Đảo Sơn Ca

Thực thể địa lý tranh chấp
Đảo Sơn Ca
Ảnh vệ tinh chụp đảo rạn san hô đảo Sơn Ca (tháng 11 năm 2022)
Địa lý
Vị trí của đảo Sơn Ca.
Vị trí của đảo Sơn Ca.
đảo Sơn Ca
Vị tríBiển Đông
Tọa độ10°22′30″B 114°28′48″Đ / 10,375°B 114,48°Đ / 10.37500; 114.48000 (đảo Sơn Ca)
Diện tích0.39 km2 (đất nổi)
Chiều dài950 m
Chiều rộng500 m
Quản lý
Quốc gia quản lý Việt Nam
TỉnhKhánh Hòa
HuyệnTrường Sa
Sinh Tồn
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Sơn Ca (tiếng Anh: Sand Cay; tiếng Filipino: Bailan; tiếng Trung: 敦謙沙洲; bính âm: Dūnqiān shāzhōu, Hán-Việt: Đôn Khiêm sa châu) là một đảo cát nhỏ thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Đảo này nằm cách đảo Ba Bìnhcảng Cam Ranh lần lượt là 6,6 hải lý (12,2 km) và 331 hải lý (613 km) về phía đông.

Đảo Sơn Ca là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Hiện Việt Nam đang kiểm soát đảo này như một phần của xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa[1] (xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa được thành lập năm 2007 trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận).[2]

Đặc điểm

Ảnh vệ tinh chụp đảo Sơn Ca năm 2020 (NASA)

Tọa độ địa lí ghi trên bia chủ quyền là 10°22′42″B 114°28′33″Đ / 10,37833°B 114,47583°Đ / 10.37833; 114.47583. Đảo có hình bầu dục, nằm theo trục tây bắc-đông nam với địa hình nhô cao ở giữa và thoải dần về thềm san hô bao quanh. Thềm san hô của đảo rộng khoảng 1 km2.[3] Đảo dài khoảng 440 m, rộng khoảng 160 m, đạt độ cao từ 3,5 đến 3,8 m khi thủy triều xuống thấp nhất. Thủy triều nơi đây tuân theo chế độ nhật triều.

Theo viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), Việt Nam đã bồi đắp thêm 3.9 hectare cho đảo Sơn Ca[4][5]. Theo như hình ảnh vệ tinh LandsatLook thì vào năm 2020, diện tích đất nổi của đảo là 6 ha.

Từ tháng 10 năm 2021, Việt Nam bắt đầu tiến hành đợt bồi đắp mới ở đảo Sơn Ca, Nam YếtPhan Vinh[6]. Theo AMTI thì tính đến tháng 11 năm 2023, đảo Sơn Ca được bồi đắp thêm khoảng 33 ha[7], đưa diện tích tổng cộng của đảo này lên đến 39 ha.

Hải đăng Sơn Ca
Hải đăng Sơn Ca trên bản đồ Biển Đông
Hải đăng Sơn Ca
Hải đăng Sơn Ca
Tọa độ 10°22′26,2″B 114°28′53,1″Đ / 10,36667°B 114,46667°Đ / 10.36667; 114.46667 (Hải đăng Sơn Ca)
Năm khởi xây 6 tháng 11 năm 2009 (2009-11-06)
Vật liệu xây thân bê-tông
Màu / dấu hiệu Vàng Đỏ Vàng
Chiều cao công trình (tính đến đế) Tháp đèn: 28 m
Tâm sáng: 25,5 m
Nguồn sáng Đèn chính: VMS.RB220
Đèn phụ: MSCI.MB300
Tầm chiếu sáng Ngày: 15 hải lý
Đêm: 15 hải lý
Đặc tính ánh sáng Ánh sáng trắng
Chớp nhóm 2, chu kỳ 10s

Cơ sở hạ tầng

Trên đảo có Hải đăng Sơn Ca cao 28 m được xây dựng vào năm 2009.[8] Ngoài ra trên đảo có hệ thống điện gió, một bệnh xá và một sân đỗ trực thăng.

Đảo có công viên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổng diện tích hơn 400m2[9].

