Bãi Thuyền Chài

Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Thuyền Chài
Tên khác: Bãi Thuyền Chài
Ảnh vệ tinh của đá Thuyền Chài (tháng 9 năm 2022)
Địa lý
Vị trí của đá Thuyền Chài
Vị trí của đá Thuyền Chài
Thuyền Chài
Vị tríBiển Đông
Tọa độ8°10′B 113°18′Đ / 8,167°B 113,3°Đ / 8.167; 113.300 (đá Thuyền Chài)
Tổng số đảo6
Diện tích1,72 km2 (đất bồi đắp)
Quản lý
Quốc gia quản lý Việt Nam
TỉnhKhánh Hòa
HuyệnTrường Sa
Thị trấnTrường Sa
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Malaysia

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc
Quốc gia
 Việt Nam

Đá Thuyền Chài[1] hay bãi Thuyền Chài (tiếng Anh: Barque Canada Reef; tiếng Filipino: Magsaysay; tiếng Mã Lai: Terumbu Perahu; tiếng Trung: 柏礁; bính âm: Bǎi jiāo, Hán-Việt: Bách tiêu) là một rạn san hô vòng thuộc cụm An Bang (cụm Thám Hiểm) của quần đảo Trường Sa.

Đá Thuyền Chài là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, PhilippinesTrung Quốc. Hiện Việt Nam đang kiểm soát thực thể địa lý này và quy thuộc nó vào địa phận thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.[2]

Đặc điểm

Địa lý

Thực thể này nằm theo trục đông bắc-tây nam, dài khoảng 15,8 hải lý (29,3 km) và rộng tối đa 1,9 hải lý (3,5 km). Tại góc tây nam của đá có một hòn đá nổi cao khỏi mặt biển với tên gọi là đá Hà Tần (Lizzie Webber Reef). Dọc theo một phần ba của chiều dài rạn vòng tính từ đầu đông bắc xuống tây nam, có nhiều hòn đá riêng lẻ nhô lên khỏi mặt nước. Vụng biển bên trong vành san hô dài khoảng 13 km và rộng trung bình 2 km, ở đó có ba bãi cát nhỏ khi thủy triều xuống thì cao hơn mặt nước khoảng 0,5 m, khi thuỷ triều lên thì các bãi cát này đều bị ngập sâu 1 mét.[3] Diện tích của nền san hô của bãi này là khoảng 49,5 km2 và của vụng biển là 16.9 km2[4].

Công trình nhân tạo

Việt Nam đã xây dựng các nhà sáu cạnh kiên cố tại 3 điểm trên đá Thuyền Chài và nâng cấp các công trình quân sự mới. Tại mỗi điểm có 2 nhà được nối với nhau bằng cầu, trong đó 1 nhà phục vụ ngư dân[5]. Các điểm này được đặt tên là Đảo Thuyền Chài A, B, C, có tọa độ địa lý là (trong ngoặc là tọa độ ghi trên bia chủ quyền):

  • Đảo Thuyền Chài A (ở giữa Đá Thuyền Chài): 8°9′13″B 113°16′59″Đ / 8,15361°B 113,28306°Đ / 8.15361; 113.28306 (8°10′0″B 113°18′0″Đ / 8,16667°B 113,3°Đ / 8.16667; 113.30000)
  • Đảo Thuyền Chài B (ở phía Nam đá Thuyền Chài): 8°4′34″B 113°13′37″Đ / 8,07611°B 113,22694°Đ / 8.07611; 113.22694
  • Đảo Thuyền Chài C (ở phía Bắc đá Thuyền Chài): 8°16′11″B 113°21′18″Đ / 8,26972°B 113,355°Đ / 8.26972; 113.35500

Các nhà văn hóa đa năng được khởi công xây dựng tại Đảo Thuyền Chài A vào năm 2021[6] và Đảo Thuyền Chài B vào năm 2022[7].

Từ tháng 11 năm 2021, Việt Nam bắt đầu tiến hành bồi đắp nạo vét ở bãi Thuyền Chài.[8][9] Theo ảnh chụp vệ tinh Sentinel-2 (ESA) thì tính đến tháng 3 năm 2024, Việt Nam đã bồi đắp trên thềm san hô phía tây một đảo nhân tạo dài khoảng 2,5 km rộng 650 m với diện tích khoảng khoảng 1.65 km2, cùng với hai bãi bồi nhỏ hơn có diện tích lần lượt khoảng 6 ha và 1 ha ở hai bên luồng vào vụng biển ở thềm san hồ phía đông.

