Sở Dục Hùng

Sở Dục Hùng
楚鬻熊
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Sở
Tiền nhiệmKhông có (Quân chủ lập quốc)
Kế nhiệmSở Hùng Lệ
Thông tin chung
Mất
Trung Quốc
Hậu duệSở Hùng Lệ
Tên húy
Hùng Tảo
Chính quyềnnước Sở
Thân phụHùng Tuấn

Sở Dục Hùng (chữ Hán: 楚鬻熊), còn đọc là Chúc Hùng, hay Huyệt Hùng (穴熊), lại có tên là Quý Liên (季连), được xem là người đặt nền móng của nước Sở - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Tổ tiên

Theo huyền sử, tổ tiên ông là dòng dõi Đế Chuyên Húc, một trong Ngũ Đế, Chuyên Húc sinh Xứng, Xứng sinh Quyển Chương, Quyển Chương sinh Trọng Lê và Ngô Hồi. Trọng LêNgô Hồi đều làm quan dưới triều Đế Khốc, do lập được công dẹp loạn Cộng công nên được phong làm Hỏa thần, tức Chúc Dung.

Ngô Hồi sinh Lục Chung, Lục Chung có sáu người con là Côn Ngô, Tham Hồ, Bành Tổ, Hội Nhân, Tào An và Quý Liên. Quý Liên lập ra họ Mị, còn gọi là Hùng[1]. Quý Liên được xem là tiên tổ của các vua Sở sau này.[2]

Sự nghiệp

Sau Quý Liên sinh Phụ Tự, Phụ Tự sinh Huyệt Hùng. Hậu duệ của Huyệt Hùng làm dân thường ở rải rác khắp nhân gian, đến đời Dục Hùng ở vào cuối thời kỳ Thương Ân từng làm thủ lĩnh của bộ lạc ở phía nam Triều Ca. Dục Hùng thấy vua Trụ vô đạo đã chạy sang nước Chu theo phò tá Tây Bá Hầu Cơ Quý Lịch, ông từng là thầy dạy học của Chu Văn Vương. Do có công trong việc tiêu diệt nhà Thương nên được phong cho đất Kinh, con ông là Hùng Lệ và cháu ông là Hùng Cuồng đều được phong khanh sĩ trong triều Chu.

Không rõ năm sinh và mất của ông. Sau khi ông chết, con là Hùng Lệ thế tập.

Chú thích

  1. ^ Âm đọc là "Mị", ý là "Hùng" ().
  2. ^ Sử ký Tư Mã Thiên, mục "Sở thế gia".

Liên kết ngoài

Hình tượng sơ khai Bài viết nhân vật hoàng gia trong lịch sử Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Các đời vua nước Sở
thời Sơ kỳ
Dục Hùng • Hùng Lệ • Hùng Cuồng
thời Trung kỳ
thời Vương quốc
thời Hán Sở

  • Chư hầu lớn thời Chu
  • Tấn
  • Sở
  • Khương Tề
  • Tần
  • Yên
  • Vệ
  • Trịnh
  • Tống
  • Trần
  • Lỗ
  • Ngô
  • Sái
  • Tào
  • Kỷ
  • Hứa
  • Đằng
  • Hình
  • Trâu
  • Cử
  • Tây Quắc
  • Hàn
  • Triệu
  • Ngụy
  • Điền Tề
  • Việt
  • Tây Chu
  • Đông Chu