Sử lương đệ

Lệ hậu
戾后
Lệ Thái tử phi
Thông tin chung
Sinh?
nước Lỗ
Mất91 TCN
Trường An
Phu quânLệ Thái tử Lưu Cứ
Hậu duệĐiệu hoàng khảo Lưu Tiến
Thụy hiệu
Lệ hậu
(戾后)

Sử lương đệ (chữ Hán: 史良娣; ? - 91 TCN), cũng gọi Lệ hậu (戾后), là vợ của Lệ Thái tử Lưu Cứ, mẹ đẻ của Điệu hoàng khảo Lưu Tiến và là bà nội của Hán Tuyên Đế Lưu Tuân.

Tiểu sử

Lệ hậu, họ Sử, tên không rõ, người nước Lỗ[1], xuất thân từ gia tộc họ Sử ở Lỗ quận. Không rõ cha bà là ai, chỉ biết gia tộc họ Sử khá có danh vọng. Mẹ bà là Trinh Quân (貞君), sinh ra con trai cả Sử Cung (史恭) cùng Sử thị, trừ Sử thị thì Sử gia còn có một cô con gái gả cho Lỗ An vương Lưu Quang làm Vương hậu[2][3]. Sau này, con trai Sử Cung nghênh thú con gái của Tế Bắc Thành vương Lưu Hồ (劉胡). Từ đây có thể thấy được danh vọng của Lỗ quận Sử thị đại gia tộc.

Năm Nguyên Đỉnh thứ 2 (115 TCN), Lỗ vương Lưu Quang đến triều bái Trường An, Sử thị do là thân thích của Lỗ vương hậu cũng đi theo bồi giá. Năm thứ 4 (113 TCN), Sử thị tiến vào cung Thái tử, liền được Vệ thái tử Lưu Cứ, con trai cả của Hán Vũ Đế Lưu Triệt, sủng hạnh. Theo Hán thư ghi lại, hậu cung của một Thái tử có Thái tử phi là chính thất, dưới là Lương đệ và Nhụ tử đều là thiếp, khi ấy Vệ Thái tử Lưu Cứ không có Thái tử phi, cưới Sử thị mà chỉ phong làm Lương đệ, nên được gọi "Sử lương đệ"[4]. Bà sinh ra Hoàng tôn Lưu Tiến, được gọi theo họ mẹ là Sử hoàng tôn (史皇孙)[5]. Trong mấy Hoàng tôn của Vệ Thái tử, chỉ có Lưu Tiến được gọi hiệu theo họ mẹ tương tự cha mình, điều này phần nào khẳng định địa vị của Sử lương đệ tại cung Thái tử.

Cuối thời Hán Vũ Đế xảy ra Loạn Vu cổ, Vệ thái tử Lưu Cứ cùng Sử hoàng tôn đều liên lụy mà thân bại danh liệt. Sử lương đệ còn con dâu Vương Ông Tu, cùng hai con trai và một con gái khác, nhất loạt xử tử. Thi thể của Sử lương đệ cùng mẹ chồng là Hoàng hậu Vệ Tử Phu đều được táng ở phía nam thành Trường An[6].

Truy tôn

Sau khi Hán Chiêu Đế mất, Hoắc Quang lập Xương Ấp vương Lưu Hạ kế vị. Nhưng sau 27 ngày, Lưu Hạ bị phế truất do thiếu khả năng trị vì. Thế là, Hoằng tằng tôn Lưu Bệnh Dĩ - cháu nội Thái tử Lưu Cứ cùng Sử Lương đệ - được Hoắc Quang chọn làm người kế vị Chiêu Đế, sử gọi Hán Tuyên Đế.

Năm Nguyên Bình nguyên niên (74 TCN), tháng 7, ngày Canh Thân, Hán Tuyên Đế tức vị. Năm Bổn Thủy nguyên niên (73 TCN), tháng 6, hạ chiếu nói:「"Cố Hoàng thái tử táng ở huyện Hồ, không có thụy hiệu, cũng không có bốn mùa hiến tế theo lễ, nay nên nghị định thụy hiệu, thiết trí viên tẩm cùng an bài dân hộ trông coi lăng viên"」. Quan viên lâu lên nên truy tôn cho Thái tử Lưu Cứ, Sử lương đệ, Sử hoàng tôn cùng Vương phu nhân[7][8]. Tấu viết:

《礼》‘为人后者,为之子也’,故降其父母不得祭,尊祖之义也。陛下为孝昭帝后,承祖宗之祀,制礼不逾闲。谨行视孝昭帝所为故皇太子起位在湖,史良娣冢在博望苑北,亲史皇孙位在广明郭北。谥法曰‘谥者,行之迹也’,愚以为亲谥宜曰悼,母曰悼后,比诸侯王国,置奉邑三百家。故皇太子谥曰戾,置奉邑二百家。史良娣曰戾夫人,置守冢三十家。园置长丞,周卫奉守如法。

.

