Công Nguyên

Công Nguyên (viết tắt là CN) là thuật ngữ được sử dụng để đánh số năm trong Lịch JuliusLịch Gregory. Thuật ngữ này là gốc từ tiếng Latinh thời Trung Cổ, AAD). Từ "Công nguyên" (chữ Hán: 公元) trong Hán Việt được vay mượn từ tiếng Trung.[1] Trong tiếng Trung, "Công nguyên" 公元 là tên gọi tắt của "Công lịch kỷ nguyên" 公曆紀元.[2]

Công Nguyên hay Kỷ nguyên Công lịch tính từ khi Chúa Giêsu được sinh ra. Trước thời điểm Giêsu sinh ra được gọi là Trước Công Nguyên hay "Trước Công lịch kỉ Nguyên" (viết tắt là TCN, cách sử dụng tương ứng ở phương Tây là BC, viết tắt của Before Christ).

Hệ thống TCN và CN được phát minh bởi Dionysius Exiguus của Scythia Minor vào năm 525, nhưng không được sử dụng rộng rãi cho đến sau năm 800.[3][4][5]

Cách ghi này trong lịch Gregorian được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Nó đã trở thành tiêu chuẩn không chính thức trên phạm vi toàn cầu, được áp dụng vì các lợi ích thiết thực trong sử dụng truyền thông quốc tế, vận tải và hội nhập thương mại và được các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc công nhận.[6]

Lịch sử

Dionysius Exiguus sáng chế ra kỷ nguyên Kitô để tính ngày Lễ Phục Sinh

Khái niệm kỷ nguyên Kitô được tu sĩ Dionysius Exiguus đặt ra vào thế kỷ VI khi ông tính lịch cho các ngày lễ Phục Sinh và được dùng với các lịch JuliusGregory. Không có năm 0 trong các lịch này; năm 1 TCN được theo sau bằng năm 1 CN. Các nhà làm sử áp dụng thông lệ này vì nó được dùng lần đầu bởi tu sĩ Beda trong tác phẩm Historia Ecclesiastica Gentis Anglorum (Lịch sử giáo hội của người Anh, 731). Ông không dùng số 0, mặc dù ông đã biết số 0 vào lúc đó, vì việc đếm số cho năm bắt đầu từ 1 chứ không phải 0. Năm 0 trong lịch thiên văn là năm 1 TCN; các năm trước 0 được đánh số âm, như −1 = 2 TCN.

Hầu hết các học giả Kinh Thánh hiện nay cho rằng Dionysius đã tính sai, và rằng trên thực tế Giêsu sinh trong khoảng từ năm 8 TCN tới năm 4 TCN. Dữ kiện muộn nhất liên quan đến sự giáng sinh của Giê-su là cái chết của Herod Đại đế vào năm 4 TCN.

Sau Công Nguyên

Tại Việt Nam, một số người do hiểu lầm CN là chỉ năm Chúa Giê-su ra đời nên họ đã gọi những năm nằm trong Công nguyên là năm "sau Công nguyên". Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu từ năm được cho là năm Chúa Giê-su ra đời, Công nguyên vẫn còn đang tiếp diễn, nó chỉ ngừng lại khi người ta quyết định kết thúc nó. Chừng nào Công nguyên chưa kết thúc thì mọi năm chỉ có thể là nằm trước hoặc trong Công nguyên, không có năm "sau Công nguyên".[7]

Theo cách nghĩ bình thường với kiến thức chung của người Việt Nam, từ " Công Nguyên" được hiểu là mốc (hoặc là số 0), nên họ thường sử dụng giới từ Trước (-) và Sau (+) để định hình câu nói của họ. Ví dụ: sau công nguyên 2 năm là Năm 2+.

