Aichi E13A

E13A
KiểuThủy phi cơ trinh sát
Hãng sản xuấtAichi
Được giới thiệu1941
Khách hàng chínhHải quân Đế quốc Nhật Bản
Hải quân Hoàng gia Thái Lan
Số lượng sản xuất1.418

Chiếc Aichi E13A là một kiểu thủy phi cơ trinh sát tầm xa được Hải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng từ năm 1941 đến năm 1945. Là kiểu thủy phi cơ có số lượng quan trọng nhất trong Hải quân Nhật Bản, nó có khả năng mang một đội bay ba người và tải trọng bom 250 kg. Tên chính thức của Hải quân Nhật Bản dành cho chiếc này là "Thủy phi cơ Trinh sát Kiểu Zero" (零式水上偵察機), trong khi phe Đồng Minh gọi nó theo tên mã là "Jake".

Tại Trung Quốc nó hoạt động từ các tàu sân baytàu tuần dương. Sau đó nó được sử dụng như máy bay do thám trong Trận chiến Trân Châu Cảng và từng đụng độ cùng lực lượng Hải quân Hoa Kỳ trong các Trận chiến Biển San hô và Midway. Nó tiếp tục hoạt động trong suốt cuộc chiến tranh trong các vai trò tuần tra duyên hải, tấn công hàng hải, liên lạc, vận chuyển sĩ quan, giải cứu đắm tàu và các nhiệm vụ khác, cùng với một số phi vụ tấn công cảm tử Thần phong (Kamikaze) trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh.

Có ít nhất một chiếc đã được biết đến khi phục vụ cùng Không lực Hải quân Pháp trong Chiến tranh Đông Dương, trong khi những chiếc khác được tin là đã hoạt động cùng Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Một chiếc bị các lực lượng New Zealand chiếm được và từng được Không quân New Zealand bay trong chiến tranh, nhưng bị chìm và không được sửa chữa sau khi một phao bị rò rỉ nước.

Có tổng cộng 1.418 chiếc được sản xuất, trong đó Watanabe (Kyūshū Hikoki KK) chế tạo 1.237 chiếc[1], Aichi Tokei Denki KK chế tạo 133 chiếc, và Quân xưởng Hải quân thứ 11 chế tạo 48 chiếc.

Các phiên bản

E13A1
Kiểu nguyên mẫu và sản xuất hàng loạt đầu tiên, sau được đổi tên thành Mark 11.
E13A1-K
Phiên bản huấn luyện với bộ điều khiển bay kép.
E13A1a
Phiên bản cải tiến phao nổi và trang bị radio.
E13A1a-S
Phiên bản cải tiến bay đêm.
E13A1b
Như phiên bản E13A1a với radar không đối đất.
E13A1b-S
Phiên bản cải tiến bay đêm.
E13A1c
Phiên bản tấn công tàu nổi, trang bị hai pháo Kiểu 99 Mk 2 20 mm dưới bụng bắn xuống dưới bổ sung cho bom hay mìn sâu.

Các nước sử dụng

 Pháp
  • Không lực Hải quân Pháp sử dụng một chiếc máy bay chiếm được
 Nhật Bản
 New Zealand
  • Không quân Hoàng gia New Zealand sử dụng một chiếc máy bay chiếm được
 Thái Lan
  • Hải quân Hoàng gia Thái Lan

Đặc điểm kỹ thuật (E13A1)

Tham khảo:[1]

Đặc tính chung

  • Đội bay: 03 người[2]
  • Chiều dài: 11,30 m (37 ft 1 in)
  • Sải cánh: 14,50 m (47 ft 7 in)
  • Chiều cao: 4,70 m (15 ft 5 in)
  • Diện tích bề mặt cánh: 36,0 m² (387 ft²)
  • Lực nâng của cánh: 101,1 kg/m² (20,7 lb/ft²)
  • Trọng lượng không tải: 2.642 kg (5.825 lb)
  • Trọng lượng có tải: 3.640 kg (8.025 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 4.000 kg (8.800 lb)
  • Động cơ: 1 x động cơ Mitsubishi Kinsei 43 bố trí hình tròn, công suất 1.080 mã lực (810 kW) mỗi động cơ

