Binh biến Kerensky – Krasnov

Âm mưu chính biến để đảo ngược Cách mạng Tháng MườiBản mẫu:SHORTDESC:Âm mưu chính biến để đảo ngược Cách mạng Tháng Mười
Binh biến Kerensky – Krasnov
Một phần của Nội chiến Nga
Thời gian8–13 tháng 11 năm 1917 [lịch cũ 26–31 tháng 10]
Địa điểm
Tỉnh Petrograd
Kết quả Đảng Bolshevik chiến thắng
Kerensky thất bại
Tham chiến
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Nga Xô viết Nga Cộng hòa Nga
Chỉ huy và lãnh đạo
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Vladimir Lenin
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Nikolai Krylenko
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Vladimir Antonov-Ovseenko
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Pavel Dybenko
Nga Aleksandr Kerensky
Nga Pyotr Krasnov
Lực lượng
~5.000 lính 700 lính (trong đó có 600 kỵ binh)
12 khẩu pháo
1 xe thiết giáp
  • x
  • t
  • s

Binh biến Kerensky – Krasnov là âm mưu của Aleksandr Kerensky nhằm đảo ngược Cách mạng Tháng Mười và giành lại chính quyền từ tay Đảng Bolshevik mà trước đó đã lật đổ ông ta ở Petrograd. Sự kiện này xảy ra vào giữa ngày 8 và 13 tháng 11 năm 1917 [lịch cũ 26 và 31 tháng 10].

Sau Cách mạng Tháng Mười, Kerensky tẩu thoát khỏi Petrograd, thành phố mà đã thất thủ trước lực lượng Xô viết Petrograd do Đảng Bolshevik lãnh đạo, và nướng náu ở Pskov, sở chỉ huy Phương diện quân Bắc. Tại đây, với sự giúp đỡ của Tướng Pyotr Krasnov, Kerensky đã chiêu mộ thành công 700 lính Cossack hòng tái chiếm thủ đô. Ở Petrograd, những thành phần thù địch Cách mạng Tháng Mười cũng đã mưu toan nổi dậy, dự định phối hợp với kế hoạch tiến quân về thủ đô của Kerensky.

Phe Xô viết nhanh chóng thiết lập phòng tuyến trên các ngọn đồi nằm về phía nam thành phố và đợi chờ cuộc tiến công sắp tới của Kerensky. Đụng độ trên Cao điểm Pulkovo đã kết thúc với cuộc triệt thoái của lực lượng Cossack và sự thất bại của binh biến Junker; Kerensky tháo chạy sau cuộc đàm phán giữa hai bên tham chiến vì ông ta lo sợ bị binh sĩ bán đứng và giao nộp cho phe Xô viết.

Bối cảnh

Tướng Vladimir Cheremisov, tư lệnh Phương diện quân Bắc, là một người thù địch Kerensky và nắm giữ nhiều binh sĩ dưới quyền ủng hộ Bolshevik. Tại Pskov, Cheremisov đã cản trở các nỗ lực chiêu mộ lính của Kerensky.

Sau khi tẩu thoát khỏi Petrograd trong Cách mạng Tháng Mười,[1] Aleksandr Kerensky lên đường tìm kiếm binh lính ủng hộ ông chiếm lại thủ đô và không gặp may cho tới khi dừng chân tại Pskov[2] vào 9 giờ sáng ngày 7 tháng 11 [lịch cũ ngày 25 tháng 10].[3][4][5] Tại thị trấn Gatchina trước đó, Kerensky đã suýt bị bắt bởi binh sĩ đồn trú thân Bolshevik.[3][5]

Pskov bấy giờ là bản doanh của Phương diện quân Bắc dưới quyền Tướng Cheremisov.[3] Tại đây, Kerensky gặp Tướng Pyotr Krasnov, tư lệnh Quân đoàn Kỵ binh 3, người mà trước đó từng tham gia chính biến Kornilov.[1][2][4][6][7][8] Kerensky và Krasnov hiệp thương với nhau, tính đem quân về tái chiếm thủ đô mặc cho sự ngờ vực của chính ủy về lòng trung thành của một số binh sĩ thù Kerensky.[2] Krasnov, vốn là người bảo hoàng và không có thiện cảm với Kerensky, vẫn tin tưởng rằng đông đảo binh sĩ của ông sẽ ủng hộ Kerensky chống lại Đảng Bolshevik.[8]

Tham khảo

  1. ^ a b Wade 2000, tr. 244.
  2. ^ a b c Radkey 1963, tr. 14.
  3. ^ a b c Daniels 1997, tr. 200.
  4. ^ a b Rabinowitch 1978, tr. 305.
  5. ^ a b Chamberlin 1976, tr. 329.
  6. ^ Daniels 1997, tr. 201.
  7. ^ Kenez 1971, tr. 46.
  8. ^ a b Chamberlin 1976, tr. 330.

Thư mục

  • Chamberlin, William Henry (1976). The Russian revolution, 1917-1918: from the overthrow of the czar to the assumption of power by the bolsheviks. New York: Grosset & Dunlap. tr. 511. ISBN 9780448001883.
  • Daniels, Robert Vincent (1997). Red October: the Bolshevik Revolution of 1917. Boston: Beacon Press. tr. 269. ISBN 9780807056455.
  • Kenez, Peter (1971). Civil War in Southern Russia 1918. California: University of California Press. tr. 416. ISBN 9780520017092.
  • Rabinowitch, Alexander (1978). The bolsheviks come to power. The revolution of 1917 in Petrograd. New York: W. W. Norton & Company. tr. 393. ISBN 9780393008937.
  • Radkey, Oliver H. (1963). The sickle under the hammer; The Russian Socialist Revolutionaries in the early months of the Soviet rule. New York: Columbia University Press. tr. 525. OCLC 422729.
  • Wade, Rex A. (2000). The Russian Revolution, 1917 (New Approaches to European History). Cambridge: Cambridge University Press. tr. 337. ISBN 9780521425650.[liên kết hỏng]
  • x
  • t
  • s
Cách mạng và Nội chiến Nga
Sự kiện
Cách mạng
Nội chiến
Tổ chức
Chính đảng
Nhân vật
Đế quốc Nga
Chính phủ lâm thời
Bạch vệ
Bolshevik
Phái Xã hội chủ nghĩa – cách mạng cánh hữu
Phái Xã hội chủ nghĩa – cách mạng cánh tả
  • Yakov Blumkin
  • Boris Kamkov
  • Mark Natanson
  • Maria Spiridonova
  • Alexander Antonov
Phái vô trị chủ nghĩa
Quốc tế