Lịch sử

Tên hàng hải quốc tế của bãi Thuyền Chài là Barque Canada Reef, được đặt theo tên thuyền buồm Canada của Anh, bị đắm ngày 24 tháng 12 năm 1864 gần đá Hà Tần.[10]

Tháng 4 năm 1978, tàu HQ-501 của Hải quân Việt Nam đưa 1 phân đội của Trung đoàn 146 ra đóng giữ bãi Thuyền Chài. Do điều kiện vật chất thiếu thốn, đến tháng 5 năm 1978, phân đội này rút về đất liền.

Trong bối cảnh một số nước tìm cách kiểm soát đá Thuyền Chài, sáng ngày 5 tháng 3 năm 1987, Việt Nam bí mật cho một lực lượng của Lữ đoàn 146 Hải quân ra chiếm giữ; đá Thuyền Chài trở thành đá ngầm đầu tiên mà Việt Nam đóng quân ở quần đảo Trường Sa.[11]

Quý 2 năm 1987, Trung đoàn 83 Công binh Hải quân xây xong một số công trình trên đá; trong thời gian này, Malaysia liên tục cho máy bay do thám hoạt động của Việt Nam.[12]

Trong văn học - nghệ thuật

Nhà thơ Việt Nam Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ "Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài" nhân dịp ra thăm rạn vòng này vào tháng 7 năm 1978:

Lều bạt chung chiêng giữa nước giữa trời
Đến một cái gai cũng không sống được
Sớm mở mắt, nắng lùa ngun ngút
Đêm trong lều như trôi trong mây...
(...)
Đảo tự giấu mình trong màu nước lam xanh
Cái giọt máu thiêng dưới ngầu ngầu bọt sóng
Tổ quốc ơi! Tiếng chúng tôi kêu lên mà mắt chúng tôi nhìn xuống
Bóng chúng tôi trùm khắp đảo Thuyền Chài...

— Trần Đăng Khoa

Ghi chú

  • Thị trấn Trường Sa thuộc huyện Trường Sa được thành lập năm 2007 trên cơ sở đảo Trường Sa và các đảo, đá, bãi phụ cận.[13]

Tham khảo

  1. ^ Bản đồ Hành chính Việt Nam (tỉ lệ xích 1:2.200.000). Nhà Xuất bản Bản đồ (2008).
  2. ^ Theo liệt kê trong Phụ lục II của Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ CHXHCNVN về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
  3. ^ Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía nam (DK1). Cục Chính trị (Bộ Tư lệnh Hải quân (Việt Nam)). 2011.
  4. ^ “柏礁”. Baidu.hk.
  5. ^ “Đảo Thuyền Chài”. hanoimoi.com.vn. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ “Đoàn công tác TP Hà Nội thăm, động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1”. Cổng Giao tiếp điện tử Thành Phố Hà Nội - hanoi.gov.vn. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ 'Góp đá xây Trường Sa': Xây dựng nhà văn hóa đa năng trên đảo Thuyền Chài B”. Nhịp sống hôm nay | Truyền hình cáp SCTV. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2022.
  8. ^ “Trung Quốc nói Việt Nam tiếp tục bồi đắp thêm 120 ha ở Trường Sa”. Nguoi Viet Online. 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
  9. ^ “Vietnam's Major Spratly Expansion”. Asia Maritime Transparency Initiative (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022.
  10. ^ Hydrographic Office - United States (1915). Asiatic Pilot, Vol 5. tr. 379.
  11. ^ Mai Thanh Hải (ngày 26 tháng 4 năm 2015). “Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 4: Đau đáu Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma”. Thanh Niên Online. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  12. ^ Mai Thanh Hải (ngày 23 tháng 10 năm 2014). “Giữ Trường Sa trước tham vọng bá quyền - Kỳ 3: An Bang, Thuyền Chài giữa vòng vây”. Thanh Niên Online. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  13. ^ Nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ CHXHCNVN về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm; điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Cam Lâm, Trường Sa và mở rộng phường Cam Nghĩa thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Liên kết ngoài

