Tiêu thất

Piper cubeba
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Magnoliid
Bộ (ordo)Piperales
Họ (familia)Piperaceae
Chi (genus)Piper
Loài (species)P. cubeba
Danh pháp hai phần
Piper cubeba
L.f.

Tiêu thất hay hồ tiêu thuốc, trầu thuốc (danh pháp hai phần: Piper cubeba) là cây thuộc chi Hồ tiêu, được trồng để lấy quả và lấy tinh dầu.

Loài cây này được trồng phổ biến ở Indonesia. Ngoài ra còn được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Malaysia. Tại Việt Nam, cây tiêu thất có ở Lâm Đồng, Đồng Nai[1].

Piper cubeba, theo Köhler's Medicinal Plants (1887)

Tiêu thất là cây dây leo, thân có nhiều ống tiết[1].

Hoá học

Quả tiêu thất khô có chứa các monoterpen (sabinen 50%, α-thujen và caren) và cácsesquiterpen (caryophyllen, copaen, α- và β-cubeben, δ-cadinen, germacren), các oxid 1,4- và 1,8-cineol và rượu cubebol.

Tinh dầu tiêu thất chứa Cubeben, dạng lỏng, có công thức C15H24[2].

Cubebin (C10H10O3) là chất có dạng tinh thể được Eugène Soubeiran và Capitaine phát hiện trong tiêu thất năm 1839. Nó có thể được điều chế từ cubeben hoặc từ bã sau khi cất tinh dầu.

Cây tiêu thất có nhiều tác dụng dược lý do có chứa gôm, các dầu no, các muối malat của magnesi và calci, axit cubeic và resin.

Sử dụng

Dầu hạt tiêu thất dùng để trị các bệnh về niệu sinh dục. Quả trị một số bệnh đường tiêu hoá[1].

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ a b c Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003). Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. tr.118.
  2. ^ (Lawless 1995, tr. 201)Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFLawless1995 (trợ giúp)

Tham khảo

  • Dữ liệu liên quan tới Tiêu thất tại Wikispecies
  • Tư liệu liên quan tới Piper cubeba tại Wikimedia Commons


Hình tượng sơ khai Bài viết Họ Hồ tiêu (Piperaceae) này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s