Vương quốc Nam Tư

Vương quốc của người Serb, Croat và Slovene (1918–1929)
Vương quốc Nam Tư (1929–1945)
Tên bản ngữ
  • Kraljevina Srba, Hrvata i Slovenaca
    Kraljevina Jugoslavija
1918–1941
Quốc huy Nam Tư
Quốc huy

Tiêu ngữ"Jedan narod, jedan kralj, jedna država"  (Latin)
Један народ, један краљ, једна држава  (Kirin)
"Một nhà nước, một vị vua, một quốc gia"

Quốc caQuốc ca Vương quốc Nam Tư
Vị trí và lãnh thổ của Vương quốc Nam Tư ở châu Âu trong những năm 1930
Tổng quan
Thủ đô
và thành phố lớn nhất
Belgrade
Ngôn ngữ thông dụngNgôn ngữ chính thức:
Serbia-Croatia - Slovene[1]a
Chính trị
Chính phủQuân chủ lập hiến (1918–1929, 1934–1945)
Quân chủ chuyên chế (1929–1934)
Vua 
• 1918–1921
Petar I
• 1921–1934
Aleksandar I
• 1934–1945
Petar IIb
Nhiếp chính 
• 1918–1921
Hoàng tử Alexander
• 1934–1941
Hoàng tử Paul
Thủ tướng 
• 1918–1919 (đầu tiên)
Stojan Protić
• 1945 (cuối cùng)
Josip Broz Tito
Lập phápQuốc hội
Thượng viện
Hạ nghị viện
Lịch sử
Thời kỳGiữa 2 Thế chiến · Đệ Nhị Thế chiến
• Thành lập
Ngày 1 tháng 12 năm 1918
• Hiến pháp Vidovdan
Ngày 28 tháng 6 năm 1921
• Chế độ độc tài
Ngày 6 tháng 1 năm 1929
Ngày 6 tháng 4 năm 1941
Ngày 4 tháng 12 năm 1943
Ngày 2 tháng 11 năm 1945
• Xóa bỏ chế độ quân chủ
Ngày 29 tháng 11 năm 1941
Địa lý
Diện tích 
• 1918
247.542 km2
(95.577 mi2)
• 1931
247.542 km2
(95.577 mi2)
Dân số 
• 1918
12017323
• 1931
13934038
Kinh tế
Đơn vị tiền tệKrone Nam Tư (1918–1920)
dinar Nam Tư (1920–1945)
Tiền thân
Kế tục
Nhà nước của người Slovene, Croat và Serb
Vương quốc Serbia
Vương quốc Montenegro
Hungary (1920-1946)
Đức Quốc Xã
Vương quốc Ý
Nhà nước Độc lập Croatia
Vương quốc Bulgaria
Vương quốc Hungary
Chính phủ Nam Tư lưu vong
Hiện nay là một phần của Bosnia và Herzegovina
 Croatia
 Kosovoc
 Macedonia
 Montenegro
 Serbia
 Slovenia
  1. Được tuyên bố trong cả hai bản hiến pháp (1921 và 1931), srpsko-hrvatsko-slovenački cũng được dịch là Serbo-Croato-Slovene hay Serbocroatoslovenian, dù Serbia-Croatia và Slovene là những ngôn ngữ riêng biệt.[2][3]
  2. Peter II, khi đó vẫn chưa đủ tuổi, được tuyên bố là đã trưởng thành bởi những người tham gia đảo chính quân sự. Không lâu sau khi ông chính thức nắm quyền, Nam Tư bị phe Trục chiếm đóng và vị vua trẻ bị lưu đày. Năm 1944, ông chấp nhận sự thành lập của Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, cùng với vị trí là nguyên thủ quốc gia tạm thời. Ông bị phế truất bởi quốc hội Nam Tư vào năm 1945.
  3. Vị thế chính trị của Kosovo đang trong tình trạng tranh chấp. Sau khi đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008, Kosovo được chính thức công nhận là một nhà nước độc lập bởi 97 trong tổng số 193 (50.3%) nước thành viên LHQ (chưa kể 15 nước khác từng công nhận nhưng sau đó đã rút lại tuyên bố đó), trong khi Serbia tiếp tục tuyên bố đây là một phần lãnh thổ của mình.


