Trương Ngọc Ninh

Trương Ngọc Ninh
Sinh11 tháng 9, 1943 (80 tuổi)
Nam Định, Liên bang Đông Dương
Thể loạiPop
Nghề nghiệpNhạc sĩ, nhạc công, nhà sản xuất âm nhạc
Nhạc cụGuitar, piano
Năm hoạt động1959–nay
Hợp tác vớiBan nhạc Đồng Đội, ban nhạc Anh Em, ban nhạc Sao Mai, Mỹ Linh, Anh Quân, Huy Tuấn, Hồng Kiên, An Hiếu

Trương Ngọc Ninh (sinh ngày 11 tháng 9 năm 1943 tại Nam Định) là nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc. Ông từng làm Phó giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin Hà Nội, Phó chủ tịch[1] và Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội (2016–2020).

Sớm tham gia quân đội từ năm 16 tuổi, ông chơi guitar tại đoàn Văn công Quân khu III rồi về Quân chủng Phòng không – Không quân hơn chục năm[2]. Sau đó, ông theo học Khoa sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội và viết nên một số ca khúc nổi tiếng như "Hạt mưa mùa xuân", "Vòng tay Đam San", "Lời ru chia đôi", "Xuống chợ", bên cạnh nhạc múa Thạch Sanh hay bản giao hưởng Rừng miền Tây. Sự nghiệp của ông có được nhiều giải thưởng bao gồm Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2007), Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam về khí nhạc, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất-Nhì-Ba,...[1] Ông từng là quản lý và nhà sản xuất cho các ban nhạc Đồng Đội (An Hiếu, Đức Tân, Y Vol, Thanh Hải, Sa Anh...), ban nhạc Sao Mai (Đỗ Bảo, Quốc Bình, Sơn Hải, Quốc Long,...) và ban nhạc Anh Em (Anh Quân, Huy Tuấn, Hồng Kiên,...). Ông từng là giảng viên Đại học Văn hóa và Nghệ thuật Quân đội, khoa sáng tác[2] và cố vấn chương trình Bài hát Việt[3].

Trương Ngọc Ninh kết hôn với phát thanh viên Đài tiếng nói Việt Nam Thu Hiền vào năm 1970. Họ có hai người con là Anh Quân và Hương Ly, cả hai đều theo nghiệp âm nhạc. Anh Quân (sinh năm 1971) cũng là nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc[4][5] và chồng của ca sĩ Mỹ Linh[6]. Hương Ly (sinh năm 1978) từng là thành viên của ban nhạc Sao Mai, là ca sĩ và người dẫn chương trình Văn nghệ Chủ nhật[7]. Trương Ngọc Ninh và Thu Hiền ly hôn vào năm 2006 sau 10 năm ly thân[2]. Năm 2008, ông kết hôn với người vợ thứ hai kém mình 40 tuổi và có một người con trai cùng năm[8].

Sự nghiệp đồ sộ của ông có tới hơn 500 ca khúc[2]. Tác phẩm chính bao gồm sách Tuyển tập ca khúc Trương Ngọc Ninh (Hội Nhạc sĩ Việt Nam và nhà xuất bản Âm nhạc, 1995) và album Trương Ngọc Ninh (1995). Chương trình Con đường âm nhạc của đài VTV3 mang tên "Biển khát" tôn vinh ông vào tháng 7 năm 2011[9]. Ông cũng là nghệ sĩ chính của chương trình Không gian nghệ thuật tháng 3 năm 2012 của đài VTV1. Ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2007.[1]

Ngày 20 tháng 6 năm 2016, Trương Ngọc Ninh được bầu làm Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội nhiệm kỳ 2016–2020[10].

