Sinh vật kị khí tùy nghi

Xác định Vi khuẩn hiếu khí và kị khí bằng cách cấy trong ống nghiệm chứa nước thioglycollate (xem kết quả trong bảng)

Sinh vật kị khí tùy nghi hay sinh vật yếm khí tùy nghi là sinh vật có thể tạo ATP bằng hô hấp hiếu khí nếu môi trường có oxi, nhưng cũng có thể đổi sang lên men nếu thiếu oxi.

Một số ví dụ của nhóm sinh vật này là Staphylococcus spp.,[1] Escherichia coli, Salmonella, Listeria spp.,[2] Shewanella oneidensisYersinia pestis. Một số sinh vật nhân thực cũng kị khí tùy nghi, bao gồm một số loài nấm như Saccharomyces cerevisiae[3] và nhiêu loài không xương sống dưới nước như một số loài rươi.[4]

Cần phân biệt kị khí tùy nghi với kị khí không bắt buộc. Cả hai đều có thể sống trong môi trường có oxy nhưng chỉ có kị khí tùy nghi mới có thể hô hấp hiếu khí; còn kị khí không bắt buộc có thể sống vì cơ thể có enzyme giải độc oxy nhưng vẫn hô hấp kị khí.

Thí nghiệm xác định các loại sinh vật dựa trên độ hiếu khí

Ống nghiệm Loại sinh vật Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Vị trí trong thí nghiệm nước thioglycollate Giải thích
1 Hiếu khí bắt buộc có thể không thể Trên cùng của ống nghiệm Chúng không thể lên men hay hô hấp kị khí nên số lượng giảm dần theo nồng độ oxi.
2 Kị khí bắt buộc không thể có thể Đáy ống nghiệm Chúng bị đầu độc bởi oxi nên không sống được ở vùng có oxi.
3 Kị khí tùy nghi có thể có thể Khắp ống nghiệm nhưng tập trung ở trên cùng Chúng có thể hô hấp hiếu khí và kị khí nên dù có oxy hay không vẫn sống được. Tuy nhiên, hô hấp hiếu khi cho nhiều ATP hơn nên chúng sinh sôi tốt hơn ở vùng có nhiều oxi.
4 Vi hiếu khí có thể không thể Phần trên của ống nghiệm nhưng không phải trên cùng Chúng hô hấp hiếu khi nên tập trung ở vùng trên là vùng có oxi. Nhưng nồng độ oxi quá cao sẽ khiến chúng bị đầu độc nên chúng không tập trung trên cùng.
5 Kị khí không bắt buộc không thể có thể Khắp ống nghiệm Chúng hô hấp hiếu khí và không bị đầu độc bởi oxi nên mức độ sinh sôi không phụ thuộc vào nồng độ oxi.

Xem thêm

Nguồn tham khảo

  1. ^ Ryan KJ; Ray CG biên tập (2004). Sherris Medical Microbiology (ấn bản 4). McGraw Hill. tr. 261–271, 273–296. ISBN 0-8385-8529-9.
  2. ^ Singleton P (1999). Bacteria in Biology, Biotechnology and Medicine (ấn bản 5). Wiley. tr. 444–454. ISBN 0-471-98880-4.
  3. ^ Carlile MJ, Watkinson SC, Gooday GW (2001). The Fungi (ấn bản 2). Academic Press. tr. 85–105. ISBN 0-12-738446-4.
  4. ^ Schöttler, U. (30 tháng 11 năm 1979). “On the Anaerobic Metabolism of Three Species of Nereis (Annelida)” (PDF). Marine Ecology Progress Series. 1: 249–54. doi:10.3354/meps001249. ISSN 1616-1599. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2010.

Nguồn bên ngoài

  • Facultative Anaerobic Bacteria
  • Obligate Anaerobic Bacteria
  • Anaerobic Bacteria and Anaerobic Bacteria in the decomposition (stabilization) of organic matter. Lưu trữ 2009-02-05 tại Wayback Machine