  • Barque Canada Reef - Asia Maritime Transparency Initiative
  • x
  • t
  • s
Danh sách các "đảo" (đảo san hô/cồn cát), "đá" (rạn san hô nửa nổi nửa chìm/ngầm) và bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa
Thứ tự các cụm đảo tính từ bắc xuống nam (tên gọi theo tiếng Việt)
Việt Nam
chiếm đóng
Philippines
chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đảo Song Tử Đông
Cụm Thị Tứ: Đảo Thị Tứ
Cụm Loại Ta: Đảo Bến Lạc  • Đảo Loại Ta  • Đảo Loại Ta Tây
Cụm Thám Hiểm: Đá Công Đo
Cụm Bình Nguyên: Đảo Bình Nguyên  • Đảo Vĩnh Viễn  • Bãi Cỏ Mây

Trung Quốc
chiếm đóng
Đài Loan
chiếm đóng
Malaysia
chiếm đóng
Chưa có
nước nào
chiếm đóng

Cụm Song Tử: Đá Bắc  • Bãi Đinh Ba  • Bãi Núi Cầu
Cụm Thị Tứ: Đá Cái Vung  • Đá Hoài Ân  • Đá Trâm Đức  • Đá Tri Lễ  • Đá Vĩnh Hảo
Cụm Loại Ta: Đá An Lão  • Đá An Nhơn  • Đá An Nhơn Bắc  • Đá An Nhơn Nam  • Đá Sa Huỳnh  • Đá Tân Châu  • Đá Cá Nhám  • Bãi Đường  • Bãi Loại Ta Nam
Cụm Nam Yết: Đá Đền Cây Cỏ  • Đá Én Đất  • Đá Lạc  • Bãi Bàn Than  • Đá Nhỏ
Cụm Sinh Tồn: Đá An Bình  • Đá Ba Đầu  • Đá Bãi Khung  • Đá Bia  • Đá Bình Khê  • Đá Bình Sơn  • Đá Đức Hòa  • Đá Ken Nan  • Đá Nghĩa Hành  • Đá Nhạn Gia  • Đá Ninh Hòa  • Đá Phúc Sĩ  • Đá Sơn Hà  • Đá Tam Trung  • Đá Trà Khúc  • Đá Văn Nguyên  • Đá Vị Khê  • Bãi Fancy Wreck  • Đá Cornwallis
Cụm Trường Sa: Đá Núi Cô  • Đá Núi Mon  • Đá Núi Trời  • Bãi ngầm Chim Biển  • Bãi ngầm Mỹ Hải  • Bãi ngầm Nguyệt Sương/Xương • Bãi ngầm Stag  • Bãi Đăng Quang
Cụm Thám Hiểm: Đá Suối Cát  • Đá Sác Lốt  • Đá Louisa  • Đá Thanh Kỳ  • Đá Vĩnh Tường  • Bãi Phù Mỹ  • Bãi Trăng Khuyết  • Bãi ngầm Khánh Hội  • Bãi ngầm Ngũ Phụng  • Bãi ngầm Tam Thanh
Cụm Bình Nguyên: Bãi Tổ Muỗi  • Bãi Cỏ Rong  • Đá Đồng Thạnh  • Cụm/Bãi Đá Bắc (Đá Cỏ My  • Đá Gò Già  • Đá Vĩnh Hợp)  • Đá Long Hải  • Đá Lục Giang  • Cụm/Bãi Hải Sâm (Đá Định Tường  • Đá Hoa  • Đá Hội Đức  • Đá Ninh Cơ  • Đá Triêm Đức)  • Cụm Hồ Tràm (Đá Ba Cờ  • Đá Hợp Kim  • Đá Khúc Giác  • Đá Mỏ Vịt  • Đá Trung Lễ)  • Cụm bãi cạn Nam (Đá Chà Và  • Bãi Hải Yến • Đá Tây Nam)  • Bãi Đồ Bàn  • Bãi Đồng Giữa  • Bãi Thạch Sa  • Bãi Vĩnh Tuy  • Bãi Hữu Độ  • Bãi Rạch Vang  • Bãi Ôn Thuỷ  • Bãi Na Khoai  • Bãi Rạch Lấp  • Bãi Đồng Cam  • Đá Phật Tự  • Đá Long Điền  • Đá Bồ Đề  • Bãi Cái Mép  • Đá Suối Ngọc  • Bãi Suối Ngà  • Bãi Đồi Mồi  • Bãi Sa Bin

  • Biển Đông
  • Quần đảo Hoàng Sa
  • Quần đảo Trường Sa


Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề địa lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s