Trên đảo có một cơ sở phật giáo là chùa Sơn Linh, được xây dựng và hoàn thành cuối năm 2014.[10]

Môi trường

Đảo Sơn Ca không có nguồn nước ngọt tự nhiên. Đất đai trên đảo là cát san hô phủ một lớp mùn mỏng lẫn phân chim nên màu mỡ hơn các đảo khác. Thảm thực vật tại đây đa dạng và xanh tốt với trên 3.000 cây lâu năm trong đó có nhiều cây có tuổi đời trên 60 năm. Các loài thực vật trên đảo bao gồm dừa, bàng vuông, muống biển, phi lao, sồi và một số loài cỏ thân mềm có nguồn gốc tự nhiên hoặc do con người mang từ đất liền ra. Một vài loài cây ăn quả như bưởi, mít, na, ổithanh long cũng đang được trồng mới.[11]

Vùng biển xung quanh đảo có nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như cá chim, cá mú, cá ngừ, cá thu cùng các loài ốchải sâm. Chim chóc cũng thường ghé thăm đảo này. Khí hậu của đảo mang đặc trưng của khu vực Trường Sa với mùa hè mát và mùa đông ấm; mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5 còn mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Nhiều tàu thuyền từ ven biển Việt Nam và các nước trong vùng đến đánh bắt, khai thác và chế biến hải sản trong mùa khô khi thời tiết thuận lợi.

Lịch sử

Sau khi quần đảo Hoàng Sa thất thủ thì vào ngày 30 tháng 1 năm 1974, chính quyền Việt Nam cộng hòa tiến hành chiến dịch Trần Hưng Đạo 48 đưa quân ra đồn trú và tăng cường phòng thủ các đảo ở quần đảo Trường Sa. đưa lực lượng ra đóng ở năm đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Trước đó thì Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã đồn trú ở đảo Nam Yết từ tháng 8 năm 1973. Sau khi đưa quân đổ bộ lên đảo Song Tử Tây vào ngày 1 tháng 2 năm 1974 thì đội tàu gồm hộ tống hạm Đống Đa HQ 07 và hải vận hạm Tiền Giang HQ 405 do đại tá Nguyễn Văn May chỉ huy tiếp tục đổ bộ đóng giữ đảo Sơn Ca vào ngày 2 tháng 2 năm 1974.

Sau khi Hải quân nhân dân Việt Nam giành quyền kiểm soát đảo Song Tử Tây (14 tháng 4 năm 1975), lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa tăng cường phòng thủ đảo Nam Yết, nơi đặt trung tâm chỉ huy của họ ở quần đảo Trường Sa.[12] Đêm 24 rạng sáng 25 năm 4 năm 1975, lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam gồm 2 tàu 673 và 641 đi từ đảo Song Tử Tây do thiếu úy Đỗ Viết Cường đã đổ bộ bí mật, bất ngờ nổ súng đánh chiếm và làm chủ hoàn toàn đảo Sơn Ca.[12]

Chú thích

  1. ^ Theo liệt kê trong Phụ lục I của Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ CHXHCNVN về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
  2. ^ Nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11 Tháng 4 năm 2007 của Chính phủ CHXHCNVN về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm; điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Cam Lâm, Trường Sa và mở rộng phường Cam Nghĩa thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
  3. ^ “Sand Cay”. cil.nus.edu.sg. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ “VN phản đối TQ về 'xây dựng trên biển'”. BBC News Tiếng Việt. 8 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ “Sand Cay”. Asia Maritime Transparency Initiative (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ “Castles Made of Sand: Vietnam's Spratly Upgrades”. Asia Maritime Transparency Initiative (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2022.
  7. ^ “Vietnam Ramps Up Spratly Island Dredging”. Asia Maritime Transparency Initiative (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2023.
  8. ^ “Hải đăng Sơn Ca”. VMS-South. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2022.
  9. ^ “Ấm áp công viên Đại tướng Võ Nguyên Giáp giữa trùng khơi đảo Sơn Ca”. Thanh Niên. 30 tháng 1 năm 2018.
  10. ^ “Chùa Sơn Linh nơi đảo xa”. Antv. 14 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022.
  11. ^ “Sơn Ca Xanh”. Báo điện tử Tiền Phong. 27 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2022.
  12. ^ a b “Giải phóng Trường Sa, quyết định lịch sử, một khoảnh khắc lịch sử”. Nhân Dân. 3 tháng 12 năm 2014.

