Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy

Thạnh Lộc
Xã Thạnh Lộc
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTiền Giang
HuyệnCai Lậy
Trụ sở UBNDẤp 3[1]
Thành lập1979[2]
Địa lý
Tọa độ: 10°29′35″B 106°1′46″Đ / 10,49306°B 106,02944°Đ / 10.49306; 106.02944
MapBản đồ xã Thạnh Lộc
Thạnh Lộc trên bản đồ Việt Nam
Thạnh Lộc
Thạnh Lộc
Vị trí xã Thạnh Lộc trên bản đồ Việt Nam
Diện tích23,84 km²[3]
Dân số (2013)
Tổng cộng11.298 người[3]
Mật độ474 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính28438[4]
Số điện thoại0273.3.813.001[1][a]
  • x
  • t
  • s

Thạnh Lộc là một xã thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.[5]

Địa lý

Phía tây xã tiếp giáp xã Mỹ Thành Bắc, phía nam tiếp giáp xã Mỹ Thành Nam và xã Phú Nhuận, phía đông tiếp giáp xã Phú Cường. Phía bắc tiếp giáp xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.[6] Cũng như xã Phú Cường, kênh Nguyễn Văn Tiếp cắt ngang xã Thạnh Lộc gần như chia xã làm 2 phần bắc và nam.

Các con kênh chảy trong địa bàn xã ngoài kênh lớn Nguyễn Văn Tiếp gồm: Kênh 10, Kênh 500, kênh Bà Trần, kênh Ba Xã, kênh Bồi Tường, kênh Cà Nhíp, kênh Chà Là, kênh Đầu Ngàn, kênh Hai Biện, kênh Hai Hạt, kênh Kháng Chiến, kênh Tám Dư, kênh Thầy Cai, kênh Tư Đạt.[7] Đất đai trong xã chủ yếu phù hợp trồng lúa, chịu ngập lũ hằng năm.[8]

Hành chính

Xã Thạnh Lộc có diện tích 23,84 km², dân số năm 2019 là 12.308 người,[9] mật độ dân số đạt 512 người/km².

Xã được chia thành 6 ấp: ấp 1, 2, 3, 4, 5, 6.[7]

Lịch sử

Xã từng là một phần của xã Thạnh Phú, đến ngày 12 tháng 4 năm 1979 thì xã Thạnh Phú được chia thành xã Thạnh Lộc ở phía tây và xã Phú Cường ở phía đông.[2][10] Cả hai xã cách nhau bởi kênh Tư Đạt và kênh Tám Bì, chảy theo hướng bắc nam.[2]

Kinh tế – Xã hội

Phía bắc con kênh Nguyễn Văn Tiếp là Tỉnh lộ 865.[11] Chợ Thạnh Lộc nằm ở bờ bắc con kênh Nguyễn Văn Tiếp nơi tỉnh lộ 865 chạy qua, gần đó là cầu Thạnh Lộc, cây cầu duy nhất của xã bắc qua con kênh này. Ở bờ nam của cầu cách đó không xa là nhà thờ Giáo xứ Kinh Gãy,[12] đường bờ nam của kênh là huyện lộ 59B với các đoạn đường nhựa và đường đan nối dài trong tình trạng tốt.[b]

Kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa,[14] dưa hấu. Nhà máy xay xát và tàu, ghe tập trung trên kênh Nguyễn Văn Tiếp. Dân cư sống dọc theo các con kênh, chạy dọc theo đó là đất trồng mít, chuối,...quanh nhà. Trong xã có khá nhiều diện tích người dân chuyển sang đào ao nuôi cá.[8]

Ảnh

Khu vực chợ Thạnh Lộc.
cầu Thạnh Lộc.
kênh Nguyễn Văn Tiếp ở khu vực xã Thạnh Lộc.

Ghi chú

  1. ^ Mã vùng 073 đã đổi sang Mã vùng mới là 0273
  2. ^ Huyện lộ 59B có chiều dài hơn 13 km, bắt đầu từ cầu qua kênh 9, là một cây cầu hẹp, giáp ranh với huyện Cái Bè ở phía tây kéo dài về phía đông đến điểm cuối là cầu Mỹ Phước Tây cũ (hiện đã tháo dỡ) ngay khu vực giao giữa kênh Nguyễn Văn Tiếp và kênh 12.[13]

Chú thích

  1. ^ a b “Ủy ban nhân dân các xã”. cailay.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ a b c “QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN CAI LẬY VÀ HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 12 tháng 4 năm 1979. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ a b “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012. (CẦN CẬP NHẬT SỐ LIỆU MỚI NHẤT)
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ “Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang”. tiengiang.gov.vn. ngày 6 tháng 11 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  6. ^ “Bản đồ huyện Cai Lậy”. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021. (nguồn yếu)
  7. ^ a b “THÔNG TƯ: BAN HÀNH DANH MỤC ĐỊA DANH DÂN CƯ, SƠN VĂN, THỦY VĂN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHẦN ĐẤT LIỀN TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 26 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  8. ^ a b Hùng Huy, Thanh Tùng (ngày 3 tháng 5 năm 2019). “Nông dân Cai Lậy cải tạo hơn 557 ha đất lúa sang mục đích canh tác khác”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2021.
  9. ^ “Xã Thạnh Lộc tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu "Xã đạt chuẩn nông thôn mới"”. tiengiang.gov.vn. ngày 2 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  10. ^ Địa chí Tiền Giang, Tập 1, Sđd, tr. 275
  11. ^ “Bài 2: Huyền thoại kinh Nguyễn Văn Tiếp”. báo Ấp Bắc. ngày 1 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
  12. ^ Mai Thanh Hải (2004), Sđd, tr. 405
  13. ^ “QUYẾT ĐỊNH: BAN HÀNH DANH MỤC SỐ HIỆU ĐƯỜNG BỘ THUỘC CẤP HUYỆN QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG”. ngày 8 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2021.
  14. ^ “Thạnh Lộc tăng tốc về đích xây dựng nông thôn mới”. tiengiang.gov.vn. ngày 9 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.[liên kết hỏng]

Sách

  • Ban tuyên giáo tỉnh ủy Tiền Giang và Trung tâm Unesco thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam (2005). Địa chí Tiền Giang, Tập 1.
  • Mai Thanh Hải (2004). Địa chí tôn giáo lễ hội Việt Nam: đình, chùa, nhà thờ, thánh thất, đền miếu, lễ hộ̂i, tu viện, am điện, lăng tẩm. NXB Văn hoá-Thông tin.

Liên kết ngoài

  • “Chợ Thạnh Lộc: Người dân bức xúc với các nhà nuôi chim yến”. báo Ấp Bắc. ngày 4 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2021.
Bài viết tỉnh Tiền Giang, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Xã, thị trấn thuộc huyện Cai Lậy
Thị trấn (1)

Bình Phú (huyện lỵ)

Xã (15)

Cẩm Sơn · Hiệp Đức · Hội Xuân · Long Tiên · Long Trung · Mỹ Long · Mỹ Thành Bắc · Mỹ Thành Nam · Ngũ Hiệp · Phú An · Phú Cường · Phú Nhuận · Tam Bình · Tân Phong · Thạnh Lộc