Kinh Lễ nói:"Vi nhân hậu giả, vi chi tử dã". Cho nên thân sinh phụ mẫu nếu đã bị hàng vị, thì không nên tự tôn hiệu cùng hưởng tế, đây là cựu lệ của tổ tông. Nay bệ hạ là người thừa tự của Hiếu Chiêu Đế-Hậu, kế thừa tổ tông đại tế, càng không thể vượt quá quy định của tổ tông. Muốn kính cẩn hành sự, nên y theo Hiếu Chiêu hoàng đế định: Cố Thái tử lập mộ ở huyện Hồ, mộ của Sử lương đệ lập ở phía bắc Bác Vọng uyển, lăng mộ của Sử hoàng tôn ở phía Bắc của Quảng Minh.

Thụy pháp viết:"Thụy giả, hành chi tích dã". Thần xin nghị truy tôn thụy hiệu cho Sử hoàng tôn là Điệu, Vương phu nhân tức là Điệu hậu, đối chiếu quy cách của Chư hầu Vương để thành lập viên tẩm, phối trí thái ấp cung phụng 300 hộ. Cố Hoàng thái tử thụy là Lệ, phối trí thái ấp cung phụng là 200 hộ. Sử lương đệ thụy là Lệ phu nhân, bố trí thái ấp cung phụng cho mộ là 30 hộ. Viên tẩm từng vị nên thiết trí Trưởng thừa, Chu vệ phòng thủ đều như chế pháp đã định.

— Lời tấu nghị truy tặng cho gia đình Lệ Thái tử

Năm Nguyên Khang nguyên niên (65 TCN), Thừa tướng Ngụy Tương dâng tấu sớ nói:"Kinh Lễ viết:'Phụ vi sĩ, tử vi thiên tử, tế dĩ thiên tử'. Điệu viên nên thượng tôn làm Hoàng khảo, lập Miếu, ở trong lăng viên thành lập tẩm điện, dùng lễ nghi Thiên tử mà cúng bái. Gia tăng hộ cung phụng thành 1.800 hộ, thiết trí Phụng Minh huyện. Tôn Lệ phu nhân làm Lệ hậu, thiết trí lăng viên cùng thái ấp cung phụng lên 300 hộ"[9][10].

Người nhà họ Sử theo đó cũng được danh vọng. Cháu trai của bà, con trai của người anh Sử Cung là Sử Cao (史高) được Hán Tuyên Đế phong làm Lạc Lăng hầu (樂陵侯), Sử Tằng (史曾) làm Tương Lăng hầu (将陵侯), Sử Huyền (史玄) làm Bình Đài hầu (平台侯). Ngoài ra thì con trai Sử Cao là Sử Đan (史丹), vì có công khuyên Hán Nguyên Đế giữ lại địa vị Thái tử cho Hán Thành Đế mà được Thành Đế tín nhiệm, cũng được phong làm Vũ Dương hầu (武阳侯)[11].

