Đá núi lửa

Ignimbrit là một dạng trầm tích của dòng mảnh vụn.

Đá núi lửa (hay đá mácma phun trào) là một loại đá được hình thành khu mác ma phun ra từ núi lửa. Trong địa chất các đá núi lửa và các đá xâm nhập nông không phải lúc nào cũng được xem là riêng biệt.

Đá núi lửa là một trong nhóm đá phổ biến nhất trên bề mặt Trái Đất, đặc biệt là trong các đại dương. Trên cạn, chúng rất phổ biến ở các ranh giới mảng và các tỉnh bazan lớn.

Kiến trúc

Ảnh chụp mảnh đá núi lửa; ảnh trên là soi dưới ánh sáng phân cực, ảnh dưới là ánh sáng phân cực ngang, tỉ lệ tại têm trái là 0,25 mm.

Các đá núi lửa thường có kiến trúc hạt mịn hoặc ẩn tinh đến thủy tinh.[1] Chúng thường chứa các thể tù của các đá khác và ban tinh. Ban tinh là các tinh thể lớn hơn so với khối nền và có thể được nhận dạng bằng mắt thường.

Đá núi lửa thường có cấu tạo bọt do các lỗ trống để lại khi chúng nguội lạnh. Pumice (đá bọt) là một loại đá có độ lỗ rỗng rất lớn được tạo ra trong các vụ phun nổ.

Xem thêm

  • Đá xâm nhập

Tham khảo

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2014.
  • x
  • t
  • s
Đá mácma theo thành phần
KiểuUltramafic
< 45% SiO2
Mafic
45-52% SiO2
Trung tính
52-63% SiO2
Trung tính-Felsic
63-69% SiO2
Felsic
>69 % SiO2

Đá núi lửa:
Đá xâm nhập nông - Thể tường và thể bảng:
Đá xâm nhập sâu:

Bazan picrit

Peridotit

Bazan
Diabaz (Dolerit)
Gabro

Andesit
Microdiorit
Diorit

Dacit
Microgranodiorit
Granodiorit


Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s