Thông luật

Bản đồ hệ thống luật trên thế giới. Màu đỏ chỉ các nước theo thông luật

Thông luật là một loại luật pháp chủ yếu được phát triển bởi các phán xét thông qua các phán quyết của tòa án hay các cơ quan tương tự hơn là những quyết định của các cơ quan lập pháp hay hành pháp (luật thành văn).[1] Hệ thống thông luật là một loại hệ thống luật pháp trong đó thông luật chiếm tỉ trọng rất đáng kể[2] theo nguyên tắc "có thái độ xử lý khác nhau đối với các sự việc giống nhau trong các tình huống khác nhau là một việc làm bất công"[3]. Phần chính yếu của các tiền lệ được gọi là "thông luật" và nó có vai trò ràng buộc các quyết định trong tương lai. Trong những trường hợp các bên tham gia trong vụ án không đồng thuận với nhau về phần luật pháp, tòa án sẽ tra cứu hồ sơ của các bản án trước đó và nếu như một vụ việc tương tự trong quá khứ đã được giải quyết, tòa án có nghĩa vụ phải áp dụng các phán quyết trong vụ án tương tự ở quá khứ vào vụ việc hiện tại (nguyên tắc này được gọi là stare decisis). Tuy nhiên, nếu như tình huống phát sinh ra trong vụ án hiện tại là hoàn toàn mới và chưa hề có trong các bản án ở quá khứ (được gọi là "ấn tượng đầu tiên"), tòa án có toàn quyền sáng tạo ra một tiền lệ mới để áp dụng cho các trường hợp sau này.[4] Các tiền lệ như vậy được gọi là án lệ hay tiền lệ pháp

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Xem thêm

  • Luật Angel-Saschsen
  • Common law offences
  • Tiền cấp dưỡng cho vợ
  • Quyển sách Dōm, bộ luật của vua Anh Alfred Vĩ đại
  • Thưa kiện
  • Dân luật
  • Kết hôn theo thông luật
  • Luật pháp Liên bang Nga
  • Luật Anh
  • Đại hội thẩm đoàn
  • Jury trial
  • List of legal topics
  • Luật Scotland
  • List of legal doctrines
  • Rule of law

Chú thích

  1. ^ “Duhaime's Law Dictionary, "Definition of Common Law"”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2012.
  2. ^ Washington Probate, "Estate Planning & Probate Glossary", Washington (State) Probate, s.v. "common law", [htm], 8 Dec. 2008: <http://www.wa-probate.com/Intro/Estate-Probate-Glossary.htm Lưu trữ [Date missing] tại Archive-It>, retrieved on ngày 7 tháng 11 năm 2009.
  3. ^ Charles Arnold-Baker, The Companion to British History, s.v. "English Law" (London: Loncross Denholm Press, 2008), 484.
  4. ^ Marbury v. Madison, 5 U.S. 137 (1803) ("It is emphatically the province and duty of the judicial department to say what the law is. Those who apply the rule to particular cases, must of necessity expound and interpret that rule. If two laws conflict with each other, the courts must decide on the operation of each.")

Liên kết ngoài

  • Friedman, Lawrence Meir (2005). A History of American Law (ấn bản 3). New York: Simon and Schuster. ISBN 978-0-7432-8258-1.
  • Garner, Bryan A. (2001). A Dictionary of Modern Legal Usage . New York: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-514236-5.
  • Morrison, Alan B. (1996). Fundamentals of American Law. New York: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-876405-2.
  • Salmond, John William (1907). Jurisprudence: The Theory of the Law (ấn bản 2). London: Stevens and Haynes. OCLC 1384458.

Liên kết ngoài

  • The Common Law by Oliver Wendell Holmes, Jr.
  • The Common Law by Oliver Wendell Holmes Jr. tại Dự án Gutenberg
  • The History of the Common Law of England by Matthew Hale
  • The Australian Institute of Comparative Legal Systems Lưu trữ 2011-01-28 tại Wayback Machine
  • The International Institute for Law and Strategic Studies (IILSS) Lưu trữ 2018-08-09 tại Wayback Machine
  • New South Wales Legislation
  • Historical Laws of Hong Kong Online Lưu trữ 2007-06-28 tại Wayback Machine – University of Hong Kong Libraries, Digital Initiatives
  • Maxims of Common Law from Bouvier's 1856 Law Dictionary

Bản mẫu:Law