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Nay là thành phố Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông
  2. ^ 《史记·建元以来侯者年表》载: 平台(侯国名) 史子叔。集解名玄。以宣帝大母家封为侯,二千五百户。卫太子时,史氏内一女于太子,嫁一女鲁王,今见鲁王亦史氏外孙也。外家有亲,以故贵,数得赏赐。
  3. ^ 《汉书·卷九十七上·外戚传第六十七上》: 卫太子史良娣,宣帝祖母也。
  4. ^ 《漢書·捲九十七上·外慼傳第六十七上》: 太子有妃,有良娣,有孺子,妻、妾凡三等,子皆稱皇孫。
  5. ^ 《漢書·捲九十七上·外慼傳第六十七上》:以元鼎四年入為良娣,生男進,號史皇孫。
  6. ^ 班固《汉书 武五子传》载:初,太子有三男一女,女者平舆侯嗣子尚焉。及太子败,皆同时遇害。卫后、史良悌葬长安城南。
  7. ^ 班固《汉书 宣帝纪》载:六月,诏曰:“故皇太子在湖,未有号谥、岁时祠。其议谥,置园邑。”
  8. ^ 班固《汉书 武五子传》载:太子有遗孙一人,史皇孙子,王夫人男,年十八即尊位,是为孝宣帝,帝初即位,下诏曰:“故皇太子在湖,未有号谥,岁时祠,其议谥,置园邑。”有司奏请;“《礼》‘为人后者,为之子也’,故降其父母不得祭,尊祖之义也。陛下为孝昭帝后,承祖宗之祀,制礼不逾闲。谨行视孝昭帝所为故皇太子起位在湖,史良娣冢在博望苑北,亲史皇孙位在广明郭北。谥法曰‘谥者,行之迹也’,愚以为亲谥宜曰悼,母曰悼后,比诸侯王国,置奉邑三百家。故皇太子谥曰戾,置奉邑二百家。史良娣曰戾夫人,置守冢三十家。园置长丞,周卫奉守如法。”以湖阌乡邪里聚为戾园,长安白亭东为戾后园,广明成乡为悼园。皆改葬焉。
  9. ^ 《漢書·武五子传》:後八歲,有司復言:「《禮》『父為士,子為天子,祭以天子』。悼園宜稱尊號曰皇考,立廟,因園為寢,以時薦享焉。益奉園民滿千六百家,以為奉明縣。尊戾夫人曰戾后,置園奉邑,及益戾園各滿三百家。」
  10. ^ 《漢書·宣帝纪》:夏五月,立皇考庙。益奉明园户为奉明县。
  11. ^ 《漢書·捲九十七上·外慼傳第六十七上》: 後曾孫收養於掖庭,遂登至尊位,是為宣帝。而貞君及恭已死,恭三子皆以舊恩封。長子高為樂陵侯,曾為將陵侯,玄為平臺侯,及高子丹以功德封武陽侯,侯者凡四人。高至大司馬車騎將軍,丹左將軍,自有傳。
  • x
  • t
  • s
Hoàng hậu Tây Hán
Hán Cao Tổ
Hán Huệ Đế
Hiếu Huệ hoàng hậu Trương Yên
Hán Hậu Thiếu Đế
Hoàng hậu Lã thị *
Hán Văn Đế
Hiếu Văn hoàng hậu Đậu Y Phòng
Hán Cảnh Đế
Hoàng hậu Bạc thị # - Hiếu Cảnh hoàng hậu Vương Chí
Hán Vũ Đế
Hán Chiêu Đế
Hiếu Chiêu hoàng hậu Thượng Quan thị
Hán Tuyên Đế
Cung Ai hoàng hậu Hứa Bình Quân - Hoàng hậu Hoắc Thành Quân # - Hiếu Tuyên hoàng hậu Vương thị
Hán Nguyên Đế
Hán Thành Đế
Hoàng hậu Hứa thị # - Hiếu Thành hoàng hậu Triệu Phi Yến *
Hán Ai Đế
Hán Bình Đế
Hiếu Bình hoàng hậu Vương thị
Hoàng hậu nhà Tân
Vương Mãng
Hiếu Mục hoàng hậu Vương thị - Hoàng hậu Sử thị
Hoàng hậu Đông Hán
Hán Quang Vũ Đế
Hán Minh Đế
Hán Chương Đế
Chương Đức hoàng hậu Đậu thị ~
Hán Hòa Đế
Hoàng hậu Âm thị # - Hòa Hi hoàng hậu Đặng Tuy ~
Hán An Đế
An Tư hoàng hậu Diêm Cơ ~
Hán Thuận Đế
Thuận Liệt hoàng hậu Lương Nạp ~
Hán Hoàn Đế
Hán Linh Đế
Hoàng hậu Tống thị # - Linh Tư hoàng hậu Hà thị ~
Hán Hiến Đế
Hoàng hậu Phục Thọ # - Hiến Mục hoàng hậu Tào Tiết
Hoàng hậu, Hoàng thái hậu
truy phong hoặc tôn phong
Thái Thượng Hoàng
Hán Cao Tổ
Hán Vũ Đế
Hiếu Vũ hoàng hậu Lý thị - Hoàng thái hậu Triệu thị
Lệ thái tử
Lệ hoàng hậu Sử thị
Điệu hoàng khảo
Hán Nguyên Đế
Hoàng thái thái hậu Phó thị *
Hán Cung Hoàng
Hán Chương Đế
Cung Hoài hoàng hậu Lương thị * - Kính Ẩn hoàng hậu Tống thị *
Hán Đức Hoàng
Hán An Đế
Cung Mẫn hoàng hậu Lý thị *
Hán Mục Hoàng
Hiếu Mục hoàng hậu Triệu thị
Hán Sùng Hoàng
Hán Nguyên Hoàng
Hiếu Nguyên hoàng hậu Hạ thị
Hán Nhân Hoàng
Hiếu Nhân hoàng hậu Đổng thị
Hán Linh Đế
Linh Hoài hoàng hậu Vương Vinh
Chính thất khác của Hoàng đế
Hán Huệ Đế
Thái tử phi
Hán Văn Đế
Đại vương hậu
Hải Hôn hầu
Hán Cung Hoàng
Định Đào vương hậu Trương thị
Nhũ Tử Anh
Đích phu nhân Vương thị
Hán Đức Hoàng
Cam Lăng Đại Quý nhân Cảnh thị
Đông Hán Thiếu Đế
Hoằng Nông vương phi Đường thị
Sinh mẫu khác của Hoàng đế
Hán Tiền Thiếu Đế
Mỹ nhân Mỗ thị
Hán Bình Đế
Trung Sơn Hiếu vương hậu Vệ thị
Hán Canh Thủy Đế
Hà thị
Hán Quang Vũ Đế
Phàn Nhàn Đô
Hán Chương Đế
Quý nhân Giả thị
Hán Mục Hoàng
Quý nhân Điền thị
Hán Xung Đế
Hiến Viên Quý nhân Ngu thị
Hán Chất Đế
Bột Hải Hiếu vương phi Trần thị
Chú thích: # Bị phế khi đang tại vị; * Không bị phế khi còn sống nhưng bị tước tư cách Hoàng hậu vào các đời sau; ~ Những vị lâm triều thính chính