Vương quốc Nam Tư (tiếng Serbia-CroatiaSlovene: Kraljevina Jugoslavija, chữ Kirin: Краљевина Југославија)[4] là một quốc gia ở Đông Nam và Trung Âu tồn tại từ năm 1918 đến năm 1941. Từ năm 1918 đến năm 1929, nó được chính thức gọi là Vương quốc của người Serb, Croat, và Slovene, nhưng thuật ngữ "Nam Tư" (Vùng đất của Người Slav Nam) là tên thông tục do nguồn gốc của nó.[5] Tên chính thức của nhà nước được vua Alexander I đổi thành "Vương quốc Nam Tư" vào ngày 3 tháng 10 năm 1929.[5]

Vương quốc sơ bộ được thành lập vào năm 1918 bởi sự hợp nhất của Nhà nước tạm thời của người Slovenes, người Croatia và người Serb (bản thân nó được hình thành từ các lãnh thổ của Áo-Hung trước đây, bao gồm Bosnia và Herzegovina ngày nay và hầu hết CroatiaSlovenia ngày nay) và Banat, Bačka và Baranja (từng là một phần của Vương quốc Hungary thuộc Đế chế Áo-Hung) với Vương quốc Serbia độc lập trước đây. Cùng năm đó, Vương quốc Montenegro cũng tuyên bố thống nhất với Serbia, trong khi các vùng Kosovo và Vardar Macedonia đã trở thành một phần của Serbia trước khi thống nhất.[6]

Nhà nước được cai trị bởi triều đại Karađorđević của Serbia, trước đây cai trị Vương quốc Serbia dưới thời Peter I từ năm 1903 (sau Cuộc đảo chính tháng Năm) trở đi. Peter I trở thành vị vua đầu tiên của Nam Tư cho đến khi ông qua đời vào năm 1921. Ông được kế vị bởi con trai mình là Alexander I, người từng là nhiếp chính vương cho cha mình. Ông được biết đến với biệt danh "Alexander Người thống nhất" và ông đổi tên vương quốc là "Nam Tư" vào năm 1929. Ông bị ám sát ở Marseille bởi Vlado Chernozemski, một thành viên của Tổ chức Cách mạng Nội bộ Macedonia (IMRO), trong chuyến thăm Pháp năm 1934. Vương miện được truyền lại cho cậu con trai 11 tuổi của ông là Vương thái tử Peter. Em họ của Alexander là Vương tử Paul đã cai trị với tư cách là Thân vương nhiếp chính cho cháu mình đến năm 1941, khi Peter II trưởng thành.[7] Gia đình hoàng gia bay đến London cùng năm, trước khi đất nước bị các thế lực của phe Trục xâm lược.

Vào tháng 4 năm 1941, đất nước bị các cường quốc phe Trục chiếm đóng và chia cắt. Một chính phủ hoàng gia lưu vong, được Vương quốc Anh và sau đó được tất cả các nước Đồng minh công nhận, đã được thành lập ở London. Năm 1944, sau áp lực của Thủ tướng Anh Winston Churchill, Nhà vua công nhận chính phủ Liên bang Dân chủ Nam Tư là chính phủ hợp pháp. Điều này được thành lập vào ngày 2 tháng 11 sau khi Ivan Šubašić (thay mặt Vương quốc) và Josip Broz Tito (thay mặt cho Đảng phái Nam Tư) ký kết Hiệp ước Vis).[8]