Đặc tính bay

  • Tốc độ lớn nhất: 375 km/h (234 mph)
  • Tầm bay tối đa: 2.100 km (1.300 mi)
  • Trần bay: 8.700 m (28.500 ft)
  • Tốc độ lên cao: 8,2 m/s (1.610 ft/min)

Vũ khí

  • 1 x súng máy Kiểu 92 7,7 mm (0,303 inch) di động bắn ra phía sau dành cho quan sát viên
  • 250 kg (550 lb) bom

Tham khảo

  1. ^ a b Francillon 1979, p. 281.
  2. ^ Francillon 1979, p. 277, 280.
  • Francillon, René J. Japanese Aircraft of the Pacific War. London: Putnam & Company Ltd., 1970 (2nd edition 1979). ISBN 0-370-30251-6. Pages 277-281.
  • Green, William. Warplanes of the Second World War, Volume Six: Floatplanes. London: Macdonald & Co.(Publishers) Ltd., 1962. Pages 114-115.

Liên kết ngoài

  • AirToAirCombat.com: Aichi E13A Jake Lưu trữ 2007-06-14 tại Wayback Machine

Nội dung liên quan

Máy bay tương tự

Trình tự thiết kế

E10A/E10K - E11A/E11K - E12A/E12K/E12N - E13A/E13K - E14W/E14Y - E15K - E16A

Danh sách liên quan

  • x
  • t
  • s
Máy bay do hãng Aichi Kokuki chế tạo
Định danh của hãng

AB-1 • AB-2 • AB-3 • AB-4 • AB-5 • AB-6 • AB-7 • AB-8 • AB-9 • AB-10 • AB-11 • AB-12 • AB-13 • AB-14

AM-7 • AM-10 • AM-15 • AM-16 • AM-17 • AM-19 • AM-21 • AM-22 • AM-23 • AM-24

Định danh ngắn của
Hải quân Đế quốc Nhật Bản

B7A

C4A

D1A • D3A

E3A • E8A • E10A • E11A • E13A • E16A

F1A

H9A

M6A

S1A

Tên mã quân Đồng minh
đặt trong Thế chiến II

Grace • Hank • Jake • Laura • Paul • Susie • Val

  • x
  • t
  • s
E1Y  • E2N  • E3A  • E4N  • E5K/E5Y  • E6Y  • E7K  • E8A/E8N  • E9W  • E10A/E10K  • E11A/E11K  • E12A/E12N  • E13A/E13K  • E14Y  • E15K  • E16A
  • x
  • t
  • s
Máy bay trong
biên chế Nhật Bản

Abdul • Alf • Ann • Babs • Baka • Belle • Betty • Bob • Buzzard • Cedar • Cherry • Clara • Claude • Cypress • Dave • Dick • Dinah • Dot • Edna • Emily • Eva • Eve • Frances • Frank • Gander • George • Glen • Goose • Grace • Gwen • Hamp • Hank • Hap • Helen • Hickory • Ida (Tachikawa Ki-36) • Ida (Tachikawa Ki-55) • Irving • Jack • Jake • Jane • Jean • Jerry • Jill • Jim • Judy • Kate • Kate 61 • Laura • Lily • Liz • Lorna • Loise • Louise • Luke • Mabel • Mary • Mavis • Myrt • Nate • Nell • Nick • Norm • Oak • Oscar • Pat • Patsy • Paul • Peggy • Perry • Pete • Pine • Rex • Rita • Rob • Rufe • Ruth • Sally • Sally III • Sam • Sandy • Slim • Sonia • Spruce • Stella • Steve • Susie • Tabby • Tess • Thalia • Thelma • Theresa • Thora • Tina • Tillie • Toby • Tojo • Tony • Topsy • Val • Willow • Zeke • Zeke 32

Các máy bay không tồn tại
được cho thuộc biên chế Nhật Bản

Adam • Ben • Doris • Gus • Harry • Ione • Joe • Joyce • Julia • June • Norma • Omar • Ray

Máy bay nước ngoài bị
nhầm tưởng thuộc biên chế Nhật Bản

Bess (Heinkel He 111) • Doc (Messerschmitt Bf 110) • Fred (Focke Wulf Fw 190A-5) • Irene (Junkers Ju 87A) • Janice (Junkers Ju 88A-5) • Mike (Messerschmitt Bf 109E) • Millie (Vultee V-11GB) • Trixie (Junkers Ju 52/3m) • Trudy (Focke Wulf Fw 200 Kondor)