Sân vận động Ninh Bình

Sân vận động Ninh Bình
Sân vận động Ninh Bình năm 2024
Tên cũSân vận động Tràng An
Vị tríTân Thành, Thành phố Ninh Bình, Ninh Bình, Việt Nam
Chủ sở hữuSở Văn hóa, Thể thao tỉnh Ninh Bình
Sức chứa22.000
Sửa chữa2003
Sử dụng
Xi măng The Vissai Ninh Bình (2007–2015)
Công An Nhân Dân (2022)
Bản mẫu:Phù Đổng Ninh Bình (2023–)

Sân vận động Ninh Bình (còn được gọi với tên cũ là Sân vận động Tràng An) nằm trên địa bàn phường Tân Thành của thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Sân nằm cách Hà Nội 93 km và kề ngay sát Quốc lộ 1. Toàn bộ sân có trên 22.000 chỗ ngồi, khán đài A của sân có 2 tầng với kết cấu mái che bằng thép. Đây là sân bóng đá lớn đạt tiêu chuẩn SEA Games, và từng là một trong những sân vận động hiện đại bậc nhất Việt Nam.[1] Sân vận động Ninh Bình trước đó là sân nhà của đội bóng Hạng Nhất Câu lạc bộ bóng đá Công An Nhân Dân và đến mùa giải 2022-23, sau khi lên chơi tại V.League, CLB chuyển sang dùng sân Hàng Đẫy làm sân nhà. Hiện tại, đây là sân nhà của đội bóng Hạng Nhất Phù Đổng Ninh Bình sau khi sân vận động Thanh Trì được Công An Hà Nội sử dụng để làm công tác đào tạo trẻ

Lịch sử

Tiền thân của sân vận động Ninh Bình là bãi Bờ Lăng cũ. Năm 2003, do sân là một trong những sân vận động tại Việt Nam được chọn là sân dự bị cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 nên mặt sân đã được tu sửa, hệ thống đèn chiếu sáng được nâng cấp. Sau đó, sân được giao cho Sở Thể dục Thể thao Ninh Bình (cũ) quản lý sử dụng từ năm 2003 đến 2007. Đến năm 2009, UBND tỉnh Ninh Bình giao sân cho CLB Bóng đá Xi măng The Vissai Ninh Bình quản lý, sử dụng và làm sân thi đấu chính thức của CLB này tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam (V.League).[2]

Năm 2014, sau khi đội bóng Xi măng The Vissai Ninh Bình giải thể, sân vận động này được bàn giao lại cho Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Ninh Bình quản lý, sau đó chuyển cho Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Ninh Bình từ năm 2016. Tuy nhiên, sân vận động đã bị bỏ hoang cho đến thời điểm hiện tại.[1]

Tháng 7 năm 2021, sân vận động đang được cải tạo lại mặt sân và sửa chữa những hạng mục đã xuống cấp. Đây là sân nhà của Câu lạc bộ bóng đá Công An Nhân Dân sau khi cải tạo hoàn tất.[3]

Từ năm 2023, sân vận động được dùng làm sân nhà của Câu lạc bộ bóng đá Phù Đổng Ninh Bình.

Sự kiện

  • Chung kết Cúp quốc gia Việt Nam 2007
  • Giải bóng đá Ninh Bình mở rộng 2008
  • Giải bóng đá hạng nhất quốc gia Việt Nam: 2007-2009
  • Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam: 2009-2015
  • Giải bóng đá hạng nhất quốc gia Việt Nam: 2022-nay
  • Asian Students Games 2036: Điền kinh, Chung kết bóng đá nam và lễ bế mạc
  • Asian Students Para Games 2036: Điền Kinh, Lễ Khai mạc và lễ bế mạc.

Thư viện ảnh

Tham khảo

  1. ^ a b Hồng Quân (17 tháng 2 năm 2019). “Sớm đưa sân vận động Ninh Bình vào hoạt động hiệu quả”. Nhân Dân điện tử.
  2. ^ Thái Bá (22 tháng 7 năm 2018). “Sân bóng đá trăm tỷ đồng ở Ninh Bình giờ ra sao?”. Dân Trí.
  3. ^ Nguyễn Trường (29 tháng 7 năm 2021). “Sân vận động sức chứa 22.000 chỗ bỏ hoang nhiều năm đang được cải tạo lại”. Lao Động Online.

Liên kết ngoài

  • Vinakansai tài trợ Cúp bóng đá quốc gia[liên kết hỏng]
  • Quyết định chọn sân Ninh Bình cho SEA Games 22[liên kết hỏng])
  • x
  • t
  • s
Các công trình thể thaoViệt Nam
Sân vận động
Đang hoạt động
Ngừng hoạt động
Nhà thi đấu
Trường đua
Trang Commons Hình ảnh Thể loại Thể loại
Hình tượng sơ khai Bài viết về những kiến trúc tiêu biểu tại Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s