Lịch sử

Nhà nước này được thành lập năm 1918 bằng việc kết hợp quốc gia lâm thời Nhà nước Slovene, Croat và Serb, từ lãnh thổ của Đế quốc Áo-Hung cũ, với Vương quốc Serbia độc lập. Vương quốc Montenegro sáp nhập với Serbia chỉ năm ngày sau đó, trong khi các khu vực Kosovo, Vojvodina và Macedonia đã là một phần của Serbia trước khi sáp nhập. Trong 11 năm đầu tồn tại, quốc gia này có tên chính thức là Vương quốc Serb, Croat và Slovene, nhưng cái tên Nam Tư là tên thường được gọi từ khi thành lập. Ngày 17 tháng 4 năm 1941, Nam Tư bị Đức quốc xã chiếm đóng và được tái cấu trúc thành bốn tỉnh nằm dưới sự cai quản của ngoại quốc; một chính phủ lưu vong hoàng gia, được Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland công nhận và sau là tất cả các cường quốc thuộc khối Đồng Minh, đã được thành lập ở Luân Đôn. Năm 1943, một đất nước mới mang tên Liên bang Dân chủ Nam Tư tuyên bố thành lập, và thủ đô của nó được giải phóng sau Cuộc phản công Beograd. Vua của nước này bị chính thức phế truất bởi hội đồng Hiến pháp vào ngày 29 tháng 11 năm 1945.

Chú thích

Tham khảo

  1. ^ Busch, Birgitta; Kelly-Holmes, Helen (2004). Language, Discourse and Borders in the Yugoslav Successor States. Multilingual Matters. tr. 26. ISBN 978-1-85359-732-9.
  2. ^ Alexander, Ronelle (2013). “Language and Identity: The Fate of Serbo-Croatian”. Trong Daskalov, Rumen; Marinov, Tchavdar (biên tập). Entangled Histories of the Balkans: Volume One: National Ideologies and Language Policies. Koninklijke Brill NV. tr. 371. ISBN 978-90-04-25076-5. Now, however, the official language of the new state, the Kingdom of Serbs, Croats, and Slovenes, bore the unwieldy name Serbo-Croato-Slovene (srpsko-hrvatsko-slovenački).
  3. ^ Wojciechowski, Sebastian; Burszta, Wojciech J.; Kamusella, Tomasz (2006). Nationalisms across the globe: an overview of nationalisms in state-endowed and stateless nations. 2. School of Humanities and Journalism. tr. 79. ISBN 978-83-87653-46-0. Similarly, the 1921 Constitution declared Serbocroatoslovenian as the official and national language of the Kingdom of Serbs, Croats, and Slovenians.
  4. ^ Kamusella, Tomasz (2009). The politics of language and nationalism in modern Central Europe. Palgrave Macmillan. tr. 228, 297. ISBN 978-0230550704. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ a b "Kraljevina Jugoslavija! Novi naziv naše države. No, mi smo itak med seboj vedno dejali Jugoslavija, četudi je bilo na vseh uradnih listih Kraljevina Srbov, Hrvatov in Slovencev. In tudi drugi narodi, kakor Nemci in Francozi, so pisali že prej v svojih listih mnogo o Jugoslaviji. 3. oktobra, ko je kralj Aleksander podpisal "Zakon o nazivu in razdelitvi kraljevine na upravna območja", pa je bil naslov kraljevine Srbov, Hrvatov in Slovencev za vedno izbrisan." (Naš rod ("Our Generation", a monthly Slovene language periodical), Ljubljana 1929/30, št. 1, str. 22, letnik I.)
  6. ^ “Yugoslavia from a Historical Perspective” (PDF). YU Historija. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
  7. ^ J. B. Hoptner (1963). “Yugoslavia in Crisis 1934–1941”. Columbia University Press.
  8. ^ Walter R. Roberts (1973). Tito, Mihailović, and the Allies, 1941–1945. Rutgers University Press. tr. 288. ISBN 978-0813507408. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2015.