Tham khảo chung

  • Cao Văn Quý (chủ biên), Đảo Sơn Ca xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 1975-2007, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, 2007.
  • Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Khu vực Thềm lục địa phía Nam (DK1). Cục Chính trị (Bộ Tư lệnh Hải quân), 2011.
  • x
  • t
  • s
Danh sách các "đảo" (đảo san hô/cồn cát), "đá" (rạn san hô nửa nổi nửa chìm/ngầm) và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa
Thứ tự các cụm đảo tính từ bắc xuống nam (tên gọi theo tiếng Việt)
Việt Nam
chiếm đóng
Philippines
chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Đông
Cụm Thị Tứ: Đảo Thị Tứ
Cụm Loại Ta: Đảo Bến Lạc  • Đảo Loại Ta  • Đảo Loại Ta Tây
Cụm Thám Hiểm: Đá Công Đo
Cụm Bình Nguyên: Đảo Bình Nguyên  • Đảo Vĩnh Viễn  • Bãi Cỏ Mây

Trung Quốc
chiếm đóng
Đài Loan
chiếm đóng
Malaysia
chiếm đóng
Chưa có
nước nào
chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đá Bắc  • Bãi Đinh Ba  • Bãi Núi Cầu
Cụm Thị Tứ: Đá Cái Vung  • Đá Hoài Ân  • Đá Trâm Đức  • Đá Tri Lễ  • Đá Vĩnh Hảo
Cụm Loại Ta: Đá An Lão  • Đá An Nhơn  • Đá An Nhơn Bắc  • Đá An Nhơn Nam  • Đá Sa Huỳnh  • Đá Tân Châu  • Đá Cá Nhám  • Bãi Đường  • Bãi Loại Ta Nam
Cụm Nam Yết: Đá Đền Cây Cỏ  • Đá Én Đất  • Đá Lạc  • Bãi Bàn Than  • Đá Nhỏ
Cụm Sinh Tồn: Đá An Bình  • Đá Ba Đầu  • Đá Bãi Khung  • Đá Bia  • Đá Bình Khê  • Đá Bình Sơn  • Đá Đức Hòa  • Đá Ken Nan  • Đá Nghĩa Hành  • Đá Nhạn Gia  • Đá Ninh Hòa  • Đá Phúc Sĩ  • Đá Sơn Hà  • Đá Tam Trung  • Đá Trà Khúc  • Đá Văn Nguyên  • Đá Vị Khê  • Bãi Fancy Wreck  • Đá Cornwallis
Cụm Trường Sa: Đá Núi Cô  • Đá Núi Mon  • Đá Núi Trời  • Bãi ngầm Chim Biển  • Bãi ngầm Mỹ Hải  • Bãi ngầm Nguyệt Sương/Xương • Bãi ngầm Stag  • Bãi Đăng Quang
Cụm Thám Hiểm: Đá Suối Cát  • Đá Sác Lốt  • Đá Louisa  • Đá Thanh Kỳ  • Đá Vĩnh Tường  • Bãi Phù Mỹ  • Bãi Trăng Khuyết  • Bãi ngầm Khánh Hội  • Bãi ngầm Ngũ Phụng  • Bãi ngầm Tam Thanh
Cụm Bình Nguyên: Bãi Tổ Muỗi  • Bãi Cỏ Rong  • Đá Đồng Thạnh  • Cụm/Bãi Đá Bắc (Đá Cỏ My  • Đá Gò Già  • Đá Vĩnh Hợp)  • Đá Long Hải  • Đá Lục Giang  • Cụm/Bãi Hải Sâm (Đá Định Tường  • Đá Hoa  • Đá Hội Đức  • Đá Ninh Cơ  • Đá Triêm Đức)  • Cụm Hồ Tràm (Đá Ba Cờ  • Đá Hợp Kim  • Đá Khúc Giác  • Đá Mỏ Vịt  • Đá Trung Lễ)  • Cụm bãi cạn Nam (Đá Chà Và  • Bãi Hải Yến • Đá Tây Nam)  • Bãi Đồ Bàn  • Bãi Đồng Giữa  • Bãi Thạch Sa  • Bãi Vĩnh Tuy  • Bãi Hữu Độ  • Bãi Rạch Vang  • Bãi Ôn Thuỷ  • Bãi Na Khoai  • Bãi Rạch Lấp  • Bãi Đồng Cam  • Đá Phật Tự  • Đá Long Điền  • Đá Bồ Đề  • Bãi Cái Mép  • Đá Suối Ngọc  • Bãi Suối Ngà  • Bãi Đồi Mồi  • Bãi Sa Bin

  • Biển Đông
  • Quần đảo Hoàng Sa
  • Quần đảo Trường Sa


Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề địa lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s