Ung Hòa Cung

Ung Hòa Cung
Tên tiếng Trung
Tiếng Trung雍和宫
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữYōnghé gōng
Tiếng Quảng Châu
Việt bínhjung1 wo4 gung1
Tên Tây Tạng
Chữ Tạng དགའ་ལྡན་བྱིན་ཆགས་གླིང་
Phiên âm
Wyliedga' ldan byin chags gling
Tên tiếng Mông Cổ
Tiếng Mông CổНайралт Найрамдах Сүм
(Nairalt Nairamdakh Suum)
Tên tiếng Mãn
Bảng chữ cái tiếng Mãn Tập tin:Yonghe mn.png
Chuyển tựHūwaliyasun hūwaliyaka gung

Ung Hòa cung (tiếng Trung: 雍和宫, tạm dịch Cung điện hòa bình và du dương) là một ngôi chùa và tu viện của trường phái Gelug thuộc Đạo Bụt Tây Tạng nằm ở Đông Thành, Bắc Kinh. Phong cách kiến trúc ngôi chùa là sự kết hợp giữa phong cách người Hán và phong cách người Tây Tạng.

Đây vốn là phủ đệ của Ung Chính Đế khi còn là Hoàng tử, được xây dựng năm 1694. Năm 1722, sau khi lên ngôi, ông đã cải biến dinh thự của mình thành một ngôi chùa Tây Tạng.[1]

Tuyệt tác nổi tiếng

  1. Núi 500 vị Araham ở hậu điện Pháp Luân, cao gần 4m, dài gần 3m, làm bằng gỗ đàn hương, (đáng tiếc do chiến tranh nay chỉ còn 449 La Hán)
  2. Tượng Di lặc trong Các Vạn Phúc (lầu Đại Phật), tòa lầu cao hơn 30m, bề ngoài như lầu 3 tầng nhưng bên trong thì thông tầng không có sàn ngăn, pho tượng ở đây là pho Di Lặc bằng gỗ đàn hương trắng, tượng gồm phần nổi trên mặt đất cao 18m và 8m chìm dưới đất. Tượng nặng khoảng 100 tấn, là tượng điêu khắc độc mộc lớn nhất Thế giới.
  3. Tượng Thích Ca bằng đồng trong lầu Chiếu Phật, khám thờ làm thẳng từ mặt đất lên trần nhà chiếm hết cả hai tầng, 2 cột gỗ 2 bên khắc 99 con rồng xung quanh hai con rồng lớn.

Tham khảo

  1. ^ “Chùm ảnh Cung Ung Hòa Tại Bắc kinh – Trung Quốc”. Phật giáo Việt Nam. 25 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2016.

Liên kết ngoài

  • Official website of Yonghe Temple (tiếng Trung)
  • Lama Temple, Beijing
  • Satellite photo of the Yonghe Temple, centered on the Hall of Everlasting Protection
  • Beijing Lama Temple donates Buddha statue to Mongolia Lưu trữ 2015-02-18 tại Wayback Machine
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s