Wepwawet

Wepwawet
Wepwawet trao vương trượng cho Seti I (ảnh chụp tại lăng mộ của Seti I)
Tên bằng chữ tượng hình
wpN31
t Z2ss
E18
Thờ phụng chủ yếuAsyut
Biểu tượngChó sói, cung tên
Một phần của loạt bài
Tôn giáo Ai Cập cổ đại
Mắt của Horus
Đức tin
Ogdoad
  • Amun
  • Amunet
  • Hauhet
  • Heh
  • Kauket
  • Kek
  • Naunet
  • Nu
Ennead
  • Atum
  • Geb
  • Isis
  • Nephthys
  • Nut
  • Osiris
  • Seth
  • Shu
  • Tefnut
Biểu tượng
Văn tự
  • Amduat
  • Sách về Cái chết
  • Sách về Cánh cổng
  • Sách về Hang động
  • Sách về Hơi thở
  • Sách về Trái Đất
 Cổng thông tin Ai Cập cổ đại
  • x
  • t
  • s

Wepwawet (Upuaut, Wep-wawetOphois) là một vị thần sói của Ai Cập cổ đại mà sự thờ phụng bắt nguồn từ Asyut, Thượng Ai Cập. Ông thường bị nhầm lẫn với thần đầu chó rừng Anubis. Các bức vẽ trên Kim tự tháp cho thấy Anubis có cái đầu màu đen, trong khi Wepwawet có cái đầu màu xám (hoặc trắng).

Ông được miêu tả là một người đàn ông với cái đầu sói hay một con chó sói, mặc trang phục một người lính, và mang theo một cái cung[1].

Thần thoại

Wepwawet nghĩa là "Người mở đường". Trong "Sách chết" và "Cái gì diễn ra dưới âm phủ" (Amduat), ông là người hộ tống những linh hồn sang thế giới bên kia và bảo vệ họ trong suốt cuộc hành trình nguy hiểm đó. Wepwawet cũng là một vị thần chiến tranh[1]. Ông là người chỉ huy cho quân đội, là người "mở đường" để lính tiến quân[1]. Một dòng chữ ở bán đảo Sinai nói rằng Wepwawet đã "mở đường" cho chiến thắng của pharaoh Sekhemkhet[2].

Theo một số truyền thuyết, Wepwawet mới chính là người tạo ra "Lễ mở miệng người chết", chứ không phải Anubis hay Ptah[1]. Ông còn là vị thần của những nghi thức tang lễ khác, về sau công việc này là của Anubis. Ông cũng thường đi cùng các pharaoh trong những cuộc săn bắn, và được gọi là "Người mà mũi tên sắc bén hơn các thần khác"[1]. Trong các văn tự về sau, Wepwawet được gọi là "Ra ", "người mở" cánh cổng bầu trời[2].

Wepwawet là biểu tượng trưng của sự thống nhất Ai Cập. Trong các cuộc diễu hành, ông thường được kết hợp với con bò thiêng Apis (đại diện cho Hạ Ai Cập). Ông được cho là sinh tại ngôi đền của nữ thần Wadjet ở Buto (ở Thượng Ai Cập)[1].

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f “Ancient Egypt Online: Wepwawet”.
  2. ^ a b Pat Remler, Egyptian Mythology A to Z: A Young Readers Companion, Facts on File Inc., 2000. tr. 170 
  • x
  • t
  • s
Đức tin



Tập quán
Thần thánh
Ogdoad
Ennead
Biểu tượng
Văn tự
  • Amduat
  • Sách về Cái chết
  • Sách về Cánh cổng
  • Sách về Hang động
  • Sách về Hơi thở
  • Sách về Trái Đất
  •  Cổng thông tin Ai Cập cổ đại


Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Ai Cập học hoặc Ai Cập cổ đại này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s