Nguồn

  • Banac, Ivo (1988). The National Question in Yugoslavia: Origins, History, Politics. Cornell University Press. ISBN 0801494931. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2015.
  • Bataković, Dušan T. biên tập (2005). Histoire du peuple serbe [History of the Serbian People] (bằng tiếng Pháp). Lausanne: L’Age d’Homme. ISBN 978-2825119587. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2018.
  • Lampe, John R. (2000). Yugoslavia as History: Twice There Was a Country. Cambridge University Press. ISBN 978-0521774017. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2015.
  • Pavlowitch, Stevan K. (1985). Unconventional Perceptions of Yugoslavia 1940–1945. New York: Columbia University Press. ISBN 978-0880330817. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  • Pavlowitch, Stevan K. (1988). The Improbable Survivor: Yugoslavia and its Problems 1918–1988. Columbus: Ohio State University Press. ISBN 978-0814294864. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2019.
  • Pavlowitch, Stevan K. (2008). Hitler's New Disorder: The Second World War in Yugoslavia. New York: Columbia University Press. ISBN 978-0231700504. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  • Hadži-Jovančić, Perica. "Losing the Periphery: The British Foreign Office and Policy Towards Yugoslavia, 1935–1938." Diplomacy & Statecraft 31.1 (2020): 65–90.
  • Radojević, Mira (2012). “On the problem of democracy and parliamentarianism in Yugoslavia between the two world wars”. Историјски записи. 85 (3–4): 99–110.
  • Sabrina P. Ramet (2006). The Three Yugoslavias: State-building and Legitimation, 1918–2005. Indiana University Press. ISBN 0253346568. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2015.
  • Snežana Trifunovska (1994). Yugoslavia Through Documents: From Its Creation to Its Dissolution. Martinus Nijhoff Publishers. ISBN 0792326709. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2015.
  • Troch, Pieter (2017). “The Journal of Nationalism and Ethnicity”. Fascism. 38 (2): 227–244. doi:10.1080/00905990903517819. hdl:1854/LU-839236. S2CID 153840603. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2020.
  • Grgić, Stipica (2018). “Pantheon on a tablecloth: Yugoslav dictatorship and the confrontation of national symbols in Croatia (1929–1935)”. The Journal of Nationalism and Ethnicity. 46 (3): 458–470. doi:10.1080/00905992.2017.1357029. S2CID 158362422.
  • Nielsen, Christian Axboe (2009). “Policing Yugoslavism: Surveillance, Denunciations, and Ideology during King Aleksandar's Dictatorship, 1929–1934”. East European Politics and Societies. 23 (1): 34–62. doi:10.1177/0888325408326789. S2CID 145765948.
  • Petranović, Branko (2002). The Yugoslav Experience of Serbian National Integration. Boulder: East European Monographs. ISBN 978-0880334846. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2019.
  • Petranović, Branko (1980). Istorija Jugoslavije 1918–1978. Beograd: Nolit. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2019.
  • Petranović, Branko (1988). Istorija Jugoslavije 1918–1988. 1. Beograd: Nolit. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2019.
  • Todor Radivojević (1935). Kraljevina Jugoslavija s ilustrovanom geografskom čitankom: za četvrti razred srednjih škola. T. Jovanović i Vujić. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2015.
  • Pavle Vujević (1930). Kraljevina Jugoslavija: geografski i etnografski pregled. Štamparija "Davidović" Pavlovića i druga. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2015.
  • Pavlović, Marko (2012). Časlav Ocić (biên tập). “Jugoslovenska kraljevina prva evropska regionalna država” (PDF). Zbornik Matice srpske za društvene nauke. Novi Sad: Matica srpska. 141: 503–521. ISSN 0352-5732. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2020.

Liên kết ngoài

  • Full text of the 1931 Constitution tại Wayback Machine (lưu trữ 21 tháng 10 2009)