Tác phẩm

  • "Biển khát"
  • "Chiều cuối đông"
  • "Hạt mưa mùa xuân"
  • "Nửa vầng trăng"
  • "Vòng tay Đam San"

Tham khảo

  1. ^ a b c “Hội viên: Trương Ngọc Ninh”. Hội nhạc sĩ Việt Nam. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.\
  2. ^ a b c d “Tình yêu mới của Trương Ngọc Ninh”. An ninh thế giới. ngày 19 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  3. ^ “Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh "Biết đâu năm nay tôi sẽ dự thi Bài hát Việt"”. Bài hát Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  4. ^ “Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh góp vui cùng các tác giả trẻ”. Hà Nội mới. ngày 26 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  5. ^ “Trương Ngọc Ninh cùng con trai Anh Quân tham gia Bài hát Việt”. VOV. ngày 26 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  6. ^ “Mỹ Linh kể chuyện cãi bố chồng”. Vietnamnet. ngày 11 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  7. ^ “Những cuộc "xâm lăng" kín mặt báo của 3 đại gia đình sao Việt”. Ngoisao.net. ngày 27 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  8. ^ “Trương Ngọc Ninh: Sốt ruột trước nhiều "hiện tượng" âm nhạc”. Thể thao & Văn hóa. ngày 5 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  9. ^ “Hé lộ chuyện đời rất thơ về nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh”. Dân trí. ngày 9 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  10. ^ “Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh làm Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội”. Thể thao & Văn hóa. ngày 20 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2016.

Liên kết ngoài

  • Trương Ngọc Ninh trên Facebook
  • Trương Ngọc Ninh trên trang web Hội nhạc sĩ Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Danh sách đĩa nhạc · Giải thưởng và đề cử
Album phòng thu
Trước Anh Em
Xin mặt trời ngủ yên (1996) · Vẫn hát lời tình yêu (1996) · Mùa thu không trở lại (1998) · Tiếng hát Mỹ Linh (1998) · Chiều xuân (1998)
Kể từ Anh Em
Tóc ngắn (1998) · Vẫn mãi mong chờ (2000) · Made in Vietnam (2003) · Chat với Mozart (2005) · Để tình yêu hát (2006) · Một ngày (2011) · Chat với Mozart II (2018)
Album tuyển tập
Cho một người tình xa (1996) · Còn mãi tìm nhau (1998)
Album hợp tác
Trái tim không ngủ yên (1998) · Lời của gió (2000)
Phát hành video
Vẫn hát lời tình yêu (1996) · Tiếng hát Mỹ Linh (1999) · Tóc ngắn (2002)
Đĩa đơn
"Trên đỉnh Phù Vân" (1997) · "Khúc giao mùa" (2002) · "Vì một thế giới ngày mai" (2003) · "Hát cho người tình xanh" (2008)
Liveshow
Tiếng hát Mỹ Linh (1998) · Mỹ Linh và Anh Em (1999) · Tóc ngắn (2001) · Mỹ Linh Tour '06 (2006) · Mỹ Linh – In the Spotlight: Và em sẽ hát (2012) · Cảm xúc mùa thu (2014) · Để mãi được gần Anh (2016) · Mỹ Linh Tour 2018 – Thời gian (2018)
Gia đình
Anh Quân · Anna Trương · Trương Ngọc Ninh · Mỹ Anh
Liên quan
Diva Việt Nam · Ban nhạc Anh Em · Huy Tuấn · Hồng Kiên · AE Records · Dương Thụ · Bằng Kiều · Phú Quang · Bảo Chấn · Duyên Dáng Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Cố vấn/
Nhà sản xuất
Trước 2000
Từ 2000
Cộng tác
Chương trình
hợp tác
  • Thanh Lam - Hà Trần (2004)
  • Cầm tay mùa hè (2011-2013)
  • The Master of Symphony (2015)
  • Điều còn mãi (2012)
  • Divas' Night "Ngày Xanh" (2016)
  • Gặp gỡ mùa thu (2016)
  • Nhớ thu Hà Nội (2017)
  • Trời và đất (Tùng Dương, 2017)
  • Nơi mùa thu bắt đầu (2019)
  • Tiền duyên (Nguyễn Vĩnh Tiến, 2019)
Liên quan