Tham khảo

  1. ^ An Chi. Chuyện Đông chuyện Tây, tập 2. Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa. Nhà xuất bản Trẻ. Năm 2006. Trang 319.
  2. ^ 辞海编辑委员会. 《辞海》第六版彩图本, 第一卷. 上海辞书出版社. 上海, năm 2009. ISBN 9787532628599. Trang 723.
  3. ^ Dick Teresi (tháng 7 năm 1997). “Zero”. The Atlantic. Truy cập 15 tháng 11 năm 2019.
  4. ^ Teresi, Dick (tháng 7 năm 1997). “Zero”. The Atlantic.
  5. ^ Blackburn & Holford-Strevens 2003, tr. 778–9.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBlackburnHolford-Strevens2003 (trợ giúp)
  6. ^ Eastman, Allan. “A Month of Sundays”. Date and Time. Bản gốc lưu trữ 6 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2010.
  7. ^ An Chi. Chuyện Đông chuyện Tây, tập 2. Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa. Nhà xuất bản Trẻ. Năm 2006. Trang 321–323.
  • x
  • t
  • s
Khái niệm
chính
Thời gian · Bất diệt · Tranh luận về bất diệt · Vĩnh sinh
Thời gian sâu · Lịch sử · Quá khứ · Hiện tại · Tương lai · Tương lai học
Đo lường
và chuẩn
Phép đo thời gian · UTC · UT · TAI · Giây · Phút · Giờ · Thời gian thiên văn · Thời gian mặt trời · Múi giờ
Đồng hồ · Đồng hồ thiên văn · Lịch sử đồng hồ · Thời gian học · Đồng hồ thiên văn hàng hải · Đồng hồ mặt trời · Đồng hồ nước
Lịch · Ngày · Tuần · Tháng · Năm · Năm chí tuyến · Lịch Gregory · Lịch Hồi giáo · Lịch Julius
Nhuận · Giây nhuận · Năm nhuận
Niên đại học
Niên đại thiên văn học · Kỷ niên · Biên niên sử · Phương pháp xác định niên đại
Niên đại địa chất · Lịch sử địa chất · Phân kỳ · Niên hiệu · Thời gian biểu
Tôn giáo
và thần thoại
Thời mơ mộng · Kāla · Thời luân đát-đặc-la · Tiên tri · Các thần thời gian và vận mệnh · Bánh xe thời gian  · Trường sinh bất tử
Triết học
Chuỗi A và chuỗi B · Lý thuyết B về thời gian · Nhân quả · Thuyết nhẫn nại · Vĩnh cửu luân hồi · Thuyết vĩnh cửu · Sự kiện
Khoa học
vật lý
Thời gian trong vật lý học · Thời không tuyệt đối · Mũi tên thời gian · Tọa độ thời gian
Kỷ nguyên Planck · Thời gian Planck · Thời gian riêng · Không-thời gian · Thuyết tương đối
Thời gian cong · Thời gian cong do hấp dẫn · Miền thời gian · Đối xứng T
Sinh học
Thời sinh học · Nhịp sinh học
Liên quan
  • x
  • t
  • s
Các chủ để chính
Các Kỷ nguyên
Kỷ nguyên lịch
  • Lịch Holocen
  • Ab urbe condita
  • Công Nguyên / Common Era
  • Anno Mundi
  • Byzantine calendar
  • Seleucid era
  • Spanish era
  • Before Present
  • Lịch Hồi giáo
  • Egyptian chronology
  • Sothic cycle
  • Hindu units of time (Yuga)
  • Mesoamerican calendars
    • Mesoamerican Long Count calendar
    • Maya calendar#Short Count
    • Tzolk'in
    • Haab'
Niên hiệu châu Âu
  • Danh sách vua (Canon of Kings)
  • Các vua
  • Limmu
Niên hiệu châu Á
Lịch
Pre-Julian
& Julian
Gregorian
Chiêm tinh
Khác
Niên đại thiên văn
Niên đại địa chất
Các khái niệm
Các tiêu chuẩn
Phương pháp
Các phương pháp
định tuổi
khảo cổ học
Định tuổi
tuyệt đối
Định tuổi
tương đối
  • Fluorine absorption dating
  • Obsidian hydration dating
  • Seriation (archaeology)
  • Stratigraphy (archaeology)
Phương pháp di truyền
Phương pháp ngôn ngữ
  • Glottochronology
Các chủ đề liên quan
  • Chronicle
  • New Chronology (Fomenko)
  • New Earth Time
  • Periodization
  • Synchronoptic view
  • Timeline
  • Năm 0
  • Circa
  • Floruit
  • Terminus post quem
  • Niên đại ASPRO
  • Cổng thông tin Portal:Niên đại học