Thư gửi tín hữu Côlôxê

Các sách
Tân Ước
Papyrus 46, one of the oldest New Testament papyri, showing 2 Cor 11:33-12:9
Phúc Âm
Mátthêu · Máccô · Luca · Gioan
— Công vụ —
Công vụ Tông đồ
— Thư tín —
Rôma
1 Côrintô · 2 Côrintô
Galát · Êphêsô
Philípphê · Thư Côlôxê
1 Thêxalônica · 2 Thêxalônica
1 Timôthê · 2 Timôthê
Titô · Philêmon
Do Thái · Giacôbê
1 Phêrô · 2 Phêrô
1 Gioan · 2 Gioan · 3 Gioan
Giuđa
Mặc khải
Khải Huyền
Các thủ bản Tân Ước
  • x
  • t
  • s

Thư gửi tín hữu Côlôxê là một trong những lá thư viết bởi Sứ đồ Phaolô, được xếp vào những sách của Tân Ước. Côlôxê (Colossae) là một thành phố thuộc miền Tiểu Á, cách Êphêsô (Ephesus) 200 km về phía Đông.

Thời gian và bối cảnh

Thư được viết trong thời gian Phaolô bị cầm tù, có lẽ là ở Rôma. Dường như cho đến lúc viết thư này, ông chưa hề đặt chân đến giáo đoàn Côlôxê. Có ông Êpápra đến gặp Phaolô để xin ý kiến sửa chữa những quan điểm giáo lý sai lạc đang đe dọa đức tin của Kitô hữu mới trở lại. Những quan điểm ấy là: muốn biết Thiên Chúa và muốn được cứu độ thì phải tin thờ các sức mạnh siêu nhiên như thiên thần, quyền lực thiên thần và phải giữ các quy tắc cắt bì, đồ ăn thức uống...

Nội dung

Phaolô viết thư này nhờ ông Tikhicô (Tychicus) mang đến Côlôxê. Ông nhắc tín hữu nhớ rằng, Thiên Chúa đã ban ơn cứu độ cho anh em qua một mình Đức Giêsu Kitô, nhắc nhở họ xa tránh những tư tưởng sai lạc.

Các Bản Dịch Việt Ngữ

  • Thư gửi tín hữu Cô-lô-xê (Nhóm Phiên dịch CGKPV) - Ủy ban Kinh Thánh, Hội đồng Giám mục Việt Nam
  • Thư Cô-lô-se - Thư Viện Tin Lành.

Tham khảo

Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Kitô giáo này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • Kinh Thánh Tin Lành (1926), United Bible Society
  • Herry, M. "Zondevan NIV Matthew Herry Commentary" (1992), Zondevan Publishing House
  • Halley, Henry H., "Thánh Kinh Lược Khảo" (1971), Nhà Xuất Bản Tin Lành, Sài Gòn

Liên kết ngoài

  • Trích dẫn liên quan tới Thư gửi tín hữu Philip tại Wikiquote
  • Tác phẩm liên quan đến Cô-lô-se tại Wikisource