Thác Bạt Hột Na

Đại Dương Đế
代煬帝
Hoàng đế Trung Hoa
Vua Bắc Đại
Trị vì325 – 329 và 335 – 337
Tiền nhiệmĐại Huệ Đế
Kế nhiệmĐại Liệt Đế
Thông tin chung
Thụy hiệu
Dương Hoàng đế (煬皇帝)
Triều đạiBắc Đại
Thân phụThác Bạt Y Đà

Thác Bạt Hột Na (giản thể: 拓跋纥那; phồn thể: 拓跋紇那; bính âm: Tuòbá Hénà), không rõ năm sinh và mất, là một Đại vương của nước Đại và thủ lĩnh tối cao của bộ lạc Thác Bạt của người Tiên Ti vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tại vị từ năm 325 đến 329 và từ năm 335 đến 337. Ông là con trai của Thác Bạt Y Đà và là em trai của Thác Bạt Hạ Nhục. Năm 325, Thác Bạt Hạ Nhục qua đời, Thác Bạt Hột Na lên kế vị.

Năm 327, Trung Sơn công Thạch Hổ của Hậu Triệu phái quân tấn công Thác Bạt Hột Na, Thác Bạt Hột Na bại trận phải dời thủ phủ đến Đại Ninh (大寧, nay thuộc Trương Gia Khẩu, Hà Bắc). Năm 329, Hạ Lan bộ và các tù trưởng khác cùng nhau lập con trai của một người anh em họ của Thác Bạt Hột Na là Thác Bạt Ế Hòe lên làm Đại vương. Thác Bạt Hột Na đào thoát đến Vũ Văn bộ.

Năm 335, Thác Bạt Ế Hòe giết chết cữu phụ là Hạ La Ái Đầu (賀蘭藹頭), tức tù trưởng của Hạ Lan bộ, các bộ lạc do vậy đã nổi loạn, Thác Bạt Hột Na từ Vũ Văn bộ trở về, lại được ủng hộ lên làm Đại vương, Thác Bạt Ế Hòe đào thoát đến Hậu Triệu. Năm 337, Thác Bạt Ế Hòe được tướng Lý Mục (李穆) của Hậu Triệu hộ tống về Đại Ninh, các thuộc hạ cũ của Thác Bạt Ế Hòe lần lượt quy phục, Thác Bạt Hột Na lại phải chạy đến Tiền Yên, sau đó không rõ tung tích.

Thác Bạt Hột Na là một trong số các tổ tiên của Thác Bạt Khuê. Thác Bạt Khuê sau khi xưng đế, trở thành Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế đã truy thụy hiệu cho Thác Bạt Hột Na là Dương Hoàng đế (煬皇帝).

Tham khảo

  • x
  • t
  • s
Vua Bắc Đại

  • Ngũ Hồ loạn Hoa
  • Hán Triệu
  • Thành Hán
  • Tiền Lương
  • Hậu Triệu
  • Tiền Yên
  • Nhiễm Ngụy
  • Bắc Đại
  • Tiền Tần
  • Hậu Tần
  • Tây Yên
  • Hậu Yên
  • Tây Tần
  • Hậu Lương
  • Nam Lương
  • Nam Yên
  • Tây Lương
  • Hạ
  • Bắc Yên
  • Bắc Lương

  • Vua Trung Quốc
  • Tam Hoàng Ngũ Đế
  • Nhà Hạ
  • Nhà Thương
  • Nhà Chu
  • Nhà Tần
  • Nhà Hán
  • Tam Quốc
  • Nhà Tấn
  • Ngũ Hồ loạn Hoa
  • Nam Bắc triều
  • Nhà Tùy
  • Nhà Đường
  • Nam Chiếu
  • Ngũ đại Thập quốc
  • Nhà Tống
  • Nhà Liêu
  • Tây Hạ
  • Đại Lý
  • Nhà Kim
  • Nhà Nguyên
  • Nhà Minh
  • Nhà Thanh
Hình tượng sơ khai Bài viết nhân vật hoàng gia trong lịch sử Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s