Trung thể

Sinh học tế bào
Tế bào động vật
Thành phần tế bào động vật điển hình:
  1. Nhân con
  2. Nhân tế bào
  3. Ribosome (những chấm nhỏ)
  4. Túi
  5. Lưới nội chất hạt
  6. Bộ máy Golgi
  7. Khung xương tế bào
  8. Lưới nội chất trơn
  9. Ty thể
  10. Không bào
  11. Bào tương (dịch lỏng chứa các bào quan, nằm trong tế bào chất)
  12. Lysosome
  13. Trung thể
  14. Màng tế bào

Trung thể là một trung tâm tổ chức các ống vi thể (microtubule organizing center-MTOC) chính cũng như là bào quan điều hòa tiến trình phân bào. Nó được tìm thấy vào năm 1888 bởi Theodor Boveri và được miêu tả như là một "cơ quan đặc biệt của phân bào". Mặc dù trung tử giữ vai trò chủ chốt khi phân chia, nhưng theo những nghiên cứu gần đây thì có vẻ như nó không còn cần thiết.

Trung thể là sự kết hợp của hai trung tử nằm vuông góc nhưng không chạm nhau và xung quanh có các chất vô định hình (PMC). Mỗi trung tử gồm 9 mặt, mỗi mặt có 3 ống vi thể chạy dọc giống như cấu trúc của guồng quay khung cửi.

Tế bào có nhân chuẩn cao cấp sở hữu một trung thể. Vi khuẩn men bia có một thể hình thoi, được xem như là trung thể. Tế bào thực vật hạt kín điển hình không có trung thể nhưng có một số các trung tâm tổ chức các ống vi thể.

Vai trò

Trung thể thường kết hợp với nhân trong suốt gian kỳ của phân bào. Khi đó, màng nhân tan đi và các ống vi thể của trung thể có thể tương tác với nhiễm sắc thể để tạo thoi phân bào

Trung thể sẽ nhân đôi một lần duy nhất ở mỗi lần phân bào nên mỗi trung thể con nhận một trung tử từ trung thể mẹ, một chiếc mới. Trung thể tái tạo lại ở pha S của phân bào. Trong suốt pha trước của phân bào, mỗi trung thể di chuyển tới 2 cực khác nhau của tế bào. Sau đó, thoi vô sắc được hình thành giữa 2 trung thể. Số lượng trung thể khác thường cũng có mối liên hệ đến bệnh ung thư.

  • x
  • t
  • s
Cấu trúc của tế bào / bào quan
Hệ thống nội màng
Khung xương tế bào
Nội cộng sinh
Cấu trúc nội bào khác
Cấu trúc ngoại bào

Hình ảnh

Tham khảo

Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề sinh học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s