỉ những sự kiện có liên quan đên các nước phương Tây